Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đội giải cứu biển Touch Blue

Hồng Nhung - 20/08/2022 | 10:15 (GTM + 7)

Chị Thiên Bình – Người con gái của Hà Nội nhưng chứng kiến môi trường biển bị tàn phá đến mức chìm trong ô nhiễm mỗi ngày, nên thành lập ra nhóm ‘ Touch Blue’, tình nguyện dọn rác trên các bãi biển.

“Khi bước vào thôn này thì cuộc sống hoàn toàn khác xa những gì mình trải qua. Thôn Bình Lập này giống như cái làng nhỏ của miền Bắc những năm 90, tất cả mọi thứ đêu thiếu thôn, thiếu những cái không tưởng tượng nổi như bãi rác tập kết của người dân cho rác sinh hoạt. Người dân ở đây sống bằng nghề đan lưới thuê cho những hộ nuôi tôm hùm. Chính những hộ nuôi tôm xả rác ơ bờ biển rất nhiều túi bóng, nilong, lưới… xả ra biển rất bẩn.

Trong thôn này có hơn 300 hộ, và khoảng 700 người, xung quanh thôn lúc nào cũng ngập tràn rác. Và đấy là lí do mình và bạn mình quyết định làm bất cứ điều gì nơi đây, đầu tiên là cẩn cải tạo môi trường, phải có cách thu gom rác, hướng dẫn người dân đổ rác đúng nơi quy định. Xuất phát từ những điều như vậy thì bọn mình quyết định lập ra nhóm Touch Blue với mong muốn hãy chạm vào màu xanh – trả lại màu xanh của biển ”.      

Đó là tâm huyết của chị Thiên Bình và các thành viên của nhóm. Giữa năm 2021, chị Thiên Bình cùng với cậu con trai 12 tuổi đến Phú Quốc. Dự định ban đầu của hai mẹ con là ở Phú Quốc nghỉ ngơi, thư giãn một thời gian sau nhiều tháng dịch bệnh căng thẳng, và bức bối trong những bức tường của thành phố.

Chị Thiên Bình – Người con gái của Hà Nội nhưng chứng kiến môi trường biển bị tàn phá đến mức chìm trong ô nhiễm mỗi ngày, nên thành lập ra nhóm ‘ Touch Blue’, tình nguyện dọn rác trên các bãi biển.

Chị Thiên Bình – Người con gái của Hà Nội nhưng chứng kiến môi trường biển bị tàn phá đến mức chìm trong ô nhiễm mỗi ngày, nên thành lập ra nhóm ‘ Touch Blue’, tình nguyện dọn rác trên các bãi biển.

Nhưng rồi như một cái duyên, một phần vì dịch bệnh lại tiếp tục bùng phát mạnh ở Hà Nội, một phần vì không nỡ rời xa cuộc sống an nhiên quá đỗi ấy, chị Thiên Bình và con trai quyết định ở lại Phú Quốc. Hai mẹ con đều làm việc và học theo hình thức online.

Mỗi ngày, chị Thiên Bình đều dậy sớm, đi bộ đón bình minh trên bãi biển. Khi con trai học xong hai mẹ con lại cùng nhau ra biển chơi, rồi về nấu bữa cơm tối với những món hải sản tươi ngon. Ngày ngày mẹ con chị được ôm ấp vỗ về bởi tiếng sóng rì rào và những cơn gió biển trong lạnh dịu dàng.     

Hơn 1 năm xa Hà Nội, chị Thiên Bình thấy cuộc sống của mình ngày càng trở nên đơn giản, bình yên. Con trai chị cũng rất yêu cuộc sống ở biển. Cậu bé trở nên vui vẻ, thoải mái chia sẻ cảm xúc và trở thành người bạn đồng hành của mẹ trên mọi hành trình.

Chính vì thế mà tình yêu với biển trong chị mỗi ngày một lớn dần lên. Sau một thời gian sống ở Phú Quốc, chị Thiên Bình và con trai chuyển đến một vùng biển mới để hai mẹ con có thêm những trải nghiệm. Và điểm đến đó chính là nơi mà chúng ta đang dừng chân ngày hôm nay.     

Nơi đây vốn là một vùng biển xinh đẹp với làn nước trong xanh và những bãi cát trắng trải dài mê mải. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, xã Cam Lập cũng là địa điểm du lịch được nhiều người lựa chọn bởi phong cảnh hoang sơ và những bãi biển tự nhiên xinh đẹp.

Thời gian gần đây, nghề nuôi tôm hùm phát triển mạnh, nhiều hộ dân thôn Bình Lập đầu tư vào các bè tôm giúp kinh tế thôn ngày càng đi lên. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm từ rác thải cũng phát sinh từ đây.

Cả xã Cam Lập với diện tích 21,36 km nhưng không có bất kỳ 1 điểm tập kết và xử lý rác thải nào. Tất cả rác từ quá trình nuôi tôm như lưới, lồng bè, túi ni long, chai lọ, thức ăn cho tôm… ở đây được xử lý theo 2 cách. Một là thuê người gom rác, tẩm xăng và đốt ngay trên bãi biển. Hai là cứ để chúng trôi lập lờ trên nước hoặc dạt vào những bãi cát, con đập và nằm im ở đó. Bỗng từ bao giờ, cả một vùng biển xanh thẳm bốc mùi hôi thối với những xác cá dạt la liệt vào bờ…

Không chịu được cảnh bãi biển bị ‘đầu độc’, chị Thiên Bình đã thành tập nhóm Touch Blue với quyết tâm tìm lại màu xanh cho biển. Nhóm của chị gồm những người cũng như chị, ‘bỏ phố về biển’ các mẹ những đứa trẻ đủ mọi lứa tuổi, mỗi ngày đều cần mẫn, cặm cụi đi gom từng cọng rác trên bờ biển. Miền Trung mùa hè chang chang nắng, đến mở mắt ra nhìn nhiều khi cũng thấy khó khăn, thế nhưng suốt cả tháng, cả nhóm vẫn kiên trì, miệt mài với hành trình của mình.

 

Chị Thiên Bình hào hứng nói về kế hoạch của nhóm: “Thay vì cho trẻ đến trại hè, nhóm mình tổ chức để các con tham gia dọn rác trên biển. Mình tin rằng khi được tham gia các hoạt động ý nghĩa như thế này, các con sẽ có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ bé.”, Mỗi ngày, nhóm chị Thiên Bình cũng các con đi đến từng đoạn bãi biển, bờ kè ngập rác thu nhặt từng cái chai, từng xác cá chết…

Khối lượng rác khổng lổ khiến những đoạn đường biển dường như trở nên dài vô tận. Dù biết hoạt động của cả nhóm chỉ như hạt muốn bỏ biển, chị Bình vẫn muốn làm. Chị muốn bắt đầu từ những việc nhỏ, rồi dần dần lên kế hoạch cụ thể, đường dài.  Ít nhất trước mắt, sự tích cực này có thể khiến nhiều người cũng sẽ suy nghĩ và hành động theo. Nếu không làm, thì mãi mãi đống rác vĩ đại ấy sẽ chỉ tăng lên. Và rồi sự xinh đẹp của nơi này sẽ hoàn toàn biến mất.

"Ban đầu mình vô tình thôi được biết đến hoạt động, thật ra mình có quan tâm đến vấn đề môi trường, mình cũng là một người mẹ mà, mình cũng mong sau này con mình được sống trong môi trường tốt hơn. Tình cờ mình đọc được tin Ngày hội nhặt rác.

Khi mình đến nơi thì gặp bạn Thiên Bình và một số bạn là những người quan tâm đến môi trường sẵn sàng đi từ khắp nơi, cả Hà Nội và gần đó, còn mình đi từ trong Nam vào. Mình thấy mọi người rất tuyệt vời và quan tâm đến vấn đề làm sạch môi trường ra sao. Mình kết nối có 2 ngày thôi nhưng thấy rất yêu thích mọi người và những hoạt động văn hóa tại đó", chị Bích Hợp chia sẻ.

Cùng với sự đoàn kết và những trái tim yêu biển mà sau hơn một tháng cặm cụi, những bãi biển ngập rác dần được “thay da đổi thịt”. Những bãi cát trắng mịn màng đã dần hiện ra, biển xanh trong hơn, lác đác đã có người xuống tắm biển trở lại. Khi nhìn thấy bãi biển được dọn dẹp, mọi người dần có ý thức hơn trong việc không xả rác bừa bãi.

Để có thể dọn sạch núi rác ở Cam Lập, sẽ phải mất nhiều tháng trời. Công việc này cần rất nhiều sự kiên nhẫn, trường kì và kế hoạch lâu dài. Trước mắt, cả nhóm sẽ gom hết rác lại và mua một chiếc máy ép nhựa, nilong để ép rác thải.

Thiên lý hữu tình biết rằng trải dài trên khắp đất nước của chúng ta còn rất nhiều những nơi cần đến, cần giúp và thật hạnh phúc là chúng ta luôn có những trái tim thiện nguyện như là Touch Blue, như là chị Thiên Bình, chị Bích Hợp.. hay đó cũng có thể là chính quý vị, những người đang nghe câu chuyện ngày hôm nay, hãy cùng chung tay hay chỉ đơn giản là nâng cao ý thức để bảo vệ cho màu xanh của biển. 

--

Các bạn thân mến, Nếu bạn có những câu chuyện hữu tình trên các cung đường của cuộc sống, hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected]. Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông.

Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast; Google Podcast với từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình.

Ý kiến của bạn
Phân loại rác để đổ ở đâu?

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.

Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).

Dốc đề pa

Dốc đề pa

Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.

Thả gà ra đuổi

Thả gà ra đuổi

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.

// //