Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Phung phí nước đến bao giờ?

Hải Hà: Thứ sáu 09/06/2023, 10:24 (GMT+7)

Nguy cơ kép thiếu điện thiếu nước trong mùa hè này và sắp tới đã hiển hiện. An ninh nguồn nước đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nhưng đến nay, các cảnh báo về thiếu nước và động thái để sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước từ cấp quản lý đến doanh nghiệp và người dân vẫn gần như chưa dịch chuyển.

Hè 2023, nhiều khu vực của Hà Nội có nguy cơ bị thiếu nước

Hè 2023, nhiều khu vực của Hà Nội có nguy cơ bị thiếu nước

Giữa tháng 5 vừa qua, gia đình anh Nguyễn Văn Thế, ở Hoài Đức cùng hàng trăm hộ dân ở xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức bị mất nước hơn chục khiến cuộc sống bị đảo lộn. Nhiều hộ gia đình đã phải bơm nước giếng khoan, sử dụng nước mưa  hoặc có phải mua nước từ xe téc với giá đắt đỏ.

Một người dân sống tại khu vực này phản ánh: "Gia đình tôi phải đi tắm nhờ, sử dụng nước mưa để ăn. Chúng tôi không nhận được thông báo của nhà máy, gọi điện đến đường dây nóng không thể liên lạc được. Rất bức xúc", anh Thế cho biết.

750 hộ dân ở khu đô thị Thanh Hà, huyện Thanh Oai, Hà Nội cũng phải chịu cảnh nháo nhác vì bị cắt nước sạch bất ngờ vào sáng ngày 1/6 mà không hề được Công ty nước cổ phần nước sạch Thanh Hà thông báo. Một số hộ gia đình đã buộc phải đi xin hoặc mua nước ở những khu vực xung quanh để sử dụng.

Tình trạng thiếu nước sạch vào những dịp hè xảy ra khá thường xuyên vào những năm gần đây, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của người dân nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng.

Trong Kế hoạch đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè năm 2023, Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra thông tin, hiện nay, tổng công suất nguồn cấp nước sạch từ 23 cơ sở cấp nước sạch tập trung trên địa bàn Hà Nội đạt khoảng 1,53 triệu m3/ngày và nhu cầu sử dụng nước dự kiến thời gian cao điểm nắng nóng mùa hè năm nay, của người dân khoảng 1,25-1,35 triệu m3/ngày, đêm.

Tuy nhiên, khả năng phân phối nguồn nước chưa đồng bộ với nhu cầu sử dụng nước sạch tại các khu vực đô thị nên đơn vị này đưa ra nhận định,  sẽ xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ tại một số quận, huyện như Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai.…

Ở đia bàn Công ty TNHH 1 thành viên Nước sạch phụ trách, trong đợt nắng nóng, nhu cầu sử dụng nước có thể tăng lên 750-780 nghìn m3, vượt quá khả năng cung cấp nên một số khu vực như Nguyễn Khoái, khu vực đê quai đường Âu Cơ, đầu phố Lò Đúc- Lê Văn Hưu- Hàn Thuyên... có nguy cơ bị mất nước cục bộ.

Theo thông tin từ Nhà máy nước mặt sông Đuống, sản lượng bình quân tháng 5/2023 của đơn vị này đạt khoảng hơn 260.000 m3/ngày đêm, trong đó một số ngày cao điểm lên tới xấp xỉ 300.000 m3/ ngày đêm. Trong đó, tuyến ống DN1200 đoạn sau sông Hồng đang hoạt động hết công suất (khoảng 205.000 m3/ngđ) để cấp nước cho khu vực trung tâm và phía Tây Nam TP.Hà Nội.

Phân tích về nguyên nhân xảy ra thiếu nước cục bộ tại một số khu vực trên địa bàn Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục hạ tầng đô thị, Bộ Xây dựng cho biết: "Thiếu nước hoặc không có nước phần lớn là những khu vực đấy là do đầu tư về cấp nước chưa đầy đủ. Hai là có thể là trong quá trình quản lý, vận hành có những sự cố hoặc là do không đủ nguồn nước thô để cung cấp nước để sản xuất và cung cấp nước; do mất điện mất điện thì nó cũng gây nên sự cố cung cấp nước và có thể phải tạm dừng để sửa chữa đường ống". 

img_9240-0923

Theo nhận định của Sở Xây dựng, hiện nay, công suất hoạt động của nhà máy nước mặt Sông Đà giai đoạn 1 hiện đang chạy theo công suất thiết kế trung bình, khoảng trên 292 nghìn m3/ngày đêm  so với công suất thiết kế 300 nghìn m3/ ngày đêm.

Trong khi đó, hiện nay Nhà máy nước mặt sông Đà chiếm trên 20% phạm vị cấp nước của thành phố. Khi nhu cầu sử dụng nước tăng cao, nguồn cung không đáp ứng nhu cầu trong phạm vi cấp nước của nhà máy, tình trạng thiếu nước cục bộ xảy ra ở khu vực cuối nguồn, khu vực cốt địa hình cao là điều khó tránh khỏi.

Trước đó, trả lời phỏng vấn của VOVGT, ông Lê Văn Du, Phó trưởng phòng hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây Dựng Hà Nội cho biết: "Với lưu lượng cấp nước cho phạm vi 20% lưu lượng cho nên việc cắt nước để xử lý sẽ ảnh hưởng đến thời gian bù nước và thời gian kết nối bù đắp từ các nguồn tập trung khác, dẫn đến thời gian, có một số thời điểm, khu vực cuối nguồn mất nước kéo dài trong từ 1-2 ngày".

GS.TS Nguyễn Việt Anh, Trưởng Bộ môn Cấp thoát nước, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, kiêm Phó Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam cho biết, không chỉ riêng Hà Nội mà nhiều đô thị trên cả nước cũng đang đối diện với nguy cơ thiếu nước cấp cho sinh hoạt và các mục đích khác nhau.

Phân tích về nguyên nhân thiếu nước cục bộ tại Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Việt Anh cho rằng, công tác điều tiết nước giữa các khu vực trong thành phố vẫn còn đang thiếu sự chủ động. Trong khi đó, hệ thống mạng lưới đường ống nước của Hà Nội có tuổi thọ hàng trăm năm, nhiều khu vực đường ống đã cũ, nhất là ở các khu vực ngõ nhỏ, khu đô thị cũ, nên áp lực nước bị yếu,  người dân ở khu vực cuối mạng bị hạn chế trong việc tiếp cận nguồn nước.

Để khắc phục tình trạng này, về lâu dài cần cải tạo hệ thống mạng lưới truyền dẫn nước. Trong ngắn hạn, GS Nguyễn Việt Anh đề xuất: "Tôi nghĩ rằng, vào mùa cao điểm, thành phố nên có một Ban điều hành hoạt động cấp nước. Trong đó, có sự tham gia của các doanh nghiệp cấp nước, chính quyền thành phố lẫn cả người sử dụng. Điều này vừa đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, vừa đảm bảo quyền lợi của người sử dụng và vừa có sự điều tiết của chính quyền. Như vậy, việc cấp nước an toàn được đảm bảo tiếp cận được cho tới khu vực khó khăn. Mô hình này đã có nhiều nước áp dụng".

Cũng theo ông Việt Anh, Hội đồng hay Ban điều hành này còn đóng vai trò đảm bảo bảo vệ nguồn nước và tiếp cận nguồn nước cho doanh nghiệp cấp nước, xây dựng và ban hành giá nước hợp lý, giám sát chất lượng dịch vụ cấp nước, điết tiết cấp nước liên vùng hay liên khu vực khi cần…

Một số chuyên gia cho rằng, hiện nay một số đô thị khác cũng đứng trước nguy cơ thiếu nước như Đà Nẵng, Tp.HCM. ...Do vậy, các đô thị cần chủ động lên những phương án, kịch bản để ứng phó với tình trạng thiếu nước tránh ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người dân.  Đối với các doanh nghiệp sản xuất nước, ngành điện cũng cần có sự ưu tiên, tránh tình trạng cắt nước có thể khiến một bộ phận người dân rơi vào tình trạng vừa mất điện, vừa mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.

Thay đổi thói quen sử dụng nước hàng ngày của mỗi người dân không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và còn bảo vệ môi trường, hạn chế sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ảnh: Quang Hùng

Thay đổi thói quen sử dụng nước hàng ngày của mỗi người dân không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và còn bảo vệ môi trường, hạn chế sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ảnh: Quang Hùng

Thói quen lãng phí nước sinh hoạt có thể chỉ làm gia tăng chi phí không đáng kể của các hộ gia đình, nhưng có thể khiến nhiều khu vực, người dân ở cuối mạng lưới khó xoay sở vì không có nước để sử dụng. Điều này cũng gây áp lực lớn cho các đơn vị cấp nước và đe dọa an ninh nguồn nước của mỗi quốc gia. Thay đổi thói quen sử dụng nước hàng ngày của mỗi người dân không chỉ giúp tiết kiệm chi phí  và còn bảo vệ môi trường, hạn chế sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài bình luận : "Tiết kiệm nước, đừng chần chờ".

Hà Nội mới chỉ bước vào mùa hè, chưa đến giai đoạn cao điểm nhưng nhiều khu vực trong đô thị đã phải đối mặt với tình trạng bị cắt nước hoặc cắt điện, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của nhiều gia đình, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ.

Mặc dù, từ nhiều năm nay, nhiều chiến dịch tuyên truyền về cần tiết kiệm nước, tiết kiệm điện đã  được thực hiện nhưng nguy cơ kép về thiếu điện, thiếu nước vẫn là nỗi lo canh cánh của các đô thị lớn vào mỗi dịp hè đến. Vậy cần làm gì để những thông điệp thực sự đi vào cuộc sống, không chỉ là khẩu hiệu mỗi khi có những sự kiện về môi trường?

Về phía các Công ty cấp nước, hàng năm, trước các giai đoạn cao điểm, cần thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chửa các nhà máy nước, thay thế bơm, thổi rửa giếng, nâng công suất để duy trì sản xuất, vận hành an toàn tối đa công suất các nhà máy nước; đồng thời thực hiện vận hành van, điều tiết cấp nước, lắp đặt bơm tăng áp di động, vận hành mạng lưới cấp nước… tránh để tình trạng thiếu nước xảy ra.

Các đơn vị cấp nước cũng cần lên các Kịch bản dự phòng các trường hợp sự cố xảy ra,  điều phối với các đơn vị khác cung cấp nguồn nước thay thế để đảm bảo nguồn cung nước cho người dân.

Trong trường hợp có sự cố về thiếu nước, hay chất lượng nước không đảm bảo cần sớm có thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trực tiếp cho các khu vực bị ảnh hưởng để người dân chuẩn bị; bố trí đủ xe stéc phục vụ người dân trong trường hợp sự cố mất nước, đặc biệt đối với các khu vực ở cuối nguồn nước. Đồng thời, nhanh chóng có phương án khắc phục, sửa chữa kịp thời

Các đơn vị cấp nước cũng cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị điện lực để có những phương án kịp thời trong trường hợp bị cắt điện.

 Về phía cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị trực tiếp việc giám sát hoạt động của các nhà máy cung cấp nước trên địa bàn cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện theo đúng Kế hoạch cấp nước cho mùa Hè năm 2023; kiểm tra đôn đốc kịp thời hoạt động của các đơn vị cấp nước, cân đối khả năng cấp nước của các đơn vị để có sự điều tiết kịp thời, linh hoạt giữa các khu vực, hạn chế thấp nhất tình trạng mất nước, cắt nước của người dân.

Sở Xây dựng cũng cần xây dựng những phương án dự phòng trong các trường hợp các đơn vị cấp nước gặp những sự cố bất ngờ và có giải pháp khắc phục

Phát huy hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Cấp nước an toàn cấp tỉnh; Việc thành lập một Ban điều hành cấp nước tại các đô thị với sự tham gia của các bên liên quan cũng cần được tính đến.

Năm 2023, theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố có thêm khoảng 60.000 hộ dân tại các khu đô thị mới. Sự phát triển hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hạ tầng cấp nước không theo kịp tốc độ tăng dân số quá nhanh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước. Do vậy, chính quyền thành phố cũng cần có những giải pháp quản lý, kiểm soát quá trình đô thị hóa, tránh sự phát triển quá nóng và không theo quy hoạch.

Về phía những người dân cần thay đổi thói quen sử dụng nước hàng ngày theo hướng tiết kiệm, sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng nước rửa rau  thay vì sử dụng nước sạch, để tưới cây, vệ sinh sân vườn… cũng cần được khuyến khích.

Thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng, nhiều sông ngòi bị ô nhiễm,  Nếu ngay từ bây giờ, mỗi người dân, các doanh nghiệp và các nhà quản lý nếu không thay đổi thói quen, ý thức sử dụng nước một cách tiết kiệm, an toàn thì trong thời gian tới, Việt Nam có thể đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch trong 10 năm tới.

 

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.

Buồn ngủ trên cao tốc, chuyện không của riêng ai

Buồn ngủ trên cao tốc, chuyện không của riêng ai

Việc lưu thông liên tục trên cao tốc là điều thường xuyên và phổ biến. Bên cạnh thuận lợi về điều kiện đường sá, thì người tham gia giao thông phải đối mặt với không ít áp lực, trong đó yếu tố buồn ngủ khi lưu thông liên tục trong khoảng thời gian dài là điều không thể không nhắc đến.

Chợ tự phát gây mất mỹ quan đô thị trên đường Cô Giang

Chợ tự phát gây mất mỹ quan đô thị trên đường Cô Giang

Sáng sớm và giờ tan tầm, dọc 2 bên đường Cô Giang (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1), nhiều điểm kinh doanh chiếm dụng toàn bộ vỉa hè che dù bạt, bày biện bàn ghế… để kinh doanh, buôn bán hàng hóa, khiến cho người đi bộ phải đi xuống lòng đường.

Đừng để 'chảy máu lao động' dịp cuối năm

Đừng để "chảy máu lao động" dịp cuối năm

Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.