TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đã hơn 10 năm, người cựu chiến binh này miệt mài với công việc kể chuyện truyền thống cho thế hệ trẻ. Đến nay, ông đã dành 190 cuộc nói chuyện về lịch sử trong trường học. Cả cuộc đời gắn bó với binh nghiệp, từng trận đánh, từng chiến công, từng sự hy sinh của đồng đội, tình đùm bọc của nhân dân… đã được Đại tá Võ Tấn Dũng kể cho các lớp thế hệ trẻ hôm nay.
Câu chuyện của người thương binh hạng 3/4 luôn tràn đầy năng lượng, dù có đau thương nhưng đều khơi dậy lòng yêu nước trong lớp lớp thế hệ học sinh.
Còn ít hôm nữa sẽ đến dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), cũng là lúc Đại tá Võ Tấn Dũng bận rộn nhất. Chúng tôi gặp Đại tá Võ Tấn Dũng (tên gọi thân thương là chú Tư) dưới sân trường THPT Châu Văn Liêm khi người cựu chiến binh này đang say sưa kể về chiến công Trận đánh 6 ngày đêm giữ căn cứ lõm Vườn Mận trong tiếng vỗ tay thán phục của học sinh.
Với chất giọng mạnh mẽ nhưng ấm áp, chú Tư kể chuyện mạch lạc cho học sinh nghe, mặc dù cái tuổi 74 đôi lúc làm chú run đôi bàn tay chỉ còn 8 ngón. Chú Tư không kể chuyện tràn lan mà theo chủ đề, trong tháng có sự kiện, cột mốc nào quan trọng thì lấy đó làm trọng tâm. Các số liệu và sự kiện về lịch sử tưởng chừng như khô khan, nhưng bỗng trở nên dễ nhớ qua những câu đố vui cùng phần trình bày sinh động, lôi cuốn.
Ông Trần Minh Xuân , Phó Hiệu trưởng trường THPT Châu Văn Liêm, TP. Cần Thơ bày tỏ: “Buổi tuyên truyền của chú rất thành công, có ý nghĩa lớn, giúp thầy cô giáo ở địa phương có phương pháp đưa các nội dung của địa phương mình vào chương trình giảng dạy để các em tiếp nhận nhanh nhất”.
Đại tá Võ Tấn Dũng (sinh năm 1950) là nguyên Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS TP Cần Thơ, Trưởng ban liên lạc truyền thống Cựu chiến binh (CCB) Biệt động Cần Thơ. Tham gia kháng chiến, mang trên mình dấu tích của những trận đánh oanh liệt, chú Tư được xếp thương binh hạng 3/4.
40 năm phục vụ trong quân đội, qua nhiều cương vị công tác, chú Tư Dũng đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. Sau khi về hưu, không thể nào quên những ngày sát cánh cùng đồng đội nên ông quyết định kể chuyện sử cho con cháu đời sau nghe mà biết: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Cuộc chiến đấu của dân tộc mình đã qua nhiều giai đoạn rồi, tôi đem tâm huyết của mình để gửi cho các em thôi”.
Bộc bạch về đam mê của tuổi già, chú Tư Dũng cho biết mình bắt đầu kể chuyện lịch sử đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ từ năm 2005. Đến nay, đã có khoảng 190 cuộc nói chuyện truyền thống tại các trường học, cơ quan, địa phương, thu hút gần 40.000 lượt người nghe.
Để có bài giảng hấp dẫn, người chiến sĩ của tiểu đoàn Tây Đô năm xưa đã tự sưu tầm, nghiên cứu nhiều tư liệu, hình ảnh, hiện vật lịch sử… cùng với sự phối hợp hài hòa với những trận chiến do ông và đồng đội thực hiện.
Chú Tư chọn cách truyền đạt như một người ông, người chú kể lại câu chuyện mình từng trải. Kiến thức của chú Tư là bắt đầu từ thực tiễn công tác, từ thực tế cách mạng, đó là ký ức về: Trận đánh 6 ngày đêm giữ căn cứ lõm Vườn Mận của lực lượng Biệt động Cần Thơ; Chiến dịch Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968; Trận đánh chống địch phá hoại Hiệp định Pari tại rạch Cái Nai của Biệt động 824;….
Đại tá Võ Tấn Dũng - Trưởng ban liên lạc truyền thống Cựu chiến binh Biệt động Cần Thơ cho biết:
“Chú muốn gửi gắm cho thế hệ trẻ hiểu được truyền thống của lực lượng QĐND Việt Nam đã mang lại những chiến công lịch sử, đem lại độc lập tự cho cho đất nước. Để các cháu cố gắng học mà góp phần xây dựng đất nước hùng mạnh”.
Cung cấp kiến thức là một chuyện, nhưng làm thế nào để các cháu, các em yêu thích lịch sử truyền thống cách mạng mới là điều đáng quan tâm. Do vậy, với chút kiến thức tin học được trang bị sau khi về hưu và sự “giúp sức” của các con, cháu về sử dụng máy vi tính, chú Tư đã tự mày mò, sưu tầm tư liệu, vẽ bản đồ, viết thuyết minh, tạo hiệu ứng trên trình chiếu Power Point những trận đánh của chính mình đã tham gia.
Qua vài lần được các hội viên Ban liên lạc Cựu chiến binh Biệt động Cần Thơ góp ý, chú Tư đã hoàn chỉnh được nhiều bộ tài liệu sinh động. Nhờ đó, tại các buổi giao lưu, kể chuyện truyền thống cách mạng mọi người dễ dàng nắm bắt được những dấu mốc, chi tiết các sự kiện.
"Câu chuyện mà ông Tư kể như thước phim thực tế quay lại cho chúng con xem, rất là tự hào và thú vị."
"Con rất thích môn lịch sử, qua bác Tư thì con càng thích môn này hơn và đặc biệt là con biết được cội nguồn quê hương mà con lớn lên."
"Con rất là biết ơn ông Tư, chứng nhân lịch sử có niềm hăng say, vẫn nhớ được những chiến công của anh hùng ngày trước và kể lại cho chúng con nghe."
Để những câu chuyện lịch sử thêm sống động, chú Tư Dũng hay tìm lại chiến trường xưa, các di tích lịch sử…để tìm thêm thông tin và cũng là dịp để cung cấp thêm thông tin cho bảo tàng, di tích. Chú Tư cũng đã hiến tặng cho Bảo tàng TP.Cần Thơ nhiều hiện vật giá trị, với mong muốn phục vụ công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Nhiều thế hệ học sinh Cần Thơ vẫn quen gọi Đại tá Võ Tấn Dũng là “Ông Tư”, và những câu chuyện ông kể tiếp thêm cho thế hệ trẻ lòng tự hào truyền thống quê hương, đất nước. Đó là hình ảnh đẹp về sự tiếp nối truyền thống lịch sử, về ngọn lửa tự hào mãi mãi bừng cháy!
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Mới đây, nhiều người dân phố cổ phản ánh về tình trạng tái chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán, nhất là khi các dịp lễ lớn trong năm sắp đến.