TP.HCM kiến nghị Trung ương hỗ trợ 2.900 tỷ đồng làm cao tốc Mộc Bài
PV - 07/04/2023 | 7:54 (GTM + 7)
TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận bổ sung ngân sách Trung ương khoảng 2.900 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng làm cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa ký văn bản báo cáo Thủ tướng về tình hình các dự án cao tốc đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), trong đó có tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Theo đó, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận bổ sung khoảng 2.900 tỷ đồng từ ngân sách trung ương hỗ trợ cho phần vốn nhà nước trong dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài để phân bổ cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của hai địa phương.
Thành phố cũng kiến nghị Thủ tướng cho điều chỉnh một phần hướng tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, để không ảnh hưởng các khu đất quân đội ở huyện Củ Chi.
Dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài dài khoảng 50 km, bắt đầu từ điểm giao tỉnh lộ 15 với Vành đai 3, kết nối với quốc lộ 22 ở huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh). Đầu tư giai đoạn một với quy mô 4 làn xe, vận tốc 120 km/h.
Tuyến đường sẽ thực hiện theo phương thức PPP, hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 16.729 tỉ đồng. Trong đó nhà đầu tư bỏ ra khoảng 9.300 tỉ đồng, gồm: Chi phí xây lắp khoảng 6.355 tỉ đồng và 2.941 tỉ đồng tiền quản lý, tư vấn, dự phòng và lãi vay.
TP.HCM và Tây Ninh sẽ chi 7.433 tỉ đồng ngân sách để bồi thường, giải phóng mặt bằng (trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là 5.901 tỉ đồng và Tây Ninh là 1.532 tỉ đồng).
TP.HCM được giao là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án. Hội đồng thẩm định liên ngành đang thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, sau đó trình Thủ tướng xem xét quyết định chủ trương đầu tư.
Thành phố dự kiến các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án sẽ hoàn thành quý III/2023, sau đó chọn nhà đầu tư ký kết hợp đồng vào quý II/2024.
Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện từ quý IV/2023 đến quý III/2025. Công trình được thi công hoàn thành trong ba năm, từ 2024 đến 2027.
Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài sau khi hoàn thành sẽ giúp tăng năng lực khai thác đường liên vận quốc tế nối TP.HCM với Campuchia, đồng thời phá thế độc đạo của quốc lộ 22 nối thành phố với Tây Ninh.
Câu chuyện đỗ xe ô tô tại đô thị lớn như Hà Nội luôn là vấn đề nóng được nhiều người quan tâm. Vừa qua, VOV Giao thông lại liên tục nhận được phản ánh của các tài xế và người dân về nhiều vấn đề xoay quanh việc trông giữ xe ô tô tại phố Hào Nam (Đống Đa, Hà Nội).
Thời gian gần đây, không ít địa phương tranh thủ nhà trường để yêu cầu phụ huynh cài đặt phần mềm iHanoi, thậm chí giáo viên chủ nhiệm còn được yêu cầu gọi điện cho phụ huynh để xác nhận việc đã cài đặt phần mềm này và lấy đó làm cơ sở báo cáo chỉ tiêu, số liệu.
Quốc lộ 5 - Tuyến đường bộ huyết mạch khu vực phía Bắc, nối liền giữa Hà Nội và Hải Phòng dự kiến sẽ có đường trên cao. Đây là đề xuất của Sở GTVT tỉnh Hải Dương nhằm ứng phó với tình trạng mãn tải (lưu lượng xe vượt 6 lần lưu lượng thiết kế), nguy cơ TNGT cao trên Quốc lộ này.
Bộ Công an đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó, Ban soạn thảo đã đề xuất tăng gấp 6 lần mức phạt đối với người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ.
Bên cạnh Học viện Cán bộ TP.HCM (quận Bình Thạnh) là 1 con đường được xây dựng khang trang có cây xanh lại nằm dọc bờ kênh rạch vô cùng thơ mộng, tuy nhiên con đường này lại đang trở thành nơi để tập kết và chất rác thải chất đống từ 1 bãi rác gần đó.
Ngày 15 tháng 10 âm lịch hằng năm là Lễ Ooc-Om-Bok của đồng bào Khmer Nam Bộ. Dưới ánh trăng ngà, lễ vật được trang trọng dâng lên cúng bái các vị thần linh, cầu mong mưa thuận gió hòa. Cùng với các món ngon bình dị thì cốm dẹp trộn dừa là món chính.
Theo số liệu thống kê từ Ban An toàn giao thông TP.HCM, trong 10 tháng đầu năm 2024, trên toàn địa bàn thành phố đã xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm chết 381 người và làm bị thương 768 người. Trong đó, số người thương vong ở độ tuổi học sinh là không hề nhỏ.