Ô tô và mối lo ngại về quyền riêng tư bị xâm phạm
Những chiếc ô tô hiện đại ngày nay đang trở thành ‘cơn ác mộng’ về quyền riêng tư khi chúng có khả năng thu thập thông tin khách hàng và không ít trong số đó có cả những thông tin nhạy cảm.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Ngoài sưu tầm cá lạ thì ông còn “dọn ổ” đón cá tự nhiên tấp vào om trứng, sinh sôi. Ông chính là “tỷ phú cá lồng bè” Lý Văn Bon hay còn gọi là Bảy Bon.
Để có được danh xưng này, Bảy Bon đã trải qua một cuộc “trường chinh” dưới nước để thu phục các loài thủy ngư vốn là niềm “kiêu hãnh” riêng của vùng đất chín sông.
PV: Thưa chú Bảy, mục sở thị những loài “thủy quái” sông Mekong mà chú đã chinh phục được và đang bảo tồn, thật sự cảm thấy quá hấp dẫn. Cơ duyên nào đã đưa chú đến với nghề cá này?
Ông Lý Văn Bon: Tôi quê gốc Cà Mau, học ngành thủy sản nhưng ra trường làm việc bên lĩnh vực hải quan. Tình cờ tôi quen được đôi vợ chồng Philip Raden- con trai của cố Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang.
Philip Raden nói thế giới này chỉ có dòng Mekong là có cá ngon, ông ấy rủ mình về Cần Thơ nuôi cá để làm giàu vì ông ấy biết phối giống cho đẻ nhiều loại cá, bán cho nhiều nước trên thế giới. Vậy là mình về đây mở lồng bè nuôi cá đến nay đã được 27 năm. Cái bè của tôi đại diện cho 10.000 cái bè cá lênh đênh trên sông này, nhiều bè có tuổi đời 100 năm.
PV: Người ta hò nhau rằng, muốn tìm cá lạ thì đến bè Bảy Bon, có thật là tại bè của chú đang sở hữu nhiều loài cá độc đáo như vậy không?
Ông Lý Văn Bon: Ở đây mình nuôi nhiều nhất là cá Thác Lác, vừa khai thác sản lượng cá thịt và nhân giống thì sản lượng đạt 1.000 tấn/năm. Ngoài ra, mình bảo tồn hơn 15 loài cá quý hiếm của sông Mekong.
Mỗi con cá có riêng một câu chuyện dễ thương. Điển hình như cá Mê Rổ (Mè Rổ) thuộc họ cá mè, đây là loài săn mồi độc đáo trên sông, thấy con mồi ở xa nó bắn con mồi rớt xuống để nó ăn thịt. Rồi có cá Cung Thủ, lúc nhỏ lội từng cặp ngoài sông, mình vớt 1 con tách ra nuôi riêng, còn lại 1 con nó cứ tìm kiếm bạn đời của nó suốt, tới 2 tháng sau mình cho 2 con gặp nhau là nó mừng ríu rít.
Kế đến là “thủy quái”của sông Mekong cá Hô, loại này chỉ toàn ăn chay (ăn bùn và rong rêu), xưa nay dân miền Tây bắt được cá Hô nặng 300-500kg nhưng không biết tuổi đời của nó, loại này chỉ có hạn mức cân nặng chứ chưa ai biết tuổi đời. Ngoài ra, còn có cá Tra Cờ nặng 3-5kg, rồi có cả cá Hồng Vỹ sống nước ngọt mà nguồn gốc tận Amzon.
PV: Có loại nào đang bảo tồn tới mức tiệt chủng chưa chú Bảy?
Ông Lý Văn Bon: Có cá Chốt Chuột, loại này mình bỏ ra 10 năm nghiên cứu để nhân giống nó, nuôi ở đây để khách đến ăn thử cho biết, chứ không thôi sau này tiệt chủng không có mà ăn. Mình mua cá này của mấy nông dân dở chà rồi đem về cho đẻ mà không thành rồi chết hết, sau đó mua lại, nhân giống lại, làm lại nhiều lần mới thành công.
Nhưng bây giờ loại cá này dưới sông ít lắm, muốn gom được cá này phải đặt hàng nhiều nơi có khi lên đến tận An Giang mua mới có hàng.
PV: Với bầy thủy ngư quý hiếm cùng tình yêu và tâm trí dành hết cho cá thì lời đồn “tỷ phú lồng bè” Bảy Bon là đúng rồi chú Bảy?
Ông Lý Văn Bon: Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, còn muốn nghèo thì nuôi vịt. Nói gì nói vậy chứ nuôi con gì có chí thì cũng giàu hết á… (cười)!
PV: Cảm ơn chú Bảy Bon và chúc Chú mạnh khỏe để tiếp tục bảo tồn, nuôi dưỡng những loài thủy ngư trên dòng Mekong hùng vĩ.
Sông Hậu mùa này đỏ đục phù sa, giữa dòng trường giang rộng lớn đó có 30 lồng bè nuôi cá của lão nông Lý Văn Bon dập dềnh theo sóng. Khách du lịch ghé bè để xem đàn cá đẹp, ăn mấy loại cá ngon, nghe lão nông Bảy Bon kể chuyện nghề cá mà thích thú biết bao:
"Trước nay tôi chỉ xem bè cá Bảy Bon trên tivi, nay đến đây thấy cá Thắc Lác, cá chép… đủ loại đẹp quá".
"Có loại cá Cung Thủ bắn mồi rất hay, thấy thích lắm, tôi mới được biết đó".
"Ngày nay môi trường săn bắt đã hết cá, nên có những bè cá như Bảy Bon bảo tồn các loại cá quý là rất hay, để con cháu sau này nó nối ngôi gìn giữ".
Tìm hiểu về “tỉ phú cá bè” Bảy Bon, chúng tôi chỉ có được vài dòng ngắn ngủi: sinh năm 1962, bán ra thị trường 1.000 tấn cá/năm, đón vài ngàn khách/năm, doanh thu 20 tỷ đồng/năm. Để có vài dòng “hồ sơ” như thế, ông Bảy Bon đã dành cả cuộc đời và tâm huyết của mình cho cuộc “trường chinh” dưới nước.
Ông Lý Văn Bon bộc bạch, năm 1999 ông mở lồng bè nuôi cá. Hai năm đầu, cuộc đời lên tiên, lợi nhuận mấy tỷ bạc, nổi danh “tỷ phú cá lồng bè”. Từ đây, hàng trăm hộ dân khác cũng bỏ bờ xuống sông nuôi cá điêu hồng, cá tra, basa. Cồn Sơn xưa nay vắng lặng nay trở thành một phố bè với hàng trăm lồng cá san sát nhau. Cá quẫy đuôi ăn đêm vui như hội, mùa thu hoạch thì đờn ca tài tử hát vang một khúc sông.
Đến năm 2011, cá rớt giá thê thảm từ 18.000 đồng xuống còn 9.000 đồng/kg. Nông dân phá sản, bỏ sông lên bờ, chỉ còn ông Bảy Bon bám trụ. Qua những bận liêu xiêu, năm 2012, ông Bảy Bon lao vào nuôi cá thát lát theo tiêu chuẩn Global GAP.
Vận may lặp lại, thị trường đón nhận, lão nông mở hẳn xưởng chế biến cá xuất khẩu đi Úc và Nhật Bản rồi khá giả trở lại đến hôm nay. Năm 2016, ông Bảy dành nhiều thời gian cho việc thuần dưỡng các loại cá quý của dòng Mekong, mở cửa đón khách du lịch:
“Mình nuôi nhiều loại cá, con này rớt giá có con khác cứu lại, mở xưởng chế biến xuất khẩu để tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Tôi sẽ tiếp tục cố gắng lao động để noi theo gương Bác Hồ”, ông Bảy chia sẻ.
Ngoài hai loại Hồng Vỹ mỏ vịt và cá Cọp có xuất xứ từ Nam Mỹ thì 30 lồng bè của Bảy Bon hiện nay đang nuôi dưỡng các loài cá cá đặc sản nước ngọt, như: cá Hô, cá Chạch Lấu, cá Heo, cá Éc, cá Lăng, cá Vồ Đém, cá Sát Sọc. Đặc biệt, Bảy Bon có riêng một khu vực “đón lỏng” mấy đàn cá Tra dầu loại 5-7kg/con đến trú ngụ tự nhiên và mấy đàn cá “phiêu du” đến đây tìm ổ đẻ con, rồi bơi ra sông đến nơi khác sinh sống.
Ông Bảy Bon sung sướng cho biết, mỗi lần công nhân của ông xuống nước là cá rẽ đuôi bỏ chạy. Còn Bảy Bon xuống nước thì các lại kéo đến cọ đuôi vào lưng. Chính bè cá là “vốn liếng” để ông Bảy Bon tham gia câu lạc bộ làm du lịch sinh thái với bà con nhà vườn trên Cồn Sơn. Nuôi cá và làm du lịch đã giúp gia đình ông Bảy Bon và bà con Cồn Sơn từng bước đổi đời.
Bà Trần Thị Thiên Thư – Phó Chủ tịch Hội Nông Dân TP. Cần Thơ cho biết: “Thời gian tới, thành phố tổ chức nhiều lớp hướng nghiệp sẽ mời chú Bảy Bon đến chia sẻ tinh thần để nông dân vực dậy dám nghĩ, dám làm, đúng định hướng mà vươn lên bắt kịp thời đại”.
Tấm gương lao động của ông Lý Văn Bon đã minh chứng một điều, dù ở đâu, miễn lao động, không huỷ diệt, sống chan hoà với tự nhiên thì sẽ có thành quả lâu bền.
Không sống nơi mình sinh ra, nhưng chọn nơi mình dừng chân lập nghiệp, ông Bảy Bon đã sống gần như trọn cuộc đời mình với nghề cá, đưa con cá ĐBSCL vươn xa, tạo vị thế riêng cho một miền Tây dẫn đầu thủy sản ngon nhất nhì dòng Mekong.
Những chiếc ô tô hiện đại ngày nay đang trở thành ‘cơn ác mộng’ về quyền riêng tư khi chúng có khả năng thu thập thông tin khách hàng và không ít trong số đó có cả những thông tin nhạy cảm.
TP Hà Nội quyết định thay đổi quy mô, dừng nhiều hoạt động trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do ảnh hưởng của cơn bão số 3, chỉ tổ chức những hoạt động thực sự cần thiết, bảo đảm tiết kiệm và an toàn giao thông, trật tự đô thị.
Tình trạng trông giữ xe cao hơn giá quy định không phải là điều hiếm gặp ở Hà Nội. Đặc biệt trong những ngày này, nhiều bãi trông giữ xe tự phát liên tục mọc lên tại quanh hồ Hoàn Kiếm hay điểm tổ chức sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng thủ đô đã khiến nhiều người dân bức xúc.
Theo quy định mới tại Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 1/1/2025, tài xế không được lái xe quá 48 giờ trong một tuần, không được điều khiển xe quá 10 giờ trong một ngày và không lái xe liên tục quá 4 giờ.
Hiện nay đã có 12 quốc gia đã cấm thuốc lá nung nóng, 32 đã cấm thuốc lá điện tử, ngày càng nhiều quốc gia đang tăng cường quản lý các sản phẩm này.
Tối 05/10, tại Nhà hát Hoà Bình, khán giả yêu âm nhạc ABBA tại TP.HCM đã có cơ hội thưởng thức những giai điệu bất hủ của âm nhạc ABBA qua màn trình diễn đầy cảm xúc của nhóm nhạc ARRIVAL FROM SWEDEN.
Sau một thời gian tạm dừng triển khai, 12/2023 dự án mở rộng đường Tam Trinh được khởi động trở lại, UBND TP. Hà Nội quyết định nâng tổng mức vốn đầu tư lên hơn 3.000 tỷ đồng. Đồng thời, cột mốc hoàn thành GPMB đã được quận Hoàng Mai ấn định là ngày 1/10/2024, phấn đấu hoàn thành thi công trong năm 2025.