Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, Nguyên Cục trưởng Cục hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, xung quanh nội dung này:
PV: Thưa ông, hàng năm các đô thị đều có những chương trình kế hoạch triển khai để thoát nước và phòng chống úng ngập, tuy nhiên xảy ra tình trạng, cứ mưa là ngập. Vậy theo ông, trách nhiệm để xảy ra úng ngập sẽ thuộc về cơ quan, đơn vị nào?
PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến: Về mặt trách nhiệm, đầu tiên là chính quyền. Chính quyền phân giao cho cơ quan chuyên môn nào, cơ quan ấy phải chịu trách nhiệm.
Khi xây dựng kế hoạch chương trình có tính khả thi hay không? Khi các chương trình, kế hoạch được phê duyệt, trong các chương trình kế hoạch phải làm rõ vốn từ đầu tư ra, lộ trình hoặc giai đoạn có vốn đó để làm.
Còn nếu chương trình kế hoạch dự kiến nguồn vốn nhưng cuối cùng không có vốn để triển khai thực hiện thì không để làm gì cả. Cho nên các chương trình, kế hoạch phải có tính khả thi, không giống như quy hoạch.
Các công ty vận hành thoát nước không hoàn toàn có lỗi. Các công ty thoát nước là các công ty vận hành, làm theo nhiệm vụ, đơn đặt hàng, đấu thầu hoặc theo kế hoạch
Do vậy, chính quyền cần lựa chọn các khu vực ưu tiên đầu tư và huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho hiệu quả, không nên vạch ra kế hoạch rồi không thực hiện và sẽ khó trong công tác đánh giá triển khai thực hiện và quy trách nhiệm cho ai. Quy trách nhiệm cho người làm kế hoạch hay người tổ chức, triển khai thực hiện hay lúc đó lại đổ lỗi cho những khó khăn.
PV: Vậy thưa ông, để hoàn thiện hệ thống thoát nước của đô thị, đẩy nhanh các dự án chậm triển khai sẽ lấy nguồn vốn từ đâu?
PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến: Bộ Xây dựng hiện đang xây dựng Luật Cấp, thoát nước, trong đó khẳng định thoát nước là dịch vụ công ích thì Nhà nước (Trung ương và địa phương) phải có trách nhiệm, phải ưu tiên vốn đầu tư theo kế hoạch đã được duyệt. Bây giờ nếu không ưu tiên, không có trách nhiệm đầu tư vốn vào, thì lấy vốn ở đâu. Vốn ODA không còn, rất ít các nhà đầu tư đầu tư vào thoát nước, mà chủ yếu vẫn là nguồn vốn của nhà nước là chính.
Cần phải khẳng định, đầu tư vào thoát nước là đầu tư từ Nhà nước. Ví dụ như tại Nhật Bản, 50% ngân sách đầu tư cho thoát nước từ Trung ương và 50% còn lại của địa phương. Đầu tư cho quản lý vận hành 100% của địa phương. Rõ ràng người ta gắn trách nhiệm trung ương và địa phương vào với nhau. Nhà nước xác định nguồn vốn và Nhà nước tổ chức triển khai thực hiện.
Lĩnh vực thoát nước khác với lĩnh vực khác và có đặc thù riêng. Chúng ta có thể kiểm đếm trong thời gian vừa qua có rất ít các nhà đầu tư đầu tư vào thoát nước và xử lý nước thải. Chúng ta huy động các nguồn lực đầu tư PPP, đầu tư tư nhân nhưng hầu như không có nhà đầu tư nào tham gia nên vẫn phải ưu tiên từ nguồn vốn đầu tư nhà nước và phải đúng nghĩa của ưu tiên là “đúng, đủ, kịp thời” thì mới tổ chức, triển khai được.
Đến thời điểm này trở đi mưa sẽ nhiều và khả năng mưa trên diện rộng, có những cơn mưa rất bất chợt và có những cơn mưa rất lớn, kéo dài và khả năng gây ngập úng sẽ tiếp tục
Năm nào cũng như vậy, khi bị úng ngập cả xã hội quan tâm. Nhưng khi hết ngập, đâu đó lại trở lại bình thường. Tốc độ triển khai các dự án chậm, các công trình vẫn tiếp tục mọc lên, công tác duy tu, duy trì nạo vét sông, kênh mương, là những nơi trục chính thoát nước rất hạn chế, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch hàng năm nạo vét như thế nào? Bao nhiêu bùn thải, bao nhiêu lấp sông, bao nhiêu bùn thải, cản trở dòng chảy rất nhiều.
Nếu không nạo vét, chính những con sông đó trở thành không thoát nước được, chưa kể kết nối qua những con sông đó có vấn đề.
PV: Vâng, xin cảm ơn ông!
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.