Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
CHO ĐI LÀ CÒN MÃI
Cuối năm 2003, quận Bình Tân tách ra từ huyện Bình Chánh, thời điểm đó, toàn tuyến đường Nguyễn Văn Cự dài khoảng 3 km thấp trũng, sình lầy, rất bất tiện cho người dân đi lại.
Khi có chủ trương vận động nhân dân hiến đất mở rộng hẻm của thành phố, đa phần người dân còn ít nhiều băn khoăn và đắn đo, vì “tấc đất tấc vàng”.
“Cho đi là còn mãi. Bản thân gia đình tôi có đất nhiều, thời điểm đó có khoảng hơn 1.000m2. Nhưng với tôi và gia đình, đây là một chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa sâu rộng, có tính nhân văn cao, thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt của xã hội chứ không chỉ riêng ý nghĩa về việc làm đường hay mở rộng hẻm”, ông Nghề chia sẻ.
Lý giải về lý do cho đi số tài sản lớn, ông Nghề đăm chiêu: “Đó thực sự là cả một gia tài, tuy nhiên vì lợi ích chung thì cũng chẳng thấm vào đâu. Sự thụ hưởng và ghi nhận của xã hội là giá trị cốt lõi cần được nhân lên”.
Ông tâm sự, nếu mang đất đi bán, lợi ích, giá trị tăng lên, nhưng không thể so sánh bằng với lợi ích làm đường để cộng đồng cùng được thụ hưởng.
Và đó cũng chính là truyền thống của gia đình ông tại vùng đất Gia Định - Sài Gòn - TP.HCM.
HIẾN MIẾNG ĐẤT KIẾM CƠM
Ông Nguyễn Cao Hải ngụ tại hẻm 62 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3 là người đầu tiên trong hẻm đã tự nguyện hiến 5m2 đất trước nhà. Trước đó, ông và nhiều người dân đã từng chứng kiến một vụ hoả hoạn ngay chính tại con hẻm mà ông đang sinh sống.
Người dân trong xóm phải xách từng xô nước dập lửa bởi xe cứu hoả chỉ có thể vào tới đầu hẻm và phải kéo từng đoạn ống dẫn nước. 4 ngôi nhà trong hẻm đã bị thiêu rụi hoàn toàn sau vụ hoả hoạn. Thời điểm trước năm 2000, không chỉ ở con hẻm này, nhiều con đường, hẻm nhỏ tại TP.HCM không đạt quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy.
Mặc dù gia đình ông Hải không lấy gì làm dư dả, lại dựa vào khoảnh đất trước nhà để bán cơm bình dân, tuy nhiên, ông đã quyết định hy sinh những mét đất quý giá của gia đình mình.
Sau khi hiến đất, gia đình ông phải chuyển vào buôn bán phía trong nhà. Nhưng sau ông Hải, 170 hộ dân đã tự nguyện hiến đất theo, có gia đình còn tự nguyện tháo dỡ cả nhà đã xây dựng kiên cố. Con hẻm nhỏ 3 mét đã mở rộng lên gần 6m và dài gần 400 mét.
Giờ đây, người dân thoải mái ngồi ở hẻm đọc báo, tập thể dục, các em nhỏ có không gian rộng rãi để chơi đùa.
HIẾN MỘT PHẦN NGÔI NHÀ CỦA 5 THẾ HỆ
Để thuyết phục người dân, nhà giáo về hưu Trần Văn Hoa (76 tuổi)) - ngụ tại hẻm 258/18/17 đường Cách mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3 cũng tiên phong, rồi tranh thủ vận động những hộ chưa đồng thuận. Căn nhà hơn 300 m2 là nơi che mưa che nắng cho 5 thế hệ gia đình. Hai cây vú sữa trước nhà và cây mận (cây roi) còn nhiều hơn cả tuổi đời ông".
Nhắc lại năm 2019, thời điểm ông quyết định hiến đi 50m2 (4m mặt tiền), ông Hoa tâm tư: “Thực ra cũng có chút buồn. Ngôi nhà là kỷ niệm của tôi. Từ cái cây, giếng cổ. Khi hiến đất, tôi cũng tự nguyện “hy sinh” cả hai cây vú sữa nữa đó, cũng là công lao, kỷ niệm của ông bà cha mẹ mình. Nhưng tôi không có chút gì băn khoăn. Tôi cũng chẳng suy nghĩ đất vàng hay đất kim cương gì. Mình mà không làm, không ai làm hết.
Trước đây, con hẻm này kẹt xe suốt ngày, hai xe máy ngược chiều lắm lúc chui không lọt nữa, chiều ngang có hơn 1,5m thôi. Giờ chiều ngang hẻm mở ra được 4,5m. Lắm lúc thanh niên thấy đường rộng phóng xe nhanh quá, tôi còn phải ra báo hiệu cho bà con. Mình già rồi, thôi thì giờ đường rộng, con cháu có chỗ chơi, người dân đi lại thoải mái là vui rồi”
TẠO NIỀM TIN CHO DÂN
Theo số liệu của UBND quận 3, từ năm 2015 đến nay, đã có 34 tuyến hẻm được mở rộng, 1.172 hộ dân tham gia hiến hơn 9.300 m2 đất với số tiền tương ứng gần 500 tỷ đồng.
Ông Ngô Văn Luận, Phó Ban Dân vận Thành uỷ TP.HCM cho biết: “Nhiều khu dân cư, con hẻm đã không còn cảnh chật chội, ngập nước, không còn cảnh “người lùi, người tiến” để tránh nhau như trước dây. Đường sá, ngõ hẻm được mở rộng thông thoáng đã giúp việc kinh doanh buôn bán của người dân thuận lợi hơn, góp phần thay đổi diện mạo đô thị, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân. Phong trào hiến đất làm đường, mở rộng hẻm đã lan tỏa sâu rộng trong nhân dân, được người dân đồng thuận, phong trào đã phần nào đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người dân”.
Ông Luận chia sẻ thêm, do tốc độ tăng dân số cơ học của Thành phố quá nhanh, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn và còn bị động; công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch lộ giới hẻm còn hình thức, chưa phù hợp với thực tế, chưa thực hiện tốt việc lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân về quy hoạch mở rộng hẻm; nhiều rào cản về kỹ thuật, pháp lý bị vướng mắc nhưng chưa được tháo gỡ; thủ tục đầu tư, chỉnh trang đô thị chưa được tạo điều kiện thuận lợi nên cuộc vận động cũng gặp không ít thách thức.
Để người dân tin tưởng và hiến từng mét vuông đất, đòi hỏi chính quyền các địa phương phải tạo được niềm tin và cho người dân thấy tất cả vì lợi ích chung, không tư lợi. Ở khu vực trung tâm TP.HCM, Q.Phú Nhuận là một trong những địa phương đi đầu trong công tác vận động người dân hiến đất mở hẻm. Lúc trước, hẻm 162 Phan Đăng Lưu rộng trung bình khoảng 2 m, riêng đoạn cuối hẻm chỉ rộng 1 m. Sau đó, quận Phú Nhuận hoán đổi từ đất ở của 4 hộ dân trở thành đường giao thông để mở rộng lên 5 m.
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG SỐNG
Phó Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận Trần Quang Sang chia sẻ kinh nghiệm: “Các dự án mở rộng hẻm phải được khảo sát kĩ lưỡng, lấy ý kiến đồng thuận của đa số các hộ dân bị ảnh hưởng, đảm bảo hài hoà lợi ích của người dân. Quận chỉ triển khai khi có 80% hộ dân đồng thuận.
Nhà nước đầu tư kinh phí triển khai hạ tầng, và hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân sửa chữa lại phần bị giải tỏa”.
Hẻm 803, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Thuận, quận 7 là một trong những con hẻm được người dân hiến đất, chính quyền vận động từ nguồn xã hội hoá để mở rộng từ 2 lên 4,5 mét vừa được khánh thành đưa vào sử dụng.
Không những hẻm, các cây cầu trong hẻm của quận 7 cũng được mở rộng thông thoáng.
Bà Lê Thị Cẩm Vân, ngụ tại hẻm 803 phấn khởi: “Cầu còn nhỏ, người ta đi đường khó, chật chội nên xe đi đường va chạm. Với nửa đêm vì cầu nhỏ nên người ta không nhìn thấy nên nhiều khi đụng chạm. Bây giờ thì hết rồi, bây giờ cầu được mở rộng thì dân ở đây ai cũng vui”.
Ngoài việc mở rộng hẻm, cơi nới các cây cầu trong hẻm, môi trường sống của người dân cũng được quận 7 đặc biệt quan tâm. Công viên tại phường Bình Thuận, quận 7 trước là bãi đất trống bỏ hoang, người dân chiếm dụng làm nhà ở và là nơi tập kết rác, khiến cho môi trường bị ô nhiễm.
Nhưng sau khi được cải tạo, nơi đây trở thành địa chỉ tập luyện và vui chơi giải trí quen thuộc hàng ngày của người dân.
Quận 7 có diện tích tự nhiên hơn 3500 héc ta, trong đó, ngoài khu đô thị Phú Mỹ Hưng, hiện nay còn lại hơn 1.500 tuyến hẻm, với hơn 400 tuyến hẻm chính và gần 150 tuyến hẻm dưới 3 mét. Ngoài ra, trên địa bàn này còn có 11 cây cầu dân sinh thuộc tuyến hẻm.
Trước thực trạng này, việc mở rộng các tuyến hẻm, cầu hẻm, đặc biệt là cải thiện môi trường sống cho người dân được lãnh đạo nơi đây xem là vấn đề cốt lõi trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
LỢI ÍCH VÀ BÀI HỌC
Là người có nhiều năm lãnh đạo địa phương thực hiện tốt cuộc vận động Nhân dân hiến đất mở rộng hẻm, mở đường, ông Võ Khắc Thái - Bí thư Quận ủy Quận 7 cho biết những lợi ích mang lại từ cuộc vận động này:
“Cái lợi, cái được thì với sự hạn hẹp của kinh phí của quận thì sự đóng góp của người dân rất lớn so với sự đầu tư của nhà nước. Cái lợi thứ 2 là giải quyết được vấn đề giao thông, đi lại của người dân. Cái thứ 3 là giá trị tăng thêm cho nhà đất của người dân tăng lên”.
Ý nghĩa của cuộc vận động không chỉ giải quyết vấn đề thông thoáng, giao thông thuận tiện mà còn góp phần làm giảm góc khuất dễ phát sinh tệ nạn xã hội; khắc phục tình trạng ngập úng, đảm bảo an ninh trật tự, thuận tiện cho phòng cháy, chữa cháy, ngầm hóa điện, cáp viễn thông,… mà còn nằm ngay trên giá trị đất.
Cho đi 1m, giá đất tăng gấp nhiều lần thì các dịch vụ khác cũng sẽ tăng theo nên hiến đất thực tế là một phép tính mà các bên cùng có lợi. Nghĩa là, hiến đất mở rộng đường, hẻm vừa tạo thêm cơ hội phát triển kinh tế lại góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân.
Có thể khẳng định rằng phong trào vận động Nhân dân hiến đất mở rộng hẻm gắn với chủ trương “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” là một trong những nội dung thể hiện được vai trò làm chủ của Nhân dân rõ nét nhất, qua hoạt động phối hợp cùng Nhà nước để chỉnh trang đô thị.
Điều đó góp phần củng cố niềm tin và tạo sự hưởng ứng lan rộng, đồng thuận cao trong Nhân dân.
NGƯỜI SÀI GÒN LÀ VẬY
Chủ tịch UBND TP.HCM - Phan Văn Mãi cho rằng, những việc làm ý nghĩa, những tấm lòng cao quý của người dân trong cuộc vận động hiến đất mở hẻm, mở đường suốt thời gian qua còn cao hơn rất nhiều so với giá trị vật chất của hàng triệu mét vuông đất mà họ đã hiến.
“Ở đây phải thấy rằng có cái gì đó thuộc về nét đặc trưng, văn hóa của người TPHCM. Phải phân tích để chúng ta trân trọng hơn, phát huy hơn giá trị này. Tôi rất xúc động, đất ở đây là tấc đất tấc vàng nhưng người dân sẵn sàng hy sinh cho lợi ích chung. Đây là bài học cho công tác dân vận của chúng ta, nhất là dân vận chính quyền”, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Khi được hỏi về động lực để những người tiên phong hiến đất cho đi khối tài sản lớn, phần lớn người dân đều trả lời: Người Sài Gòn là vậy!
Nghĩa hiệp và hào sảng...
Điều mong mỏi nhất là hành động tốt đẹp được lan toả khắp mọi nơi và việc hiến đất làm đường, mở rộng hẻm phải gắn liền với tầm nhìn công tác quản lý về quy hoạch, về giao thông và phát triển hạ tầng.
Sau khi Trung ương ban hành Chỉ thị số 30 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó “có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn.
Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã có chủ trương huy động nguồn lực trong dân để thực hiện việc chỉnh trang đô thị, hiến đất làm đường, mở rộng hẻm, các công trình phúc lợi công cộng,...
Đồng thời, Ban Thường vụ Thành ủy cũng giao Ban Dân vận Thành ủy - cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nghiên cứu chuyên đề “Vận dụng quy chế dân chủ cơ sở trong công tác tuyển quân, hiến đất mở hẻm” và ban hành hướng dẫn cho cơ sở thực hiện. Từ đó, đã xuất hiện phong trào hiến đất làm đường, mở rộng hẻm với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trên địa bàn Thành phố.
Hơn 20 năm qua, đã có 168.139 hộ dân tham gia, hơn 5,3 triệu m2 đất được hiến với ước tính tương ứng số tiền 10.000 tỉ đồng. Cuộc vận động đã đạt được nhiều kết quả, góp phần chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP.HCM, trong 4 tuần qua, ghi nhận có 18/36 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất. Cùng xu hướng điều chỉnh tăng, song các ngân hàng khác hầu hết tăng nhẹ lãi suất với chỉ từ 0,1-0,3%/năm, đối với cả hình thức gửi tại quầy và gửi trực tuyến.
Sáng 11/12, tại kỳ họp thứ 20 khóa X, HĐND TP.HCM thông qua Quyết định đổi tên một số tuyến quốc lộ (QL) qua địa bàn thành phố.
Ven Hồ Gươm, gần về phía cầu Thê Húc, còn có một cây muỗm cổ thụ đã xòa bóng xuống mặt hồ gươm xanh hàng trăm năm qua, mang theo những làn gió mát lành gửi vào trong phố.