Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Quảng Ninh: Hơn 35 tàu bị chìm do bão, cần làm gì để khắc phục ô nhiễm tràn dầu?

Hải Hà: Thứ ba 10/09/2024, 06:13 (GMT+7)

Siêu bão Yagi đã khiến 21 tàu du lịch bị đắm tại chỗ, 5 tàu cá và một số tàu vận tải bị đắm trên địa thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như thế nào và phương án khắc phục ra sao?PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam:

Tàu chở khách tham quan trong ngày bị sóng đánh tấp vào cầu tàu của công ty ông Duy Anh và chìm sau đó, cầu tàu hư hỏng nặng. Ảnh: NVCC

Tàu chở khách tham quan trong ngày bị sóng đánh tấp vào cầu tàu của công ty ông Duy Anh và chìm sau đó, cầu tàu hư hỏng nặng. Ảnh: NVCC

PV: Thưa ông, theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 21 tàu du lịch và 5 tàu cá bị chìm đắm, 9 tàu vận tải bị chìm. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ như thế nào đối với ô nhiễm môi trường, thưa ông?

Ông Phạm Văn Sơn: Với sức mạnh của cơn bão Yagi thì việc các tàu, thuyền bị chìm đắm là việc khó tránh khỏi. Bên trong các tàu bị nạn đang tồn chứa nhiên liệu chủ yếu là dầu diesel, các sản phẩm khác của dầu, nước thải nhiễm dầu. Còn đối với các tàu chở hàng nếu hàng hóa vận chuyển là hóa chất thì có thể nghiêm trọng hơn.

Hàng chục tàu bị nạn chìm đắm này, với tốc độ của sóng, dòng chảy đá ngầm có thể bị vỡ bất cứ lúc nào và làm cho dầu và các chất nguy hại khác thoát ra môi trường nước, đặc biệt sự cố tràn dầu.

Do đặc điểm của dầu là nhẹ hơn nước nên ngay cả khi tàu chưa bị chìm, chưa bị vỡ thì dầu còn tồn chứa trong các khoang, bồn chứa nguyên liệu có nguy cơ bị đẩy thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường nước

Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, vịnh Cát Bà thuộc khu vực có tính nhạy cảm cao, hệ sinh thái biển rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường nước nên việc trục vớt an toàn hàng chục tàu bị nạn để loại bỏ nguy cơ ô nhiễm biển là vô cùng quan trọng và cấp bách.

PV: Trung tâm ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam lên những phương án như thế nào để ứng phó sự cố, xử lý ô nhiễm dầu, khắc phục hậu quả sự cố tàu chìm như thế nào?

Ông Phạm Văn Sơn: Chúng tôi cố gắng liên hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý, lực lượng chức năng để sẵn sàng huy động lực lượng tại các trạm ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng nhằm phối hợp, xử lý tràn dầu, ô nhiễm môi trường từ các tàu bị đắm, chủ động phòng ngừa sự cố tràn dầu từ các tàu bị đắm, xử lý ô nhiễm phát tán từ các tàu bị nạn cho đến khi hoàn thành hoạt động trục vớt.

Đồng thời, Trung tâm ứng phó sự cố môi trường đã chuẩn bị sẵn các phương án ô nhiễm môi trường do dầu xâm nhập vào bờ và các khu vực nhạy cảm.

Ghi nhận tại Cảng tàu khách Quốc tế Tuần Châu, thống kê có khoảng hơn 20 tàu du lịch bị chìm sau khi bão Yagi đổ bộ, nhiều nhất là tại âu neo đậu số 2 của cảng. Ảnh: Vietnamnet

Ghi nhận tại Cảng tàu khách Quốc tế Tuần Châu, thống kê có khoảng hơn 20 tàu du lịch bị chìm sau khi bão Yagi đổ bộ, nhiều nhất là tại âu neo đậu số 2 của cảng. Ảnh: Vietnamnet

Chúng ta thấy rằng, sự cố do thiên tai luôn là tác nhân nguy hiểm kéo theo sự cố về nhân tai như sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất, sự cố chất thải. Rất nhiều tình huống là sự cố hỗn hợp không thể phân biệt được là dầu, hóa chất, chất thải. Khi có mưa bão, ngập úng, nguy cơ này ở mức độ rất cao.

Sau dịch Covid -19, một số tình huống pháo hoa, bão lú, hỏa hoạn … chính quyền thành phố Đà Nẵng, Quảng Ninh hiểu rất rõ sự liên kết chặt chẽ giữa sự cố thiên tai- sự cố nhân tai. Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam luôn là lực lượng trực chiến trong công tác phòng ngừa sẵn sàng ứng phó sự cố ở địa phương này. Chúng tôi mong rằng tất cả các địa phương trên cả nước đều có chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ứng phó với các dự cố thiên tai, nhân tai, trong thực hành thực tiễn để hạn chế thấp nhất những mức thiệt hại có thể.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!

Trả lời PV VOV Giao thông, ông Lê Mạnh Dần, Trưởng Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh, cho biết, nhờ công tác chuẩn bị, ứng phó trước bão chu đáo nên đã giảm được đáng kể thiệt hại do bão gây ra.

Toàn bộ người và các cảng bến, cầu cảng trên địa bàn từ Từ Bến Gio, Cẩm Phả đến Tiên Yên, Mông Dương đều được đảm bảo an toàn, chỉ có một số cây xanh bị bất gốc.

Hiện nay, đời sống của người dân, cán bộ khu vực này đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng Ba Không “Không Điện, Không nước và Không internet” từ ngày 7/9 đến sáng ngày hôm nay. Đơn vị cũng đề nghị các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng sớm có những biện pháp khắc phục để sớm ổn định cuộc sống, công việc cho người dân sau bão.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM nên mạnh dạn thành lập Sở chuyên trách lo chuyện cây xanh

TP.HCM nên mạnh dạn thành lập Sở chuyên trách lo chuyện cây xanh

Cây xanh là tài sản quý giá của mỗi thành phố, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hoá và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh đô thị hiện nay vẫn còn nhiều bất cập do thiếu tư duy quy hoạch tổng thể.

Lòng nhân ái nên được gửi đúng chỗ

Lòng nhân ái nên được gửi đúng chỗ

Bão số 3 gây ra những thiệt hại nặng nề, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Lúc này đây những tấm lòng nhân ái, của cộng đồng được thể hiện qua hoạt động quyên góp, ủng hộ. Tuy nhiên, đáng buồn thay, có những kẻ lợi dụng tình hình này để lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tài sản của người hảo tâm.

Cứu trợ bão lũ: Ứng dụng công nghệ để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm

Cứu trợ bão lũ: Ứng dụng công nghệ để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm

Hàng trăm đoàn cứu trợ tự phát từ các địa phương với hàng tấn hàng cứu trợ đã và đang lên đường. Tuy nhiên, nhiều đoàn cứu trợ tập trung ở một điểm, hàng hóa dư thừa, hư hỏng, trong khi nhiều vùng khác lại rất thiếu thốn.

Để đảm bảo an toàn khi đi lại trong điều kiện mưa lũ, úng ngập

Để đảm bảo an toàn khi đi lại trong điều kiện mưa lũ, úng ngập

Mưa lũ, úng ngập là bối cảnh người tham gia giao thông phải đối diện với nhiều nguy cơ mất an toàn. Lái xe trong điều kiện này là việc không đơn giản, ngay cả với những người cầm lái nhiều năm và có thể gây nguy hiểm nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng.

800 em nhỏ ở các Mái ấm tham gia chương trình “Nụ cười đêm trăng”

800 em nhỏ ở các Mái ấm tham gia chương trình “Nụ cười đêm trăng”

Chiều 14/9, tại Công viên Văn hoá Đầm Sen, gần 800 trẻ em từ 20 Mái ấm, Cô nhi viện, Lớp học tình thương.... cùng tham gia những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Nụ cười đêm trăng”. Chương trình do CLB Những người bạn tổ chức cùng sự đồng hành của Hội Phụ nữ Từ thiện TP.HCM.

Đằng sau những mùa mía đắng

Đằng sau những mùa mía đắng

Trong khi cả nước ghi nhận giá đường tăng cao và diện tích vùng nguyên liệu được mở rộng thì tại miền Tây, “cục diện” ngành đường khá u ám. Toàn vùng hiện nay chỉ còn 2 nhà máy đường hoạt động. Trong khi nông dân chọn chuyển đổi giống cây trồng cho kinh tế cao....

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.