Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Thường xuyên lưu thông trên Quốc lộ 5, tài xế Phạm Văn Đức (ở Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội) phản ánh, không ít lần chứng kiến nhiều tài xế đi vào đường tỉnh 380, qua nút giao Phố Nối, rồi nhập lại Quốc lộ 5 tại nút giao thị trấn Như Quỳnh để tránh trạm thu phí số 1, Quốc lộ 5. Có đoạn đường mặt cắt hẹp, mật độ phương tiện đông, khiến người đi xe máy không còn đường để đi:
"Trước tiên là ATGT, tôi đi ô tô thì cũng nguy hiểm, nhưng còn đỡ hơn nhiều người đi xe máy trên đường đó. Xe container dàn hàng 2 hàng 3, thì làm gì còn đường cho xe máy đi nữa, rất nguy hiểm."
Trong công văn gửi Bộ GTVT mới đây, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) – đơn vị thực hiện thu phí trên Quốc lộ 5 phản ánh: số liệu đếm xe ôtô trên Quốc lộ 5 trong quý 1/2024 của Vidifi cho thấy, mỗi ngày có hàng chục nghìn xe né trạm thu phí số 1, Quốc lộ 5.
Cụ thể, tại khu vực trước trạm thu phí, có hơn 38.800 lượt xe/ngày đêm; khu vực sau trạm thu phí là hơn 36.700 lượt xe/ngày đêm, song số xe đi qua trạm thu phí chỉ đạt gần 21.800 lượt xe/ngày đêm, giảm gần 17 nghìn xe/ngày đêm so với trước trạm thu phí.
Ông Trịnh Phan Thịnh, Phó giám đốc Ban Quản lý Quốc lộ 5 cho hay, hiện nay, lưu lượng xe tham gia giao thông trên Quốc lộ 5 đã gấp hơn 4 lần lưu lượng thiết kế. Thời gian tới, khi đường song hành hai bên đường Vành đai 4-vùng Thủ đô được hoàn thành (dự kiến tháng 10/2025), đấu nối trực tiếp với Quốc lộ 5, chỉ cách trạm thu phí số 1 khoảng 150m, khả năng phương tiện né trạm sẽ gia tăng, làm tăng nguy cơ mất an toàn giao thông trên tuyến đường này:
"Khi việc tránh trạm nó thuận lợi thì các phương tiện sẽ tập trung đi vào các đường này, vì không mất phí mà. Hiện nay lưu lượng xe trên Quốc lộ 5 đã đông rồi, lúc đó các xe càng tập trung đi vào, dẫn tới việc mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 5 sẽ xảy ra", ông Trịnh Phan Thịnh.
Từ thực tế đó, Vidifi đề xuất, cho phép đơn vị được bổ sung một số trạm thu phí phụ tại một số tuyến đường đấu nối với Quốc lộ 5 và dịch chuyển trạm thu phí số 1, Quốc lộ 5 để ngăn xe né trạm.
Trao đổi với PV VOV Giao thông, một lãnh đạo Bộ GTVT cho hay, dù chưa nhận được văn bản của Vidifi, song đã nắm được tình trạng xe né trạm cũng như việc đấu nối đường song hành Vành đai 4 vào Quốc lộ 5. Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ xem xét, giao cho Cục Đường bộ VN để theo dõi, đánh giá tình hình và phối hợp với UBND tỉnh Hưng Yên để tìm cách tháo gỡ.
Tán thành đề xuất của Vidifi, ông Nguyễn Văn Thạch, nguyên Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Bộ GTVT phân tích: khi kết nối đường song hành Vành đai 4 với Quốc lộ 5, chính quyền địa phương cần tính toán, cho phép đặt trạm phụ để thu phí. Như thế mới công bằng với nhà đầu tư và góp phần giảm thiểu tình trạng quá tải trên Quốc lộ 5:
"Đúng là phải ủng hộ họ thôi, vì người ta làm phương án tài chính, hoàn vốn cho Quốc lộ 5 mới. Chỗ nào kết nối với Quốc lộ 5 thì ông phải bố trí thu phí. Cứ vào đoạn nào thì tính tiền đoạn đó. Nhà đầu tư phải phối hợp với các cơ quan thực thi để thực hiện".
Dưới góc độ một nhà đầu tư, ông Lưu Quang Lãm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Khai thác cảng - chủ đầu tư dự án BOT Quốc lộ 38 - một trong những trạm thu phí cũng có nhiều xe né trạm bức xúc cho biết, tình trạng xe né trạm không chỉ làm vỡ phương án tài chính của nhà đầu tư, mà còn làm gia tăng nguy cơ mất ATGT trên tuyến khi việc né trạm diễn ra tràn lan. Bởi vậy, ông Lãm đồng tình với đề xuất của Vidifi về việc cho nhà đầu tư đặt trạm phụ để ngăn chặn tình trạng xe né trạm:
"Ngày xưa tôi cũng ở trong tình trạng như thế và tôi cũng rất nhiều lần làm văn bản lên Bộ, nhiều lần họp với Cục Đường bộ và cũng có đề xuất, báo cáo như vậy. Tuy nhiên vấn đề chưa được giải quyết rốt ráo. Trước đây là của tôi, bây giờ là Vidifi, nếu không được giải quyết rốt ráo, thì các dự án khác rồi cũng gặp phải tình trạng như này."
Nhiều lần bày tỏ sự đồng tình với các nhà đầu tư BOT khi dự án không đảm bảo phương án tài chính, ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư BOT cho rằng, việc tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư đảm bảo phương án tài chính không chỉ thể hiện cam kết chia sẻ rủi ro, mà còn thể hiện sự đồng hành của cơ quan quản lý đối với các nhà đầu tư dự án:
"Trước hết Bộ GTVT xử lý một vài điểm thắt, những tồn tại cũ này cũng có thể tạo niềm tin cho các nhà đầu tư tương lai khi họ thực hiện các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư."
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cũng tán thành việc cho nhà đầu tư đặt trạm phụ, bởi, những thay đổi về lưu lượng phương tiện, nhất là tình trạng né trạm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến phương án tài chính của trạm BOT, mà còn dẫn đến nguy cơ mất an toàn giao thông trên tuyến:
"Về nguyên tắc, anh có sử dụng đường BOT thì anh phải nộp phí, kể cả anh sử dụng 1km thì anh cung phải nộp phí cho 1km đấy, nên việc họ đề xuất đặt trạm thu phí phụ để tránh trường hợp có sử dụng đường BOT nhưng tránh được trạm thu phí, thì họ có thể được làm chuyện đó. Tức là để đảm bảo nguyên tắc anh có sử dụng công trình BOT thì anh phải nộp phí."
Quốc lộ 5 là tuyến đường huyết mạch nối Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng, vốn đã quá tải gấp hơn 4 lần lưu lượng thiết kế. Những điểm đấu nối giữa Quốc lộ 5 vào các khu dân cư ven đường từ nhiều năm nay đã trở thành “điểm đen” tai nạn giao thông. Từ tháng 7/2023, khi cơ quan chức năng hạ tốc độ lưu thông xuống 60km/h, tai nạn giao thông trên tuyến đường này mới được giảm thiểu.
Tuy vậy, khi đường song hành Vành đai 4 đi vào khai thác, khả năng phương tiện né trạm tiếp tục gia tăng, càng khiến Quốc lộ 5 rơi vào tình trạng quá tải, đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ mất ATGT trên tuyến đường này./.
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.