Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Những "chiến binh" làm việc thiện không mỏi

Trọng Nhân: Thứ ba 30/07/2024, 11:12 (GMT+7)

Hơn 10 năm qua, tại xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang có một nhóm từ thiện với hàng chục thành viên tuổi từ 60 - 70 tuổi ngày ngày miệt mài thực hiện các công việc thiện nguyện dặm vá sửa chữa cầu đường nông thôn, chạy xe cứu thương miễn phí, xây dựng nhà tình thương…

Cứ có chuyện gì ai cần giúp, tổ thiện nguyện cùng các thành viên sẽ luôn luôn sẵn sàng.  

Nhóm thiện nguyện trong một lần hỗ trợ nước ngọt giúp người dân

Nhóm thiện nguyện trong một lần hỗ trợ nước ngọt giúp người dân

Xin chào ông Nguyễn Văn Sơ, điều gì đã thôi thúc ông thực hiện các công việc thiện nguyện, cụ thể là công việc vá đường như hiện nay?

Tôi theo đạo Phật giáo Hòa Hảo, đạo Phật giáo Hòa Hảo thì đức thầy chỉ dạy làm hết tất cả những việc từ thiện, chỉ làm thế nào mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Thế nên những việc thiện thì cứ làm chứ không phân biệt chuyện gì hết. Vậy nên xây nhà, xây cầu, làm đường, chạy xe cấp cứu từ thiện, cho cơm…mình thấy có ích cho bà con thì mình làm.

Đến nay, tôi làm được mười mấy năm rồi, thấy bà con đi qua những “ổ gà” bị sụp té ngã phải đi bệnh viện, từ chỗ đó chúng tôi mới tự vận động với nhau gom tiền mua nhựa vá đường, sửa lại những dốc cầu cho bà con đi lại an toàn.

Hiện có bao nhiêu người cùng ông tham gia những hoạt động thiện nguyện?

Có khi đi hơn 10 người, có khi 5-6 người mà ít nhất là từ 5 người trở lên.

Điều gì đã gắn kết mọi người với nhau và cùng thực hiện những công việc có ích như thế này?

Thấy việc gì đó là chúng tôi ngồi bàn lại với nhau rồi rủ nhau đi làm chung để cho đường xá tốt hơn, người dân chạy an toàn.

Từ khi bắt đầu công việc vá đường cho đến nay gia đình và bạn bè có ý kiến như thế nào?

Bạn bè tôi thì có một số đồng tình với tôi làm, cùng chung chí hướng. Có khi người ngoài thấy việc làm vậy đó thì người ta cũng chung tay làm với mình vì làm việc có ích cho xã hội mà.

Còn người nhà thì mấy đưa con tôi cũng có chí hướng với tôi chứ chẳng phản đối gì hết.

Ông thấy công việc này vất vả ra sao?

Có lúc cũng vất vả lắm…nhưng cũng có lúc bình thường, nói chung là có lúc này lúc kia chứ không chỉ vất vả.

Sau mỗi lần hoàn thành dặm vá một đoạn đường xuống cấp thì ông cảm thấy như thế nào?

Trong lòng mà mỗi ngày mà tôi làm được việc gì tốt là thấy bản thân vui lắm. Cũng như thấy “ổ gà” đó mà mình dặm vá được là tối về thấy con người mình khỏe lắm, vui tươi. Hoặc là một ngôi nhà lụp xụp, dột nát khi trời mưa mà khi mình sửa, xây được lại cho người ta là tối về mình ngủ cũng an tâm, còn nếu lại thấy hoàn cảnh khó khăn mà mình không làm được là tối hôm đó về ngủ bức rức lắm.

Thời tiết tháng 7 xuất hiện nhiều trận mưa khiến công việc vá đường không thể thực hiện. Tuy nhiên, thay vào đó là nhiều ngôi nhà tình thương được sửa chữa, dựng lên.

Thời tiết tháng 7 xuất hiện nhiều trận mưa khiến công việc vá đường không thể thực hiện. Tuy nhiên, thay vào đó là nhiều ngôi nhà tình thương được sửa chữa, dựng lên.

Thời gian qua ông và mọi người đã gặp những khó khăn gì khi thực hiện các công việc thiện nguyện?

Khó khăn của chúng tôi là ít có mạnh thường quân biết đến ủng hộ cho nên việc làm, chi phí vận động khó lắm. Thế nên chúng tôi làm lúc nào cũng thiếu hụt chứ không bao giờ dư. Ví dụ như đợt rồi làm đường gần 30 triệu đến giờ vẫn còn thiếu lại 4,5 triệu, xây nhà cũng vậy có khi thiếu lại 500 ngàn, 1 triệu như vậy đó, lâu lâu thì có người khá kinh tế ủng hộ giúp mình.

PV: Có khi nào ông và mọi người cảm thấy khó khăn, nản lòng rồi muốn dừng lại không?

Không đâu dễ gì, không nản chí được. Việc thiện thì cứ thế mà làm thôi.

PV: Vậy thì thời gian qua nguồn kinh phí để phục vụ công việc thiện nguyện là từ đâu?

Cũng như giờ muốn làm chuyện gì đó thì mình kêu gọi mọi người trong nhóm đạo, rồi mọi người cùng chung tay làm. Ai có tiền thì góp tiền, có người vài trăm ngàn, có người vài triệu…rồi đi làm ngoài đường thế đó người nào có lòng thì ủng hộ tiếp; xây nhà cũng vậy, mình cũng kêu gọi rồi mọi người gom vào, rồi người này truyền tai người kia cứ như vậy chứ không có tiền liền, có khi xây xong một ngôi nhà mới có tiền trả. Nói chung là có bao nhiêu làm bao nhiêu chứ không có dư để vào quỹ.

Thời gian tới, ông và mọi người mong muốn điều gì để công việc thiện nguyện được tốt hơn?

Hai chiếc xe chạy từ thiện hiện đã xuống cấp và hư mấy ngày nay không chạy được nữa. Vì vậy cũng mong muốn là mạnh thường quân ủng hộ một chiếc xe nữa để chuyển bệnh cho bà con lúc đau ốm bất thường.

Vâng cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện vừa rồi!

Thời tiết tháng 7 xuất hiện nhiều trận mưa khiến công việc vá đường không thể thực hiện. Tuy nhiên, thay vào đó là nhiều ngôi nhà tình thương được sửa chữa, dựng lên

Hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Văn Sơ cùng các thành viên nhóm từ thiện tại xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thường xuyên tất bật với những “việc xã hội”. Cứ ở quanh khu vực lân cận có việc gì khó khăn thì nhóm thiện nguyện này đều sẵn sàng giúp đỡ. Lúc thì sửa đường, sửa cầu, hôm thì xây dựng nhà tình thương và đặc biệt ưu tiên đưa đón những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đi đến bệnh viện…

Nhóm thiện nguyện này không tên, hoạt động chẳng phô trương rầm rộ và có cùng điểm chung là lòng nhân ái trong mỗi thành viên. Dù ở độ tuổi từ U60 đến U70 - tuổi mà nhiều người được gác lại những bộn bề của cuộc sống, hưởng sự an nhàn tuổi già và quây quần cùng con cháu nhưng đối với các thành viên trong nhóm từ thiện lại khác, họ chọn ngày ngày hăng say bận rộn với những công việc giúp đời, giúp người vì những con người ấy tâm niệm rằng “thấy người khổ không đành”.

“Mong muốn mọi người đoàn kết chung tay với nhau mình làm vì xã hội, lợi ích cho địa phương và bà con có hoàn cảnh khó khăn.”

“Giúp được việc gì cho bà con lúc khổ là mình vui lắm, người ta còn vui hơn nữa.”

“Nếu làm được việc gì thiện là mình thấy vui…thấy khỏe trong người”.

Ông Lê Văn Ngoan, 58 tuổi, một thành viên trong nhóm từ thiện cho biết, dù công việc mưu sinh bận rộn nhưng ông Ngoan luôn cố gắng sắp xếp để cân bằng giữa kinh tế gia đình và việc xã hội. Cứ thế công việc từ thiện dần dà trở thành thói quen trong cuộc sống, ngấm sâu vào văn hóa không thể thiếu của gia đình ông Ngoan và được truyền từ đời này sang đời khác.

“Tôi còn chạy xe tải, mình đi để kiếm chi phí rồi làm việc thiện. Đời cha tôi cũng làm từ thiện tới 85 tuổi và mới mất gần đây, gia tài của cha tôi có vài trăm tấm giấy khen, huân chương nữa. Gia đình làm việc thiện cha truyền con nối mà. Cha làm như thế mình thấy tốt, ai cũng quý cũng mến thì mình làm theo, mình làm theo mình thấy công việc tốt thì mình tiếp tục duy trì.”

Công việc từ thiện vốn dĩ vất vả và sẽ càng thêm khó khăn khi không có nhiều sự chung tay đồng hành từ phía các mạnh thường quân. Dù là thế nhưng những “chiến binh” trong tổ thiện từ thiện xã Tân Hội vẫn cứ ngày ngày say mê “bận rộn” với công việc giúp mọi người.

Ông Mai Văn Mọi, 62 tuổi, một thành viên kỳ cựu của nhóm từ thiện cho rằng, để làm được những việc vừa qua, từng thành viên đã không ngừng cố gắng và quan trọng hơn hết là sự đoàn kết để từ đó “biến” việc khó thành dễ.

“Giờ mình còn sức khỏe, nơi nào mà mình thấy bà con quá khó khăn thì mình còn sức khỏe mình giúp tới đâu hay tới đó. Thấy vậy chứ làm về cũng mệt lắm. Nói chung làm công việc thiện này anh em trong nhóm hòa thuận mới làm được. Ai không có tiền, của thì có công, rồi ai có công có tiền thì càng tốt.”

Những việc làm tốt ngày một được lan rộng không chỉ trên địa bàn của huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang mà còn đến những vùng khó khăn tại tỉnh An Giang lân cận. Chủ tịch UBND xã Tân Hội - ông Nguyễn Văn Giao cho biết, thời gian qua nhóm từ thiện do ông Nguyễn Văn Sơ làm tổ trưởng đã kịp thời hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống, góp phần xây dựng địa phương ngày một phát triển. Với những việc làm tốt như thế địa phương sẽ luôn đồng hành, ủng hộ nhằm duy trì những hoạt động ý nghĩa.

“Địa phương có lúc giúp được sẽ giúp thêm, tác động thêm. Ví dụ hỗ trợ về nhân lực tạo điều thêm cho mọi người làm. Nếu trường hợp nhóm yêu cầu địa phương sẽ hỗ trợ. Ví dụ vá đường thiếu vật liệu thì địa phương sẽ kêu gọi các doanh nghiệp bán vật liệu xây dựng trên địa bàn hỗ trợ thêm. Đây là điều mong mỏi của địa phương mà, bởi vì giúp cho xã hội không chỉ riêng trách nghiệm của địa phương mà là cả cộng đồng, ai có tâm, có điều kiện giúp được thì chúng tôi cũng đồng tình cao thôi nhưng trên tinh thần chấp hành theo đúng quy định pháp luật.”

Dù tuổi cao, sức khỏe có hạn nhưng tinh thần vì mọi người của những “chiến binh” trong nhóm từ thiện thì vẫn luôn ngày một lớn dần theo thời gian. Và tinh thần không mỏi, không mệt sẽ càng được đẩy lên cao hơn nữa nếu có sự chung tay đồng hành của những mạnh thường quân trên chặn đường sắp tới. Qua đó những đoạn đường xấu, hư hỏng sẽ được sửa chữa dìu các em nhỏ đến trường, nhiều cây cầu mới được bắt qua sông để thuận lợi giao thương và thêm nhiều ngôi nhà được xây dựng che mưa nắng cho những mảnh đờ cơ cực…

Trọng Nhân/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Ra đường “sống chết có số”?

Ra đường “sống chết có số”?

Những con số biết nói về tình hình tai nạn giao thông những tháng qua cho thấy, đây vẫn luôn là nỗi ám ảnh của toàn xã hội. Điều đó cũng đòi hỏi các giải pháp và chính sách cải thiện an toàn giao thông cần thiết thực hiệu quả hơn để tai nạn giao thông hạ nhiệt trong thời gian tới.

Vĩnh Long: Di dời bến phà nối 4 xã cù lao, người dân đi lại thế nào?

Vĩnh Long: Di dời bến phà nối 4 xã cù lao, người dân đi lại thế nào?

Bến phà An Bình mỗi ngày vận chuyển trên 10.000 lượt phương tiện qua lại giữa TP.Vĩnh Long và 4 xã cù lao thuộc huyện Long Hồ. Cách đây 2 ngày, bến phà đã được di dời đi nơi khác vì phía bờ TP.Vĩnh Long được đưa vào khu vực có khả năng sạt lở nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao.

Trạm BOT Phú Hữu hoạt động, người dân nói 'vô lý'

Trạm BOT Phú Hữu hoạt động, người dân nói "vô lý"

Trạm BOT Phú Hữu đặt trên đường Nguyễn Thị Tư (phường Phú Hữu, TP.Thủ Đức, TP.HCM) chính thức thu phí các phương tiện ra vào Khu công nghiệp Phú Hữu. Mặc dù người dân trong khu vực được miễn phí khi qua trạm nhưng nhiều người cũng cho rằng, việc thu phí khi qua trạm BOT chưa hợp lý, tạo thêm gánh nặng cho họ.

Những ngày “mở sóng”

Những ngày “mở sóng”

Đối với rất nhiều phóng viên của VOV Giao thông, khoảng thời gian cơn bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu của nó hoành hành ở miền bắc, có lẽ sẽ là một trong những ký ức khó quên.

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành lắp đặt hạng mục quan trọng nhất

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành lắp đặt hạng mục quan trọng nhất

Sau 120 ngày thi đua thi công, hạng mục kết cấu mái công trình nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành đúng mục tiêu tiến độ, tạo tiền đề quan trọng đưa cả dự án về đích.

Gần 2 triệu trẻ em Việt Nam ảnh hưởng bởi lũ lụt, sạt lở đất

Gần 2 triệu trẻ em Việt Nam ảnh hưởng bởi lũ lụt, sạt lở đất

Trẻ em tại Việt Nam, Myanmar, Lào và Thái Lan có nguy cơ không được tiếp cận với giáo dục, nước sạch và các dịch vụ thiết yếu khi lũ lụt và sạt lở đất gây hư hại nhà cửa và cơ sở hạ tầng.

Cựu sinh viên Luật phát động chương trình thiện nguyện tái xây dựng nhà sau bão Yagi

Cựu sinh viên Luật phát động chương trình thiện nguyện tái xây dựng nhà sau bão Yagi

Chương trình thiện nguyện tái xây dựng nhà sau bão Yagi được phát động trước thềm Kỷ niệm 20 năm ngày ra trường (2005 – 2025) của sinh viên khóa K26 – Trường Đại học Luật Hà Nội.