Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Rác thải nhựa đô thị: Vẫn nan giải chuyện thu gom, tái chế

Kênh VOV Giao thông: Thứ bảy 08/07/2023, 10:38 (GMT+7)

Với khoảng 3,1 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường mỗi năm và con số này vẫn tiếp tục gia tăng, Việt Nam trở thành một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới.

Riêng tại 2 đô thị lớn là TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày đưa ra môi trường lên đến 80 tấn và Chỉ có 10% trong số đó được tái chế.  

Diễn đàn 91, 16h00-17h00 thứ 7 (08/7/2023) trực tiếp trên VOVGT FM91 và VOVGT.VN với chủ đề: "Rác thải nhựa đô thị: Vẫn nan giải chuyện thu gom, tái chế". 

Với sự tham gia của các khách mời: Ông Nguyễn Thi, Chuyên viên chính, Vụ Pháp Chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Hội nhựa tái sinh, Hiệp Hội nhựa Việt Nam.

 

Năng lực thu gom, tái chế rác thải nhựa còn hạn chế

Rác thải nhựa là những sản phẩm được làm từ nhựa đã qua sử dụng với  đặc tính khó phân hủy, ngay cả khi được chôn trong lòng đất, chúng vẫn có thể tồn tại hằng trăm năm, thậm chí là hàng ngàn năm. Rác thải nhựa, đặc biệt là nhựa dùng một lần và túi nilong đang trở thành mối đe dọa đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Tuy nhiên, vấn đề thu gom, phân loại rác thải nhựa tại các đô thị vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế.

Anh Vũ Đức Chung- trưởng nhóm Tagom- một nhóm môi trường với nhiều hoạt động thu gom rác đánh giá: "Hiện tại ở Việt Nam vẫn đang đi thu gom thông qua các trung gian rất nhỏ từ người thu ve chai, đến trung gian thu mua, rồi mới đến các điểm tập kết và mới đi vào nhà máy nên nhiều khâu như vậy sẽ làm cho chi phí rất cao. Vì người dân VN không chủ động trong việc phân loại, họ cứ phải chờ người khác đến lấy của mình thành ra để tập hợp được số lượng lớn sẽ rất tốn chi phí nên tôi nghĩ rằng rác nhựa của VN chưa được tận dụng hết".

Có thể thấy, Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. Rõ nét nhất chính là điểm nhấn vào năm 2020, khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.

Ảnh minh họa 

Ảnh minh họa 

Tuy nhiên, từ thời điểm hiện nay tới mốc ngày 31-12-2024 khi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải áp dụng chế tài nhằm thúc đẩy việc phân loại rác tại nguồn thì thời gian không còn nhiều, nên việc phải tập trung cho khâu phân loại, thu gom từ bây giờ là rất cần thiết.

Bà Trần Thị Hoa, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh Green HUB cho biết: "Thời điểm này khá thuận lợi cho công tác thu gom vì các chương trình hỗ trợ tương đối đồng loạt từ nhiều bên, mặc dù rõ ràng là vẫn chưa đủ, vẫn còn nhiều cái khó, đó là câu chuyện đồng bộ từ vừa chính sách, công nghệ, vừa truyền thông... tất cả mọi thứ đều cần rất đồng bộ.

Khu vực đô thị, đông dân cư có nhiều điều kiện, có sẵn 1 hệ thống thu gom rồi, giờ chỉ cần điều chỉnh, thì một số tỉnh thành phố lớn đã có sự chuẩn bị rồi. Ví dụ như ở Hà Nội, từ Sở TN-MT, công ty MTDT Urenco đã vào cuộc, những mô hình điểm đã bắt đầu đi vào dân cư, bắt đầu người dân thực hiện phân loại rác. Nhưng rõ ràng nó mới đang dừng ở 1 số dòng rác có giá trị tái chế, bán được, thu được tiền".

Ngành công nghiệp tái chế ra đời được xem là giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tình trạng rác thải ra ngoài môi trường. Đây còn là một bước đột phá mở ra triển vọng mới cho ngành công nghiệp sạch, khi mà ở thời điểm hiện tại các biện pháp để thay thế các sản phẩm từ nhựa dùng một lần chưa thật sự khả quan và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao.

Ngành công nghiệp tái chế của Việt Nam dù đã tồn tại 30-40 năm qua nhưng vẫn èo uột, manh mún, chủ yếu hoạt động theo quy mô hộ gia đình, làng nghề thủ công nên để có theo kịp với những cam kết và mục tiêu tuần hoàn rác nhựa trong thời gian tới, Tái chế là công đoạn bắt buộc phải được đầu tư tại Việt Nam.

Bà Đặng Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN cho biết: "Việc quan tâm đến thu gom tái chế rác thải nhựa dùng 1 lần đã được quan tâm nhưng chưa được hoàn toàn là tích cực, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu giảm thải rác thải nhựa trong tương lai. Chúng ta chưa áp dụng theo luật vấn đề áp dụng phân loại rác thải tại nguồn nên từ trước tới nay việc tận dụng rác thải nhựa phần lớn là nhờ những người thu gom đồng nát...

Trong tương lai có áp dụng việc phân loại rác tại nguồn thì việc thu gom sẽ thay đổi, sẽ không chỉ dựa vào lực lượng thu gom đồng nát mà chúng ta còn lồng ghép với nó là hình thức xử phạt nặng đối với trường hợp không phân loại rác và làm cho lượng rác không được thu hồi, tái chế, tái sử dụng".

Trách nhiệm của nhà sản xuất

Rác thải nhựa hiện đang là nỗi lo lớn

Rác thải nhựa hiện đang là nỗi lo lớn

Các sản phẩm từ ngành công nghiệp nhựa mang lại giá trị lợi nhuận và sự tiện ích khổng lồ cho con người. Chính vì thế, tâm thế sẵn sàng ưu tiên  của các quốc gia cho những lợi ích vì môi trường chưa đủ lớn để có thể mang đến sự chuyển biến mạnh mẽ.

Vụ bê bối lớn của tập đoàn thời trang HM gần đây là một ví dụ khi hãng này được cho là đã quảng cáo sai sự thật về chiến dịch bảo vệ môi trường của mình, giả danh hãng thời trang xanh để đánh bóng thương hiệu bằng quyên góp quần áo cũ để tái chế nhưng thực chất là đem bán lại ở các nước nghèo Châu Phi hoặc mang đi đốt. .. Sau khi bị tố giác, đại diện tập đoàn HM đã thừa nhận việc tái chế cần sự đầu tư tốn kém và có rất nhiều khó khăn.

Quay trở lại với thực tế tại Việt Nam, ngành công nghiệp tái chế còn quá non yếu liệu có gánh được áp lực phát triển kinh tế, xã hội và các vấn đề môi trường phát sinh như hiện nay? Khó khăn là điều khó tránh khỏi, nhưng không thể không làm.

Ông Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc công ty Cổ phần Vietcycle – một công ty hoạt động lâu năm trong ngành tái chế chia sẻ động lực để không từ bỏ công việc biết là còn nhiều thử thách này: "Doanh nghiệp tái chế bị gắn cho 1 cái tiếng rất xấu là mình làm tái chế phát thải ra môi trường, làm ô nhiễm môi trường thứ cấp chẳng hạn, dư luận không hưởng ứng, phê phán, kỳ thị, nên mình có động lực chứng minh rằng ngành nghề này không phải gây ô nhiễm mà là giảm thiểu ô nhiễm.

Hai là mong muốn anh em gắn kết với nhau, làm sao mà xây dựng và chứng minh được ngành nghề của mình tạo ra được công ăn việc làm, góp sức để ngành nghề của mình đỡ mang tiếng và làm cho môi trường tốt đẹp hơn. Xây dựng được nhà máy tiêu chuẩn để mọi người nhìn nhận là tái chế là có lợi ích cho xã hội, môi trường chứ không phải tái chế là gây ô nhiễm môi trường".

Sau khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, rất nhiều chính sách và các hoạt động về môi trường tại Việt Nam đạt được bước tiến và chuyển mình tích cực.

Bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng cho rằng sự Kết nối và phối hợp  chính là yếu tố tạo nên hiệu quả thực chất hơn cho các hoạt động môi trường tại Việt Nam hiện nay: "Khi có các chính sách này ra đời thì có động lực cho các bên rất nhiều, phối hợp để tìm ra nhiều sáng kiến ở nhiều cấp khác nhau, có nhiều cơ hội kết nối, giới thiệu nhiều nhóm xã hội, doanh nghiệp xanh,  giảm rác nhựa, làm tái chế để kết nối".

Ngoài ra, để những hoạt động môi trường thêm bền vững và có sự phát triển về chiều sâu trong thời gian tới, hoạt động giáo dục môi trường từ các cấp học ngày càng được chú trọng và chính thức hơn. 

TS Bùi Thị Thanh Hương– Chuyên gia giáo dục môi trường Khoa Các Khoa học liên ngành – ĐH Quốc gia HN phân tích: "Trước năm 2022 thì gần như mới chỉ dừng lại ở các phong trào, các hoạt động bề nổi của Đoàn, Đội thanh niên trong các trường học, còn bây giờ nó được đưa vào thành chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của các trường.

Ngày trước mọi người quan niệm chỉ cho rằng đây là 1 hoạt động thêm về đạo đức, kỹ năng rèn luyện của các học sinh, còn bây giờ nó là điều kiện bắt buộc. Ví dụ sắp tới, ở bậc học mầm non sẽ có yêu cầu hạn chế sử dụng rác nhựa 1 lần, sẽ có những quy định rất rõ, những trường mầm non nào nếu sử dụng rác nhựa 1 lần sẽ không được công nhận là trường chuẩn quốc gia".

Ngoài ra, nhiều chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực môi trường cũng nhấn mạnh yếu tố TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ SẢN XUẤT đối với rác thải sẽ giúp mọi doanh nghiệp  có được nhận thức đầy đủ về trách nhiệm thu gom, tái chế và xử lý chất thải. Từ quy định này, trong tương lai gần, tại Việt Nam sẽ xuất hiện mô hình phân phối mới là tái nạp – một mô hình được đánh giá là mới lạ, hiệu quả để hành trình đi tới mục tiêu tuần hoàn rác thải nhựa của chúng ta có thể rút ngắn hơn. 

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ tai nạn gây chết người tại hầm chui Kim Liên

Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ tai nạn gây chết người tại hầm chui Kim Liên

Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an Quận Đống Đa (Hà Nội) cần tìm nhân chứng biết về vụ tai nạn giao thông xảy ra tại hầm Kim Liên vào ngày 05/05 vừa qua, khiến người điều khiển xe máy bị chấn thương sọ não, sau đó tử vong.

Đèn giao thông: Muốn thông minh... cũng khó

Đèn giao thông: Muốn thông minh... cũng khó

Như VOVGT đã thông tin, sau một thời gian thí điểm bỏ bộ đèn đếm ngược tại nút giao Võ Chí Công - Xuân La, Võ Chí Công - Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ, Hà Nội) để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh, Hà Nội đã khôi phục lại bộ đèn đếm ngược tại những nút giao này.

Xuyên đêm di dời hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị khởi công tuyến Metro số 2

Xuyên đêm di dời hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị khởi công tuyến Metro số 2

Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật của dự án Tuyến Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) được triển khai đồng loạt từ tháng cuối tháng 3 năm 2024.

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Kỳ thi vào lớp 10 THPT đang tới gần. Đây có thể coi là giai đoạn mang tính bản lề với hành trình trưởng thành của học sinh cuối cấp THCS. Đối thoại hôm nay sẽ tập trung bàn luận về câu chuyện: đâu đó có những học sinh được gợi ý không thi vào THPT, thay bằng những lựa chọn khác.

Từ TP.HCM ra Côn Đảo có thêm lựa chọn đường biển

Từ TP.HCM ra Côn Đảo có thêm lựa chọn đường biển

Sáng 13/5, tại Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, tuyến hải trình bằng tàu cao tốc từ TP.HCM chính thức được khai trương và đi vào hoạt động sau một thời gian dài nghiên cứu, chuẩn bị.

Có nên giảm mức phạt tù với người chưa thành niên phạm tội?

Có nên giảm mức phạt tù với người chưa thành niên phạm tội?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa xem xét, cho ý kiến dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, do Bộ Tư pháp soạn thảo. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Tư pháp đã đề xuất mở rộng trường hợp người chưa thành niên bị phạt tù được cho hưởng án treo, giảm mức hình phạt tù cao nhất.

Báo cáo Chính phủ kết quả thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Báo cáo Chính phủ kết quả thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa tiếp tục yêu cầu NHNN nước thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.