TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Mấy ai biết được rằng, từng đó thời gian, người dân sinh sống trong khu Mả Lạng phải chịu cảnh sống trong “khu ổ chuột” giữa trung tâm thành phố hoa lệ vì “dính” quy hoạch treo.
Khu Mả Lạng còn được gọi là tứ giác Nguyễn Cư Trinh, giới hạn bởi 4 tuyến đường Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh - Trần Đình Xu - Nguyễn Cư Trinh. Ngay từ đầu hẻm 245 Nguyễn Trãi, chúng tôi bắt gặp nhiều người dân nói chuyện rôm rả về việc khu Mả Lạng vừa được gỡ bỏ quy hoạch sau hơn 20 năm.
Bắt chuyện với bà Nguyễn Thị Tư (bán nước đầu hẻm), bà cho biết, bên trong khu dân cư Mả Lảng có hàng trăm căn nhà siêu nhỏ, với diện tích chỉ trên dưới 20 m2. Phần lớn người dân trong khu là lao động nghèo, không có công việc ổn định.
Theo bà Tư, mấy ngày nay nghe tin bỏ quy hoạch, người dân sống trong hẻm này ai cũng mừng vì có thể sửa sang lại nhà cửa.
Tuy nhiên, bà Tư cũng lo lắng vì nhà đã xuống cấp nhưng vẫn chưa có điều kiện được sửa: “Nhà tôi cũng cất 30 mấy năm rồi đó, hồi đó cất là gạch đá không, không có sắt thép gì hết. Từ đó đến nay cũng chưa dám sửa chữa, nó cũng xuống cấp rồi nhưng chưa có tiền”.
Ẩn khuất sâu trong các con hẻm 168 Nguyễn Cư Trinh ngoằn ngoèo chỉ dựng vừa một chiếc xe máy là hàng trăm căn nhà siêu nhỏ, siêu hẹp. Tại khu vực này, nhà lớn nhất cũng chỉ hơn 20m2 và không ít nhà diện tích chưa tới 10m2 với hai, ba thế hệ sinh sống. Do diện tích nhỏ nên người dân phải cơi nới thêm không gian, khiến các con hẻm vốn đã nhỏ lại càng thêm ngoằn ngoèo, thiếu ánh sáng.
Với chiều dài khoảng 4m và ngang chỉ 1m2, vừa đủ một cánh cửa nhưng đó là nơi sinh sống của 9 thành viên trong một gia đình của bà Nguyễn Thị Bé (67 tuổi). Bên trong, tủ lạnh, tủ quần áo, bàn thờ... được gia chủ sắp xếp khá gọn nhưng căn nhà vẫn chật cứng. Do diện tích nhà chưa đầy 10m2 nên mọi chuyện sinh hoạt của gia đình bà đều gặp khó khăn.
Vừa nấu bữa chiều trên khu bếp tự chế phía trước nhà, bà Bé vừa cho biết, vì không gian chật hẹp nên không bữa nào mọi người được ngồi chung dùng cơm. Ngủ thì “chia ca”, nếu không thì bà phải đi ngủ nhờ nhà người khác: "Cô ở đây khoảng 50 năm rồi, gia đình có 9 người nhưng giờ căn nhà mục hết trơn, sờ vào vách tường nó phập phình vậy đó, không có chỗ ngủ, tối có thằng nhóc nó ngủ ở dưới, rồi sáng mọi người đi làm hết nó mới lên trên đó ngủ được. Tập trung hết mọi người lên gác là không có chỗ ngủ, con thấy trong bếp không nấu đồ ăn được, phải nấu ngoài sân không à, trời mưa phải bưng vào trong nấp".
Dù sống trong điều kiện khó khăn, chật hẹp thế nhưng bà Bé cho biết "không muốn đi nơi khác", bởi gia đình bà không có tiền và ở khu trung tâm dễ dàng cho việc làm ăn. Vừa qua khi nghe dự án giải tỏa bị chính quyền thành phố thu hồi, bà không khỏi vui mừng: "Không có giải tỏa thì tôi cũng yên tâm, nếu mà giải tỏa thì mình đâu có khả năng đâu mà mua nhà, mình phải xin tái định cư. Hôm trước lúc nghe giải tỏa thì cô rầu lo, ăn không ngon ngủ không yên. Giờ nghe không giải tỏa nữa thì mừng ghê, vì ở đây dễ làm ăn, ví dụ nếu không có tiền thì mình lau cái nhà, rửa cái chén thì cũng có tiền ăn, còn nếu mình đi chỗ khác nơi xứ lạ quê người thì mình đâu có biết làm gì ra tiền".
Sát bên nhà bà Bé, giọng bà Lương Thị Phấn 75 tuổi vọng sang: "Mấy chú này nói mình nghe là mình vui rồi bà ơi, mình không có phải đi nữa, mình ở đây luôn. Mà nói vậy thôi chứ chưa biết sao chú ơi, nhà nước nói là một việc, cứ việc nói nghe thì mừng lắm mà chưa biết như thế nào".
Ngoài 60 tuổi, bà Phạm Cẩm Vân (ngụ hẻm 168 Nguyễn Cư Trinh) gắn bó gần như cả đời người nơi khu Mả Lạng - trầm ngâm chia sẻ, phải sống trong cảnh chật chội, ẩm thấp để đợi thành phố họp bàn việc giải tỏa, bố trí nơi ở mới… nhưng đợi cả nửa đời người rồi.... Nhà ai cũng như nhau, chẳng thể làm gì được khi sống trong cảnh quy hoạch treo. Nay nghe bỏ quy hoạch, bà và người dân trong hẻm muốn làm giấy tờ, sửa chữa nhà cửa: "Người ta vừa rầu, vừa buồn và vừa vui mừng vì mình chờ đợi mấy chục năm qua rồi. Giờ nghe nói quyết định là bỏ thì người ta cũng mừng lắm. Những sau nổi mừng là thêm nổi lo, như giờ không giải tỏa thì cho người ta làm giấy tờ để người ta có những sinh hoạt mà đâu đó nó hợp thức đi".
Từ năm 2000, khu Mả Lạng có diện tích đất hơn 6,8ha này đã có chủ trương giải tỏa để chỉnh trang đô thị. Ban đầu dự án được giao cho Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn thực hiện. Đến năm 2006, dự án được chuyển giao cho Tập đoàn Bitexco xây dựng cao ốc văn phòng - trung tâm thương mại - căn hộ kết hợp chỉnh trang đô thị. Thế nhưng qua hơn 2 thập kỷ dự án này vẫn bất động. Sau khi TpHCM có quyết định thu hồi dự án, giờ đây người dân trong phạm vi dự án được thực hiện các quyền theo quy định của Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch.
Bà Châu Phùng Chi, Phó trưởng phòng quản lý Tài nguyên - Môi trường quận 1 cho biết: "Ban cán sự đảng, UBND Tp cũng đã giao cho sở kế hoạch đầu tư và các sở ngành có liên quan tham mưu đề xuất về phương thức thực hiện dự án trong quý II năm 2023. Đảm bảo tính khả thi, đúng quy định pháp luật và tình hình thực tiễn, đảm bảo quyền và lợi ích tối đa của người dân sinh sống trong khu vực" .
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.