Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Phát triển du lịch biển: Bắt đầu từ quy hoạch không gian

Hải Hà: Thứ hai 21/10/2024, 15:44 (GMT+7)

Ngày 28/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 139 về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là công cụ quan trọng để Việt Nam có căn cứ phát triển, khai thác được những tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. 

Hiện nay, quá trình triển khai Quy hoạch không gian biển quốc gia đang thực hiện như thế nào? phóng PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện khoa học xã hội vùng trung bộ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

PV: Quá trình xây dựng quy hoạch không gian biển của 28 địa phương có biển đang thực hiện như thế nào?         

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh: Quy hoạch không gian biển Quốc gia vừa được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 139 năm 2024. Sau Quy hoạch quốc gia rồi đến địa phương. Hiện nay tất cả các địa phương đều chưa có quy hoạch không gian biển của địa phương mình.

Thực ra mà nói, không phải 28 địa phương có biển không có quy hoạch. Trong Quy hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 của các địa phương có biển đều có quy hoạch kinh tế biển và quy hoạch không gian biển nhưng ở dạng sơ đồ khái quát, không có định hướng cụ thể, quy hoạch làm cái gì, quy hoạch chi tiết không gian biển, từ đó mới đưa ra định hướng phát triển kinh tế biển bền vững.

Quảng Ninh là địa phương đầu tiên thực hiện bước đầu trong tiến trình của Luật Quy hoạch xây dựng phương án phân vùng chức năng của không gian biển.

Quảng Ninh có lợi thế không gian biển có ranh giới xác định rõ ràng, ranh giới phía Bắc và ranh giới phía Đông, ranh giới phía Nam có Nghị định quy định ranh giới không gian biển giữa Quảng Ninh và Hải Phòng cho nên việc tiến hành phân vùng chức năng không gian biển của Quảng Ninh cũng thuận lợi.

Tuy nhiên, không thuận lợi ở chỗ là chưa có địa phương nào làm và kể cả trong Quy hoạch không gian biển Quốc gia mới chỉ đưa ra một số chức năng. Nếu mà xuống các địa phương cấp tỉnh thì cần phải chi tiết hơn. Chính cái đó là yêu cầu Quảng Ninh đã làm và đi tiên phong.

Lễ hội trên đảo Lý Sơn thu hút du khách (Ảnh minh họa: VGP)

Lễ hội trên đảo Lý Sơn thu hút du khách (Ảnh minh họa: VGP)

PV: Để các địa phương có biển khai thác hiệu quả những tiềm năng sẵn có nhưng vẫn đảm bảo phát triển bền vững, trong khâu quy hoạch không gian biển cần lưu ý gì?

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh: Muốn phát triển kinh tế biển phải có quy hoạch không gian biển. Khi mà có phân vùng chức năng, người ta đã xác định được vùng A, vùng B, vùng C. có chức năng gì chính và chức năng gì phụ trợ. Ví dụ như chức năng đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế và hợp tác đối ngoại.

Sau khi xác định chức năng thì mới xác định giá trị kinh tế, ví dụ xác định về giá trị kinh tế thủy sản, giá trị về kinh tế du lịch, giá trị năng lượng tái tạo, vật liệu mới, cơ sở để phát triển hậu cần hay về không gian phát triển cơ sở hạ tầng xã hội… sau đó người ta đặt lên bàn cân. Nếu làm tổng thể sẽ cần ngưỡng cân đối trong vùng kinh tế đó.

Ví dụ phát triển thủy sản đến mức độ nào để không ảnh hưởng đến phát triển du lịch hay kết hợp phát triển kinh tế du lịch và thủy sản sẽ đạt được cái gì và đảm bảo được an ninh quốc phòng của không gian biển đó. Đó mới là định hướng mang tính chất bền vững của  Quy hoạch không gian biển của mỗi địa phương

PV: Xin cảm ơn ông!

Rạng san hô tại biển Quảng Ngãi (Ảnh minh họa: VGP)

Rạng san hô tại biển Quảng Ngãi (Ảnh minh họa: VGP)

Các địa phương ven biển có những lợi thế khác nhau, nếu sớm xác định được các thế mạnh để ưu tiên phát triển và quy hoạch không gian biển phù hợp sẽ giúp hình thành các ngành kinh tế biển vững mạnh, tạo thêm sinh kế cho người dân. Mặt khác, việc quy hoạch cũng giúp địa phương bảo vệ được môi trường và những giá trị văn  hóa, bản sắc riêng.

Hiện nay, Việt Nam có 28 tỉnh thành phố giáp biển trải dài từ Bắc vào Nam với nhiều vùng biển rộng và đẹp, lợi thế hơn nhiều các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, theo PGS.TS Đậu Thị Hòa - Trưởng khoa Khoa Du lịch, trường Đại học Đông Á, Đà Nẵng hiện nay, nhiều địa phương có biển nhưng lại chưa có quy hoạch không gian biển bền vững, như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nha Trang, Vũng Tàu...

Việc định hướng bố trí sử dụng không gian biển hợp lý sẽ góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên biển, đảo của đất nước, do vậy, PGS.TS Đậu Thị Hòa nhấn mạnh, mỗi địa phương cần nhanh chóng, tích cực xây dựng quy hoạch không gian biển :

"Quy hoạch phát triển không gian biển gắn liền với quy hoạch đô thị của các thành phố, gắn chặt với sự phát triển kinh tế của các địa phương. Khi phát triển kinh tế biển gắn liền với quy hoạch và không gian đô thị. Nếu có chiến lược lâu dài về phát triển đô thị biển thì phải có quy hoạch không gian đô thị đó và không gian của biển để phát triển kinh tế".

TS Nguyễn Hồng Hạnh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế xây dựng và Đô thị

TS Nguyễn Hồng Hạnh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế xây dựng và Đô thị

TS Nguyễn Hồng Hạnh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế xây dựng và Đô thị cho biết, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045 đề ra mục tiêu, đến năm 2030, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước.

Để đạt được mục tiêu này, các địa phương cần xác định được những lợi thế sẵn có của địa phương mình và xây dựng định hướng phát triển rõ ràng, cụ thể:

"Những đô thị biển cần phải xác định rõ lợi thế của mình là gì. Ví dụ như trong Quy hoạch chung của Huế,  Huế xác định thành Trung tâm y tế chất lượng cao và giáo dục tầm cỡ quốc tế và khu vực; các ngành khách xoay quanh nó. Đà Nẵng có lợi thế là du lịch và cảng biển. Cần sự phối hợp của các nhà tư vấn và địa phương xác định xem đâu là điểm mạnh nhất của đô thị của mình làm cốt lõi cho sự phát triển.Với tính chất nổi trội đấy thì những ngành gì xoay quanh tính chất nổi trội".

Biển Đà Nẵng thu hút hàng nghìn du du khách trong mỗi dịp Hè (Ảnh minh họa: VGP)

Biển Đà Nẵng thu hút hàng nghìn du du khách trong mỗi dịp Hè (Ảnh minh họa: VGP)

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch thành phố Hội An nhấn mạnh, nhờ có quy hoạch mà thành phố Hội An vẫn giữ được phố cổ Hội An và những cánh đồng, Hội An cũng không có nhà cao tầng, không có mật độ xây dựng quá dày như một số nơi, tình trạng ngập úng không thường xảy ra.

Tuy nhiên, do bản Quy hoạch chung của thành phố Hội An được xây dựng từ năm 2005 nên cả thời hạn và tầm nhìn hiện nay không còn phù hợp. Ông Sơn cho biết, từ năm 2020, thành phố Hội An đã xây dựng bản Quy hoạch phát triển mới phù hợp với tình hình thực tiễn:

"Sau gần 4 năm, Quy hoạch đã đi vào bước cuối cùng. Có thể nói với tầm nhìn của quy hoạch và Liên danh tư vấn nước ngoài, gần như đã giải quyết được những vấn đề căn bản đang đặt ra hiện nay. Thứ nhất là vấn đề bảo tồn, bảo tồn để phát triển. Nhưng họ đặt ra vế thứ hai, phải thực hiện “ phát triển để bảo tồn”. Và một định hướng nữa là Hội An quy hoạch làng trong phố, phố trong làng, chứ không phải đô thị hiện đại".

Quy hoạch không gian biển Quốc gia định hướng sử dụng không gian biển theo các vùng. Trong đó, đối với vùng biển và ven biển, việc phân vùng sử dụng biển để phát triển vền vững kinh tế biển trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh và điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, bản sắc văn hóa, tính đa dạng của hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng- an ninh...

Theo các chuyên gia, kinh tế biển có nhiều lĩnh vực như thủy sản, du lịch, khoáng sản, logistic, cảng biển, đánh bắt hải sản... Ở nhiều quốc gia trên thế giới, để phát huy tối đa hiệu quả, họ thường kết hợp nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau theo từng mức độ khai thác, hướng đến khoa học, bền vững và chú trọng tới bảo vệ môi trường.

Thời gian tới, các địa phương có biển của Việt Nam cũng cần dành thời gian, nguồn lực, huy động sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước cụ thể hóa Quy hoạch không gian biển Quốc gia, từ đó xây dựng bản quy hoạch không gian biển chi tiết, cụ thể hóa cho địa phương mình, tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển một cách hiệu quả, đồng thời góp phần hình thành các ngành kinh tế vững mạnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phân loại rác để đổ ở đâu?

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.

Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).

Dốc đề pa

Dốc đề pa

Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.

Thả gà ra đuổi

Thả gà ra đuổi

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.