Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Có một thực tế không thể phủ nhận tại Trung Quốc hiện nay, đó là công việc tài xế công nghệ đã không còn “ngon ăn” như khi mới bùng nổ thời đại dịch. Từng được coi là một công việc phù hợp với nhiều người do thu nhập tốt, giờ làm việc linh hoạt, nay các tài xế công nghệ tại quốc gia tỷ dân đang phải làm việc nhiều giờ hơn trong khi đơn hàng và thu nhập lại giảm đi.
Theo đài CNA, kể từ tháng Tư năm nay, đã có ít nhất 8 thành phố lớn tại Trung Quốc đưa ra lời cảnh báo về tình trạng bão hoà thị trường tài xế công nghệ. Như vào ngày 5/6 vừa qua, văn phòng giao thông thuộc chính quyền thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô đã đưa ra cảnh báo” “Hãy thận trọng khi đầu tư vào ngành công nghiệp gọi xe. Các nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ trách nhiệm và rủi ro trước khi tiến vào thị trường này”.
Thống kê cho thấy, số lượng tài xế công nghệ tại Trung Quốc đã tăng đột biến từ 2,9 triệu tài xế vào cuối năm 2020 lên 6,8 triệu vào tháng 3/2024. Số lượng app, hay nền tảng dịch vụ gọi xe cũng tăng mạnh. Vào tháng 4 năm nay, tại Trung Quốc có 349 nền tảng gọi xe, tăng mạnh so với con số 309 nền tảng vào cùng kì năm ngoái. Trong khi đó, nhu cầu của người dân với loại hình dịch vụ này tính từ cuối năm 2020 tới nay chỉ tăng 45%.
Với số lượng lớn nền tảng cùng tồn tại, hiển nhiên sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, và đó cũng đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tới thu nhập của tài xế, và thậm chí là khiến một số người có ấn tượng sai lầm về thu nhập của công việc này.
Theo Nhật báo Thượng Hải, một tài xế tại thành phố này cho biết trước đây khi nghề tài xế công nghệ chưa thành “trend”, mỗi tháng anh có thể kiếm được 10 nghìn NDT (tương đương gần 1.400 USD). Nhưng giờ con số đó đã giảm đi gần một nửa, chỉ còn khoảng 6 nghìn NDT mỗi tháng.
Một tài xế khác chia sẻ với trang The Paper thì cho biết, khi ứng tuyển cho một nền tảng gọi xe, họ cam kết thu nhập cho mỗi chuyến của anh sẽ vào khoảng 20 tệ, nhưng thực tế chỉ có khoảng 12-13 tệ cho mỗi chuyến đi. Chưa kể, các tài xế buộc phải kiếm được ít nhất 600 tệ mỗi ngày nếu không muốn bị đuổi việc.
Một tài xế khác chia sẻ: “Thu nhập của tôi trong vòng 2 năm trở lại đây không được tốt. Trước đây, tôi có thu nhập khá với thời gian làm việc mỗi ngày là từ 8 – 10 tiếng. Nhưng giờ để kiếm được chừng đó tiền, tôi buộc phải làm 14 – 16 tiếng mỗi ngày.”
Theo tờ Nhật Báo Hoa Nam, vào năm ngoái, TP Thượng Hải đã phải có chỉ thị tạm ngưng cấp phép nền tảng dịch vụ gọi xe, cũng như đơn xin làm tài xế công nghệ để đảm bảo “sự phát triển có trật tự và lành mạnh” cho thị trường gọi xe của thành phố.
Theo Tiến sĩ Terrence Fan, Trợ lý giáo sư về Chiến lược và Khởi nghiệp tại ĐH Quản lý Singapore cho biết, bất chấp việc hệ thống giao thông công cộng tại Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, nhưng các dịch vụ gọi xe vẫn bùng nổ tại đây bởi chúng cung cấp dịch vụ nhanh và phù hợp với lối sống vội vã tại nhiều đô thị ở quốc gia tỷ dân.
Tuy nhiên, cũng theo TS Terrence Fan, tàn dư hậu quả từ thời kỳ COVID-19, cũng như tình trạng thất nghiệp gia tăng tại Trung Quốc là nguyên nhân khiến ngành dịch vụ gọi xe đang trở nên mất cân bằng.
Đồng quan điểm, bà Wang Ke, chuyên gia phân tích ngành công nghiệp ô tô và du lịch chia sẻ với Reuters: “Bởi vì ảnh hưởng của 3 năm COVID-19, rất nhiều công ty và tập đoàn nhỏ đã ngưng hoạt động hoặc phá sản. Số lượng việc làm trên thị trường cũng giảm mạnh. Và nhiều lao động mất việc từ đó sẽ tiến vào thị trường dịch vụ gọi xe, bởi vì chính ưu điểm của ngành này là tuyển dụng dễ dàng, không có nhiều yêu cầu”.
Còn theo Thời báo Thượng Hải, có lí do khác dẫn tới tình trạng bão hoà thị trường gọi xe. Đó là bởi một số nền tảng như AutoNavi, Baidu hay Meituan vì để mở rộng thị trường đã tập hợp nhiều dịch vụ gọi xe địa phương về phía mình. Các nền tảng này nới lỏng tiêu chuẩn đầu vào về cả tài xế và phương tiện, khiến số lượng tài xế tăng đột biến nhưng lại giảm về chất lượng dịch vụ và tính an toàn.
Bên cạnh đó, các công ty, tập đoàn lớn bắt đầu có xu hướng chuyển sự chú ý, đầu tư sang lĩnh vực xe tự lái, dự kiến sẽ có giá trị gần 500 tỷ NDT tại Trung Quốc vào năm 2030. Xu hướng này là điều đáng lo ngại, bởi khi xe tự lái trở nên phổ biến, một lượng không nhỏ các tài xế truyền thống sẽ trở nên lỗi thời và mất việc.
Trở lại với Việt Nam, Theo khảo sát do Grab phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng Trung tâm Tư vấn sức khỏe và Phát triển cộng đồng thực hiện, thu nhập bình quân (đã trừ phí, xăng,…) của tài xế mô tô đang ở mức 318.000 đồng/ngày và 7 triệu đồng/tháng; tài xế xe ô tô là 564.000 đồng/ngày và 12 triệu đồng/tháng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các tài xế toàn thời gian phải làm việc 8-13 tiếng/ngày; tài xế bán thời gian là 5-6 tiếng/ngày. Thời gian làm việc linh hoạt nhiều giờ trong ngày đã vượt quá quy định về số giờ làm việc trong tháng theo Bộ luật Lao động năm 2019 (tối đa 12 tiếng/ngày).
Theo ông Nguyễn Thành Đô - Trưởng ban Chính sách - Pháp luật, Liên đoàn Lao động TP.HCM, tài xế công nghệ và giao hàng công nghệ thuộc nhóm lao động phi chính thức với công việc bấp bênh, nặng nhọc, thu nhập không ổn định, chạy xe suốt ngày trên đường, những nguy cơ trong quá trình lao động rất cao.
Do đó, cần đưa nhóm đối tượng này vào là nhóm lao động được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, là nhóm lao động đặc thù để đưa vào lưới an sinh chung để bảm đảm chính sách bảo hiểm xã hội toàn dân, phủ lưới an sinh đến toàn dân để đảm bảo điều kiện sống và đặc biệt là khi họ hết tuổi lao động.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Sau hơn 1 tuần metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành chính thức, ông Phan Công Bằng - Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định “mọi việc trong tầm kiểm soát”.
Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là một bước tiến quan trọng trong phát triển hệ thống giao thông công cộng của TP.HCM. Tuy nhiên, để metro thực sự thay thế được xe máy, vẫn còn nhiều thách thức, từ việc kết nối đồng bộ với các phương tiện công cộng khác đến việc thay đổi thói quen di chuyển của người dân.
Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em từ 5-15 tuổi tử vong vì đuối nước và Việt Nam thuộc top các quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
TP.HCM tổ chức thông xe đồng loạt 4 dự án giao thông cửa ngõ thành phố gồm cầu Phước Long, hầm chui HC1 nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, đường song hành dự án Quốc lộ 50 giai đoạn 1 và đường Tân Kỳ Tân Quý.
Những phiên chợ nổi được hình thành như một thói quen di chuyển trên sông nước của người dân ĐBSCL hàng thế kỷ qua vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của công chúng mà nhất là khách du lịch.
Thời điểm cận tết, không khí tại những hộ làm khô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trở nên nhộn nhịp và tất bật hơn. Giá các loại khô năm nay cũng tăng cao hơn so với những năm trước, báo hiệu cho một mùa tết ấm no đang về với những làng khô truyền thống nức tiếng Nam Bộ.