Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, từ Sài Gòn ra Nha Trang còn 4-5 tiếng

Huy Hoàng: Chủ nhật 28/04/2024, 17:55 (GMT+7)

Tuyến cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo nối thông cao tốc từ TP.HCM đến Nha Trang, giúp giảm một nửa thời gian so với đi Quốc lộ 1, góp phần hoàn thiện hệ thống cao tốc Bắc – Nam, tạo sức bật quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.

Tham dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Tham dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Ngày 28/4, tại quảng trường phía Bắc hầm Núi Vung (dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, thuộc thôn Trà Nô, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận), Bộ GTVT tổ chức Lễ khánh thành Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, đoạn qua các tỉnh Bình Thuận – Ninh Thuận và Khánh Hoà. 

Theo đó, Dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo là 1 trong 3 dự án thành phần được đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, với chiều dài 78,5km đi qua 3 tỉnh: Khánh Hoà (5km), Ninh Thuận (63km) và Bình Thuận (12km). Liên danh nhà đầu tư là Tập đoàn Đèo Cả, Công ty Xây dựng Đèo Cả và Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng 194.

Đây cũng là đoạn cao tốc cuối cùng nối Sài Gòn với Nha Trang, cùng với 4 đoạn cao tốc đã hoàn thành trước đó, gồm: TP HCM - Long Thành – Dầu giây, Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết – Vĩnh Hảo, Cam Lâm – Nha Trang. Sau khi thông suốt, tuyến giúp rút ngắn thời gian từ Sài Gòn ra Nha Trang chỉ còn khoảng 4-5 giờ, giảm một nửa so với đi trên Quốc lộ 1.

Hầm Núi Vung dài 2,25 km, quy mô 3 làn xe, bề rộng hầm 14m, giai đoạn 1 sử dụng ống hầm phải, lưu thông 2 chiều. Đây là hầm đường bộ lớn thứ 4 cả nước sau hầm Hải Vân, hầm Đèo Cả và hầm Cù Mông.

Hầm Núi Vung dài 2,25 km, quy mô 3 làn xe, bề rộng hầm 14m, giai đoạn 1 sử dụng ống hầm phải, lưu thông 2 chiều. Đây là hầm đường bộ lớn thứ 4 cả nước sau hầm Hải Vân, hầm Đèo Cả và hầm Cù Mông.

Trên tuyến có 34 cầu, gồm: 22 cầu trên cao tốc, 11 cầu vượt cao tốc và một cầu kết nối cao tốc với Quốc lộ 1; cùng với hầm xuyên Núi Vung dài 2,25 km, quy mô 3 làn xe, bề rộng hầm 14m, giai đoạn 1 sử dụng ống hầm phải, lưu thông 2 chiều. Đây là hầm đường bộ lớn thứ 4 cả nước sau hầm Hải Vân, hầm Đèo Cả và hầm Cù Mông do Tập đoàn Đèo Cả thực hiện.

Dọc tuyến đều được gắn hệ thống giám sát thông minh ITS với camera sử dụng công nghệ AI, có khả năng phân loại phương tiện, nhận diện biển số, phát hiện và cảnh báo sự cố và vi phạm giao thông. Trước ngày khánh thành, chủ đầu tư cũng đã làm xong 2 trạm dừng nghỉ tạm tại nút giao Tỉnh lộ 709 (tại xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận), nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách của người đi đường dịp nghỉ Lễ 30/4, trong khi chờ trạm dừng chân chính thức.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn

Cùng ngày, tại tỉnh Nghệ An cũng diễn ra Lễ thông xe đưa vào khai thác dự án thành phần Diễn Châu – Bãi Vọt. Ngoài 30km đầu tuyến được thông xe, đưa vào khai thác dịp 30/4, Bộ GTVT đang chỉ đạo quyết liệt để trong Quý 3 năm 2024 khánh thành 20km còn lại và đến cuối năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành 12 dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 cùng một số đoạn khác để thông toàn tuyến.

Với hai dự án thành phần đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt, dưới sự điều hành sát sao của Chính phủ, sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, sự nỗ lực của các chủ thể tham gia, hôm nay đã được khánh thành. Đến thời điểm này, cơ bản 11 dự án thành phần của giai đoạn 1 đã hoàn thành.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đánh giá: "Hai dự án khánh thành và thông xe ngày hôm nay có ý nghĩa rất lớn đối với các tỉnh: Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận và mang lại không gian phát triển mới, liên vùng. Rút ngắn đáng kể thời gian đi từ TP.HCM đến Nha Trang và từ thủ đô Hà Nội đến TP Vinh; góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, tăng thu hút đầu tư, thúc đẩy du lịch đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ".

Thủ tướng Chính phủ Phạm MInh Chính chỉ ra 5 bài học kinh nghiệm lớn sau khi trực tiếp 3 lần đến tận nơi, nghe và thấy, giải quyết từng vướng mắc ở dự án

Thủ tướng Chính phủ Phạm MInh Chính chỉ ra 5 bài học kinh nghiệm lớn sau khi trực tiếp 3 lần đến tận nơi, nghe và thấy, giải quyết từng vướng mắc ở dự án

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ Khánh Thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực của Bộ GTVT, liên danh các nhà thầu cùng các địa phương có tuyến đi qua đã hết sức nỗ lực, vượt khó để hoàn thành dự án, góp phần tích cực trong việc hỗ trợ đi lại của người dân, kết nối hiệu quả TPHCM, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc.

Trực tiếp 3 lần đền tận nơi, nghe và thấy, giải quyết từng vướng mắc ở dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Hai dự án này cũng đã giúp chúng ta rút ra 5 bài học kinh nghiệm":

Thứ nhất, phải nỗ lực biến không thành có, biến khó thành dễ, càng áp lực, càng nỗ lực.

Thứ hai, phải quyết tâm cao, hành động lớn, hành động quyết liệt.

Thứ ba, bám sát thực tiễn đời sống. Lấy thực tiễn làm thước đo. Giải quyết tại công trường các vướng mắc về tài chính, vật liệu, mặt bằng…

Thứ tư, phải huy động đa dạng hoá các nguồn vốn và hết sức linh hoạt trong quá trình vận dụng công cụ luật pháp luật.

Thứ năm, phải tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, đặt mình vào địa vị của nhân dân để giải quyết vấn đề.

Tại hầm Núi Vung, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các tổ chức tín dụng và Bộ GTVT nghiên cứu làm luôn ống hầm thứ 2 và động viên cần "phải cố gắng hơn". Đồng thời, nhấn mạnh "hạ tầng giao thông mở ra không gian phát triển mới", cho nên "phải mở thêm các nút giao hợp lý".

Bày tỏ sự tin tưởng, Thủ tướng cho rằng: "Với đà này, mục tiêu 3.000km vào 2025 và 5.000km vào năm 2030 chúng ta sẽ đạt được".

Các đại biểu cắt băng khánh thành dự án đường bộ Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Các đại biểu cắt băng khánh thành dự án đường bộ Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Ảnh: Huy Hoàng/VOVGT

Ảnh: Huy Hoàng/VOVGT

Ảnh: Huy Hoàng/VOVGT

Ảnh: Huy Hoàng/VOVGT

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.