Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Đằng sau những mùa mía đắng

Kim Loan: Thứ bảy 14/09/2024, 09:11 (GMT+7)

Trong khi cả nước ghi nhận giá đường tăng cao và diện tích vùng nguyên liệu được mở rộng thì tại miền Tây, “cục diện” ngành đường khá u ám. Toàn vùng hiện nay chỉ còn 2 nhà máy đường hoạt động. Trong khi nông dân chọn chuyển đổi giống cây trồng cho kinh tế cao....

Cuối tháng 8/2024, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO) thông qua phương án tạm dừng hoạt động của nhà máy đường Phụng Hiệp vụ 2024-2025. Theo công ty này, nguyên nhân chính là do địa phương không có đủ nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động.

Ông Cao Văn Chính, hộ dân trồng mía tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang lòng dạ rối bời vì biết mình sẽ trầy trật chạy đi bán mía cho thương lái trong mùa này: “Công sức trồng cây mía đường gần một năm, chờ thu gom để đạt thành quả mà bây giờ công bố nhà máy ngưng hoạt động. Thương lái mua mía chục (làm nước ép) biết được thông tin này thì họ ép giá nông dân. Người dân rất lo, ít hay nhiều gì thì nhà máy cũng nên chạy hằng năm để tiêu thụ mía.”

Không áp lực như ông Chính, ông Đinh Văn Triệu (ngụ ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) 4 năm qua chuyển từ đất mía sang trồng chuối nên tìm được đầu ra. Ông Triệu cho biết, ông đã từng “thủy chung” với cây mía hơn 20 năm trong khoảng diện tích 15.000 mét vuông đất. Nhưng cũng chính ông dứt ruột bỏ mía vì ở “thủ phủ” mía đường Phụng Hiệp xưa nay thường trầy trật với nhiều rủi ro. Giá mía không ổn định, liên tiếp trồi sụt qua từng năm, nếu được mùa thì mất giá, nông dân thua lỗ. Còn loại mía bán được giá thì lại cho năng suất rất thấp, lời lãi chẳng bao nhiêu.

Ông Triệu cho biết thêm: “Mình trồng mía nguyên liệu (giống chín muộn) để có năng suất bán cho nhà máy đường nhưng doanh nghiệp hợp đồng không chặt chẽ với nông dân. Từ đó chúng tôi mới thấy chán nản. Loại mía nguyên liệu có năng suất cao thường là KK3, K95… mà loại này thương lái mua về bán mía chục không được. Loại bán mía chục ép nước là giống ROC 16. Nhưng bán mía nguyên liệu 1.000 đồng/kg, bán mía chục cao hơn 1.200 đồng/kg cũng chẳng có lời”.

Giống mía bán cho nhà máy đường thì cho năng suất trung bình 120 tấn/hecta. Tuy nhiên chính sách thu mua và giá cả thời gian qua giữa doanh nghiệp và nông dân chưa tìm được tiếng nói chung.

Giống mía bán cho nhà máy đường thì cho năng suất trung bình 120 tấn/hecta. Tuy nhiên chính sách thu mua và giá cả thời gian qua giữa doanh nghiệp và nông dân chưa tìm được tiếng nói chung.

Hậu Giang là địa phương có vùng mía nguyên liệu trọng điểm của ĐBSCL, trước năm 2014, nơi đây sở hữu 15.000 hecta. Tuy nhiên, qua nhiều năm mua bán không thuận lợi, nông dân chuyển đổi cây trồng, hiện diện tích thực có của tỉnh là 3.000 hecta. Trong đó, 2.500 hecta đã dùng làm nước giải khát.

Còn tại Trà Vinh, từ 6.000 hecta, nay diện tích xuống giống chỉ còn 800 hecta. Trước bối cảnh diện tích quá ít, nhà máy đường Trà Vinh lo ngại mẻ đường mới năm nay không đủ mía ép. Tương tự tại huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), từ 9.000 hecta thời hoàng kim nay chỉ còn 2.700 hecta. Ngay cả trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cù Lao Dung lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 cũng xác định kéo giảm diện tích mía của địa phương ổn định ở 2.000 hecta.

Ông Nguyễn Văn Đắc - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung cho biết nỗ lực của địa phương thời gian qua: “Quan điểm của huyện là ổn định diện tích mía, tạo điều kiện để công ty mía đường về liên kết, đầu tư, bao tiêu với người dân. Hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để đại diện ký kết với công ty mía đường để giúp cho cây mía, mối liên kết giữa công ty với người dân càng ổn định. Giúp người dân trồng mía có lợi nhuận bền vững hơn”.

Đến thời điểm hiện tại, ĐBSCL chỉ còn 3 nhà máy là: nhà máy đường Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh), nhà máy đường Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) và nhà máy đường Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang). Trong đó, 2 nhà máy Trà Vinh và Sóc Trăng còn hoạt động trong trạng thái cầm chừng. Vùng đã ghi nhận ít nhất 7 nhà máy đường đóng cửa hoàn toàn.

Mấu chốt khiến ngành mía – đường ĐBSCL ngày càng đi xuống nằm ở khâu hợp đồng thu mua giữa doanh nghiệp và nông dân không tìm được tiếng nói chung trong thời gian dài. Sản xuất manh mún nên dẫn tới giá thành trồng mía cao. Lý giải về việc tại sao doanh nghiệp không thể nâng giá mía cho nông dân có động lực vì thu lời?

Ông Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam từng trả lời: “4 năm nay Hiệp hội liên tục kêu gọi doanh nghiệp tăng giá liên tục và hiện tại giá thu mua mía của ta đã ngang bằng với một số nước trong khu vực, nông dân của ta đã có lãi. Nhưng để nâng thêm nữa thì phải xem xét có cân bằng với giá đường không? chứ nếu nâng giá thu mua mía mà đường nó quay đầu sụt xuống thì rất khó khăn. Chính vì thế Hiệp hội chỉ có thể kêu gọi doanh nghiệp tính toán các yếu tố để nâng giá mía thêm cho nông dân vì giá phân bón đang tăng, giúp nông dân có lời”.

Nếu các địa phương ĐBSCL không quy hoạch lại ngành mía - đường thì ngành này sớm bị xóa sổ.

Nếu các địa phương ĐBSCL không quy hoạch lại ngành mía - đường thì ngành này sớm bị xóa sổ.

Chính vì doanh nghiệp đơn phương hạ giá thu mua, nông dân thua lỗ và bị cạnh tranh đất trồng bởi các cây khác như sầu riêng, mít thái, mãng cầu…nên cây mía mất hút cũng là quy luật hiện hữu. Mặt khác, những vùng đất vốn nhiễm phèn trước đây của mía nay đã được thủy lợi khép kín, có thể trồng nhiều loại cây ăn quả khác.

Do vậy, nông dân đã mạnh dạng bỏ mía chuyển đổi sang cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao hơn.

Về khó khăn hoạt động của nhà máy đường, hoặc đóng cửa nhà máy, hoặc di dời nhà máy đến nơi có vùng nguyên liệu tốt hơn. Nếu không có giải pháp quy hoạch lại ngành trồng mía, thì ngành đường sẽ xóa sổ sớm tại ĐBSCL.

Các ghe mía chở đến nằm chờ nhà máy đường Vị Thanh (Hậu Giang) thu mua cách đây vài năm. Nay nhà máy đường Vị Thanh cũng đã đóng cửa vì vùng mía nguyên liệu ở TP. Vị Thanh không còn.

Các ghe mía chở đến nằm chờ nhà máy đường Vị Thanh (Hậu Giang) thu mua cách đây vài năm. Nay nhà máy đường Vị Thanh cũng đã đóng cửa vì vùng mía nguyên liệu ở TP. Vị Thanh không còn.

Qua 25 năm xây dựng và thực hiện chương trình “Một triệu tấn đường”, ngành mía đường Việt Nam tạo việc làm cho hơn 35.000 hộ nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Thuận lợi của ngành đường là khi đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam bảo lưu và đưa mặt hàng đường vào nhóm có hạn ngạch thuế quan hàng năm. Điều này có nghĩa, nhà nhập khẩu được ưu đãi thuế quan trong hạn ngạch hàng năm còn nhập khẩu ngoài hạn ngạch thì áp thuế cao để bảo vệ sản xuất trong nước.

Việt Nam đã bảo vệ sản xuất mía đường bằng phương án chống đường nhập lậu giá rẻ. Đáng lý ra, đây là cơ hội cho ngành mía đường ĐBSCL “trở mình” tham gia vào chuỗi cung ứng mặt hàng thiết yếu và đóng góp lớn cho ngành đường vươn ra xuất khẩu. Nhưng ngược lại, ngành đường đứng trước nguy cơ bị xóa sổ khỏi vùng.

Trong khi ngành đường trong nước chỉ mới đáp ứng được 45%/năm (900.000 tấn).  Bộ Công Thương phải nhập khẩu tối thiểu 600.000 tấn/năm. Điều này bắt buộc ngành chức năng phải nhìn lại công tác tổ chức sản xuất đường trong nước chưa theo kịp yêu cầu thị trường. Nhiều nhà máy không đảm bảo được giá mua mía hợp lý cho nông dân. Tình trạng buôn lậu gây khó khăn cho tiêu thụ đường trong nước.

Để ngành mía đường phát triển bền vững, điều tất yếu là ngành nông nghiệp các địa phương phải đi đầu trong quy hoạch vùng nguyên liệu với quy mô lớn để có điều kiện áp dụng kỹ thuật mới về phân bón, giống, thâm canh, thủy lợi… Cần đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông nội đồng, cơ giới hóa từ khâu chuẩn bị đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch mía. Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sinh học sản xuất, lai tạo các giống mía mới như các giống lai, giống thuần cho năng suất cao.

Nhà máy cũng cần đầu tư nâng cấp hiện đại hóa máy móc thiết bị, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật công nghệ và nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh để hạ giá sản phẩm. Nhà nước cũng cần có chính sách ưu đãi riêng cho ngành mía đường, có như vậy ngành mía đường mới phát triển bền vững, không bấp bênh, trồi sụt như những năm gần đây.

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT ưu tiên bố trí nguồn kinh phí hằng năm cho công tác nghiên cứu giống mía mới và hỗ trợ triển khai dự án giống mía ba cấp ở vùng sản xuất mía trọng điểm. Nghiên cứu đề xuất bổ sung cây mía vào nhóm cây trồng thuộc đối tượng hỗ trợ bảo hiểm khi xảy ra thiên tai. Có như vậy, cây mía mới trụ nổi trước áp lực của các loại cây trồng khác.

Giống mía bán cho nhà máy đường thì cho năng suất trung bình 120 tấn/hecta. Tuy nhiên chính sách thu mua và giá cả thời gian qua giữa doanh nghiệp và nông dân chưa tìm được tiếng nói chung.

Giống mía bán cho nhà máy đường thì cho năng suất trung bình 120 tấn/hecta. Tuy nhiên chính sách thu mua và giá cả thời gian qua giữa doanh nghiệp và nông dân chưa tìm được tiếng nói chung.

So với các nước trồng mía như Philippines, Indonesia, Trung Quốc và họ có sản xuất đường thì giá đường của Việt Nam vẫn thấp hơn giá đường nội địa của các nước. Hiện nay, Việt nam đang tiệm cận với giá chung và tương đối hợp lý 21.000 đồng/kg). Muốn ngành mía ổn định thì ngành đường phải được giữ yên. Ngành chức năng phải đảm bảo giá đường trong nước ổn định, không sốt giá để đảm đầu ra của chuỗi liên kết sản xuất mía – đường.

Về việc này, Hiệp hội Mía đường Việt Nam vải giữ vai trò kêu gọi bình ổn giá thị trường bằng cách đưa đường ra thị trường theo yêu cầu sử dụng, giữ giá bán hiện nay đảm bảo được mục tiêu hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, không để giá đường tăng thêm nữa, tuyệt đối không thực hiện hoặc tiếp tay với các hành vi găm hàng, đẩy giá. Quan trọng vẫn là “trụ cột” doanh nghiệp sản xuất mía đường. Chỉ khi nào nông dân sống được với cây mía thì mới có nguyên liệu dồi giàu cho ngành đường.

Với thảm cảnh được mùa mất giá, mía rẻ như cho thời gian qua cũng là một bài học rút ra để doanh nghiệp có chính sách hợp tác hiệu quả hơn với nông dân trồng mía.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tấm lòng từ miền Nam

Tấm lòng từ miền Nam

Những ngày qua, cả đất nước như cùng hoà chung một nhịp đập yêu thương. Hàng triệu trái tim đồng lòng hướng về miền Bắc, nơi đồng bào đang oằn mình chống chọi với thiên tai, bão lũ.

Những nụ cười trong làn nước lũ

Những nụ cười trong làn nước lũ

Khi tôi đang loay hoay với đống máy ảnh giữa cơn mưa tầm tã trên đầu và dưới chân nước ngập đến ngang đùi, bỗng thấy một bóng người lờ mờ phía xa ngoắc tay lia lịa, ban đầu cứ tưởng gọi ai, quay tứ phía thì chỉ có mình, nên đoán người ta gọi mình.

Nhiều đơn vị giảm giá thi công mái tôn sau bão số 3

Nhiều đơn vị giảm giá thi công mái tôn sau bão số 3

Sau cơn bão số 3, nhu cầu thi công mái tôn tăng cao, nhiều đơn vị sửa chữa và lắp đặt mái tôn đã có những khuyến mại, giảm giá nhằm phần nào hỗ trợ người dân khắc phục những hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra.

QL70 tắc nhiều điểm, công tác khắc phục gặp nhiều khó khăn

QL70 tắc nhiều điểm, công tác khắc phục gặp nhiều khó khăn

Những ngày qua mưa lớn sau bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, đặc biệt trên tuyến QL70 đoạn đi qua địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có hơn 20 điểm sạt lở, gây ùn ắc, ngập lụt và đứt gãy giao thông.

Phố Hàng Mã mùa trung thu

Phố Hàng Mã mùa trung thu

Năm nào cũng vậy, Trung thu tới mang theo bầu không khí nhộn nhịp khắp phố phường Hà Nội, con phố Hàng Mã rực rỡ và lung linh từ rất sớm.

'Đôi cánh' cho em

"Đôi cánh" cho em

Nhiều năm qua, trường khuyết tật tình thương Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang giống như một ngôi nhà thứ hai của các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và kém may mắn trong cuộc sống.

Đường sắt Hà Nội - Lào Cai dự kiến thông một số khu gian vào ngày 14/9

Đường sắt Hà Nội - Lào Cai dự kiến thông một số khu gian vào ngày 14/9

Hiện nay trên tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai vẫn còn 20 điểm ngập sâu, trên 45 điểm sạt lở nền đường và nhiều vị trí cây xanh, cột tín hiệu, cột điện đổ vào đường sắt, khiến cho tuyến đường sắt này hoàn toàn tê liệt.