Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Dạo quanh khu phố cổ, hẳn ai đi qua khu chợ Đồng Xuân cũng bị thu hút bởi một con ngõ nhỏ mang tên ngõ Đồng Xuân - một góc nhỏ giữa lòng thủ đô đong đầy bao hương vị, bao kỉ niệm.
Ngõ Đồng Xuân là ngõ nhỏ, nhưng không theo kiểu bình yên, nhẹ nhàng như bao ngõ nhỏ, phố nhỏ của Hà Nội đã đi vào thơ, vào nhạc. Ngõ chợ Đồng Xuân làm biết bao người nhung nhớ theo một cách rất riêng, đó là đánh thẳng vào cái dạ dày của thực khách bởi những món ăn bình dân, đậm đà bản sắc Hà Nội.
Con ngõ nhỏ chỉ dài khoảng 200m, lối đi vừa đủ để lách qua nhau, là nơi tập trung những hàng quán nối dài xếp sát nhau. Từng nồi nước dùng khói bốc lên nghi ngút quyện với màu sắc mời gọi của đủ các món như bún chả, bún riêu, bánh tôm vàng ruộm, những khay nộm và âu chè đủ màu sắc dịu mắt…
Tất cả như đang mời gọi bước chân bộ hành dừng lại, lân la trải nghiệm từng quầy hàng cách nhau chỉ mấy bước chân để cảm nhận cái tình, cái hồn của Hà Nội.
Những người bán hàng ở ngõ chợ Đồng Xuân ai cũng thân thiện và niềm nở, miệng lúc nào cũng nở nụ cười tươi cùng những đôi bàn tay khéo léo, thoăn thoắt bày biện. Bà Phạm Bích Liên chủ tiệm chè truyền thống tại đây đã nhiều năm vừa nhanh nhẹn phục vụ từng cốc chè vừa kịp trò chuyện, hỏi han khách hàng:
"Cô là đời thứ 3 bán hàng ăn ở ngõ này, vì nhà cô có truyền thống từ đời bà nội, bán từ thời Pháp thuộc. Nghề truyền thống của gia đình là hàng ăn. Nói chung là duy trì lâu và chất lượng hàng ổn định, lượng khách là không phải lo".
Người bán hàng không vội, người mua cũng chẳng gấp. Những chiếc ghế nhựa nhỏ, những bàn ăn xếp san sát nhau, khách hàng tới ngồi trò chuyện rôm rả, nhấm nháp từng miếng ăn ngon lành. Trước kia ngõ chợ Đồng Xuân chỉ phục vụ cho tiểu thương buôn bán, rồi dần dà, nơi đây trở thành điểm hẹn quen thuộc của mỗi người dân địa phương và du khách đến thăm Hà Nội.
Bà Liên tự hào bởi những món ăn truyền thống đã tồn tại qua biết bao thăng trầm của thời gian ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ từ khách hàng:
"Khách ở đây là người dân ở phố, các bạn công chức buổi trưa đi nghỉ trưa thì các bạn ăn, rồi khách đi chợ, đi buôn bán trên chợ, đi mua hàng, nói chung là cả khách nước ngoài. Đông lắm, các em sinh viên đi học về buổi chiều cũng ăn. Ngày xưa chỉ có tiểu thương với những người buôn bán thôi, người ta biết trên trang ẩm thực của ngõ chợ Đồng Xuân này, xem và biết rồi đến thưởng thức tất cả các món ở trong ngõ".
Nếu lần đầu dạo qua ngõ, chắc bộ hành sẽ có chút bỡ ngỡ bởi sự nhộn nhịp hiếm có tại một con ngõ nhỏ lại không hề tạo cảm giác chật chội. Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây luôn được chọn làm điểm dừng chân, đơn giản là để cùng chia sẻ một món ăn, một câu chuyện.
Bà Bích, khách quen của quán, dù tuổi đã xế chiều nhưng hễ rảnh là bà lại ghé qua nhâm nhi cốc chè ngọt theo thói quen: "Bà ở quận Hai Bà Trưng, lên đây để đi mua vải về may quần áo. Thường xuyên đã đi lên chợ này là lên đây ăn chè thôi. Hàng chè ở đây trước là của bà mẹ, giờ của các con. Đông đúc lắm, trên chợ này thì đông lắm. Tiếp khách của các quán văn minh, lịch sự, mà rất là có tình cảm".
Có người đến đây để tìm lại hương vị xưa cũ, có người đến để khám phá cái mới, nhưng tất cả đều chung niềm vui, sự háo hức khi được trải nghiệm, và dư vị của sự hài lòng còn đọng lại trong ấn tượng của mỗi thực khách.
Mỗi lần lên phố, bạn Khuất Ngọc Nhi đều dành thời gian ghé qua ngõ chợ để cảm nhận từng hương vị và hòa vào nhịp sống đậm chất Hà Nội này:"Mình có hay đến, thi thoảng mà khi mà mình lên phố thì mình hay tạt qua đây để mình ăn. Ở đây có một số món đặc trưng mình thấy là bún ốc, bún cá, bún riêu, có cả phở cuốn, bánh bột lọc với gà, bánh tôm.
Mình đến thì mình thấy hầu hết những người nước ngoài người ta đều đến đây để người ta trải nghiệm ẩm thực của Hà Nội. Nó như là ẩm thực Hà Nội thu nhỏ ở trong lòng thành phố ấy và cũng cổ xưa nữa thì đến đây trải nghiệm mình có nhiều cung bậc cảm xúc".
Chắc chắn phải cần rất nhiều lần ghé tới mới có thể thưởng thức hết các món ăn Hà Nội ở con ngõ ẩm thực này. Và còn cần thêm nhiều lần ghé tới hơn nữa khi đã trót tìm ra được hương vị ẩm thực yêu thích của mình trong một món ăn nào đó ở đây.
Mỗi bước chân khám phá và hài lòng đan xen trong sự tấp nập của ngõ chợ đông đúc nhất nhì Hà Nội là một hành trình ấn tượng của bộ hành qua phố hôm nay.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/8 vừa qua đã có những nội dung thay đổi lớn liên quan đến tài chính về đất đai trong đó có nội dung về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.