Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Quỹ bình ổn xăng dầu, đã đến lúc “dỡ bỏ”? (Phần 1)

Như Ngọc - Thùy Linh : Thứ năm 11/04/2024, 19:24 (GMT+7)

Sau 14 năm vận hành quỹ có những ưu nhược điểm gì? Đã đến lúc cần dừng lại và chuyển đổi sang cách thức quản lý xăng dầu khác chưa?

Sau 14 năm vận hành quỹ bình ổn giá xăng dầu (QBOG) kể từ khi Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực, cùng với việc sửa đổi và ban hành Nghị định mới thay thế (là Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP) - và hiện nay đang sửa đổi Nghị định thay thế Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu.

Theo ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, bối cảnh giai đoạn vừa qua khi giá xăng dầu thế giới nhiều biến động, việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả, tạo bước đệm bình ổn giá và không để giá nhiên liệu trong nước tăng sốc: 

"Hiện giá xăng dầu của nước ta, việc tính toán và điều hành theo giá xăng dầu thế giới. Mà giá thế giới chúng ta biết rồi, nó luôn luôn có những biến động bất thường và rất khó lường, không chỉ do các yếu tố cung cầu mà còn có cả yếu tố địa chính trị tác động. Để ngăn ngừa tác động tự phát của giá thế giới vào giá thị trường trong nước thì trong các biện pháp điều hành có hình thành quỹ bình ổn giá xăng dầu để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Còn chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định Nhà nước vẫn coi xăng dầu là mặt hàng chiến lược quan trọng phải đảm bảo bình ổn cũng như đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Do đó việc vận hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu thời gian qua là để nhà nước có thể tham gia vào hoạt động điều tiết của thị trường xăng dầu. Dù chúng ta có nhiều chính sách để điều tiết như thuế hay định mức, cách thức tính toán giá để điều tiết thị trường nhưng cũng rất khó khi áp dụng vào xăng dầu. Ví dụ muốn can thiệp để hạ giá ngay được thì cần một lực lượng tài chính để can thiệp kịp thời.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nêu ví dụ về việc này: "Trong thực tế năm 2022 khi giá xăng dầu thế giới tăng vọt ngay những tháng đầu năm tăng 30-40%. Thực tế nó là cái tăng đột biến sau xung đột chính trị và sau đó có giảm. Nhưng chúng ta biết rằng ngay lúc đó với việc sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu can thiệp vào giá thị trường đã làm cho tốc độ tăng trưởng của giá xăng dầu trong nước chậm hơn tốc độ tăng trưởng của giá xăng dầu thế giới. Đánh giá là chậm hơn 12% so với mức tăng của thế giới. Như vậy trong khoảng 2-3 tháng ta đã có thể hỗ trợ cho giá xăng dầu tăng chậm hơn. Từ đó đem lại lợi ích cho hoạt động nền kinh tế tương đối ổn định hơn"

Còn lật ngược lại sự ra đời Quỹ bình ổn giá xăng dầu, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong ghi nhận bối cảnh ra đời của Quỹ bình ổn giá xăng dầu là do yêu cầu về đảm bảo sự ổn định giá xăng dầu trong bối cảnh có nhiều biến động.

Tuy nhiên, ông đánh giá cơ sở lý luận thực tiễn cho sự hình thành quỹ này chưa thực sự chín muồi. Nó chỉ kế thừa kinh nghiệm của một quỹ bình ổn giá thời kỳ đầu đổi mới chúng ta đã có và sau đó đã bỏ. Nó không dựa trên bất kỳ kinh nghiệm nào khác, kể cả của thế giới.

"Thực chất quỹ này chỉ là một dạng ghi sổ các chủ đầu mối xăng dầu lớn là quản lý giá khi mà mua vào hoặc bán ra là đều thực hiện các hoạt động và trích lập quỹ bình ổn này mà không phải là quỹ tập trung, không có hệ thống hạ tầng riêng biệt. Cơ chế quản lý hóa đơn giản chỉ là doanh nghiệp tự thu tự chi và sau đó báo cáo cho các tổ liên ngành cũng như cơ quan chức năng để họ xem xét. Thứ hai, thế hệ mà hoạt động của nó là hoàn toàn dựa theo cái chỉ đạo của tổ liên ngành khi quyết định trích lập, hay xả quỹ  với một thời gian cũng như là mức độ xả như nhau. Điều này nó cho thấy rằng là cái cơ chế đó rất bất cập", TS Nguyễn Minh Phong cho biết.

Từ 4/1/2024 đến nay, giá xăng có 8 lần tăng, 6 lần giảm. Còn dầu diesel có 9 lần tăng, 6 giảm. Hiện mỗi lít RON 95-III đắt hơn 2.890 đồng, còn dầu thêm 1.620 đồng so với đầu năm. Tương ứng, giá xăng tăng 13%, dầu tăng 8% trong giai đoạn này.

Dù vậy, từ kỳ điều hành ngày 23/10 năm ngoái đến nay, nhà chức trách liên tục không chi sử dụng quỹ bình ổn. Hiện số dư trên quỹ này hơn 6.655 tỷ đồng tính đến cuối 2023, tăng hơn 2.000 tỷ đồng so với năm trước, theo Bộ Tài chính.  Trong khi nhiều doanh nghiệp đầu mối lớn dư quỹ cao thì vẫn có những đầu mối đang “âm” quỹ hàng chục tỷ đồng.

Trước những ý kiến cho rằng việc tồn tại Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp chưa công bằng, ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng cơ chế hình thành Quỹ bình ổn giá thu nhiều hay ít, chi nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào sản lượng xăng dầu mua vào bán ra. Đây không phải chuyện thu lập quỹ hay chi sử dụng không công bằng, mà cái gốc là:

"Đây không phải là chuyện thu lập quỹ hay chi sử dụng nó không công bằng, mà cái gốc của nó trước hết là ở hạn mức nhập vào do Bộ Công Thương phân giao cho các đầu mối. Cho nên Bộ Công thương cần có đánh giá, có kiểm tra để có biện pháp điều tiết cho phù hợp. Đặc biệt là xem có góc khuất về việc này có những đầu mối nhập về ít hoặc không theo theo hạn mức được phân giao nhưng rồi lại mua bán lòng vòng với số lượng lớn hơn số lượng mà mình được phân giao nhập vào để được chi QBOG nhiều hơn, dẫn đến quỹ âm để mà có sự tiếp thu, chỉnh lý cho nó phù hợp"

Thời gian qua, hàng loạt vi phạm của "ông lớn" trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và những vi phạm pháp luật liên quan đến việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được Thanh tra chính phủ kết luận. Liệu đã đến lúc bỏ Quỹ hay chưa? Nếu vẫn giữ thì cần cơ chế quản lý ra sao? Trong bài ngày mai, CĐTT sẽ phân tích. Mời quý vị đón nghe.

Như Ngọc - Thùy Linh /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đèn tín hiệu đường Võ Chí Công không hiện số giây: Ý tưởng mới nhưng cần điều chỉnh nhịp nhàng

Đèn tín hiệu đường Võ Chí Công không hiện số giây: Ý tưởng mới nhưng cần điều chỉnh nhịp nhàng

Sáng 27/4, đèn tín hiệu giao thông trên trục đường Võ Chí Công (Hà Nội) đã được khôi phục đèn đếm ngược, sau một thời gian tạm ngắt theo phương án thí điểm của ngành chức năng Hà Nội để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh trên một số nút giao trên tuyến đường này.

TP.HCM: Đảm bảo TT ATGT thế nào dịp nghỉ lễ

TP.HCM: Đảm bảo TT ATGT thế nào dịp nghỉ lễ

Theo nhận định của Ban ATGT TP.HCM, dịp nghỉ lễ năm nay có sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu vận tải hàng hóa cũng như nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, nhất là các khu vực cửa ngõ ra vào Thành phố, nhà ga, bến tàu…

Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Hà Nội có nhiều công trình không chỉ mang tính lịch sử mà còn là giá trị tinh thần. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, có công trình được phục dựng hoàn toàn, một phần, có công trình được giữ gần như nguyên trạng, nhưng mỗi lần thay đổi diện mạo, thường đem đến những cảm xúc trái ngược với người dân Thủ đô...

Khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, từ Sài Gòn ra Nha Trang còn 4-5 tiếng

Khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, từ Sài Gòn ra Nha Trang còn 4-5 tiếng

Tuyến cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo nối thông cao tốc từ TP.HCM đến Nha Trang, giúp giảm một nửa thời gian so với đi Quốc lộ 1, góp phần hoàn thiện hệ thống cao tốc Bắc – Nam, tạo sức bật quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.

Những mái hiên đợi

Những mái hiên đợi

Hình ảnh những mái hiên che vỉa hè thường gợi nhớ đến những cảm xúc của sự đợi chờ. Ở nơi phố phường tấp nập như Hà Nội, guồng quay cuộc sống diễn ra thật nhanh, đến ngay cả sự đợi chờ của bộ hành dưới mái hiên phố dường như cũng bị cuốn nhanh theo nhịp sống đó.

Ngày thứ 2 kỳ nghỉ Lễ: 71 vụ tai nạn làm 20 người chết

Ngày thứ 2 kỳ nghỉ Lễ: 71 vụ tai nạn làm 20 người chết

Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ Lễ 30/4-01/5, toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn, làm 20 người chết và bị thương 68 người.

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thời gian gần đây, một số dư luận truyền tai nhau “mẹo” thuê bằng lái để đối phó phạt nguội, nhất là với những lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ đến mức bị tước giấy phép lái xe. Vậy, có những lổ hổng nào dẫn tới tình trạng này và cần bịt những lổ hổng này thế nào?