Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
>>> Ngang nhiên nhập “lậu” rác (Kỳ 1): TP.HCM phải gánh chi phí xử lý
>>> Ngang nhiên nhập "lậu" rác (Kỳ 2): Rác như núi, đêm đêm nhập “lậu” bán tận nguồn
15/4/2022, Kênh VOV giao thông đã gửi công văn đến UBND huyện Đức Hoà (tỉnh Long An) đề nghị được cung cấp thông tin về tình trạng nhập “lậu” rác, nhưng cho đến ngày 3/5/2022, Kênh VOV Giao thông vẫn không nhận được công văn phúc đáp.
Mặc dù đã nhiều lần gọi điện, nhắn tin cho lãnh đạo huyện Đức Hoà, nhưng PV đều chỉ nhận được câu trả lời: “Bận họp”.
Chiều 04/5, tức là sau 2 bài viết mà VOV Giao thông đã phát sóng và đăng tải trên trang điện tử vovgiaothong.vn, phóng viên mới có buổi làm việc chính thức với ông Đặng Văn Út, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Vị này cho biết, huyện không còn quản lý việc ký kết hợp đồng thu gom rác mà giao cho từng xã tổ chức đấu thầu với các đơn vị thu gom.
'Theo quy trình quản lý, đơn vị muốn tham gia thầu phải có địa điểm xử lý rác thải, phải cung cấp hợp đồng với trạm xử lý.
Việc các đơn vị làm có thể gọi là chưa đúng pháp luật, nằm ngoài phạm vi hợp đồng, thì mình quản lý đầu cuối thôi, anh làm sao vận chuyển về đó xử lý mà đảm bảo không đổ không đúng quy định trên địa bàn huyện Đức Hoà.
Còn đối với địa bàn TP.HCM thì chưa có theo dõi công tác này. Trường hợp mình ký hợp đồng với đơn vị đó, mình cũng không có khả năng lúc nào cũng có người thường trực để lên chiếc xe đó xem đổ đi đâu...', ông Đặng Văn Út cho biết.
Cũng theo ông Út, với hơn 20 xã, thị trấn, huyện Đức Hòa mỗi ngày phát sinh hơn 100 tấn rác thải/ngày. Các đơn vị thu gom rác ở huyện như: Toàn Phát Xanh, Hợp tác xã Môi trường công nghiệp Xanh, và Công ty TNHH Đức Hòa Green.
Đây cũng là đơn vị thu gom rác các địa bàn ở khu vực giáp ranh với TP.HCM. Hiện, Đức Hòa chưa có nhà máy xử lý rác tập trung, đa số rác chuyển về nhà máy xử lý Viet Star của khu xử Lý Tây bắc Củ Chi và một số về nhà máy Tâm Sinh Nghĩa huyện Thạnh Hóa, Long An (cách 60km).
Tuy nhiên, theo ghi nhận của nhóm phóng viên VOVGT từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 4/2022, xuyên suốt mỗi ngày có tình trạng đổ trộm rác từ Đức Hòa qua huyện Củ Chi, TP.HCM.
Vậy có sự móc nối nào để cho cả chục tấn rác qua đổ bên Tân An Hội Củ Chi?
Video: Ngành chức năng nói gì sau phản ánh của VOV Giao thông về tình trạng rác lậu
Về phía địa phương, ông Lê Đình Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi (TP.HCM) thừa nhận, trước đây đã có tình trạng các đơn vị thu gom rác dân lập của các huyện tỉnh bạn lân cận thành phố đổ “chui” qua các xã giáp ranh huyện Củ Chi.
Năm 2021, Củ Chi phối hợp các lực lượng công an xử lý 2 trường hợp thu gom rác đổ “chui” vào trạm Tân An Hội. Huyện xử phạt mỗi đơn vị 15 triệu đồng, đề nghị khắc phục hậu quả bằng cách gom rác chở về, đồng thời cắt hợp đồng thu gom rác các đơn vị tại huyện Củ Chi.
Vào tháng 3 - 4/2021, báo chí cũng thông tin việc lợi dụng thu gom rác ở Đức Hòa, Long An đổ vào trạm trung chuyển bị huyện Củ Chi xử lý.
“Trên tinh thần kiên quyết, ở Củ Chi làm đến đâu rõ đến đó, sai ở đâu xử lý đến đó”, ông Đức khẳng định.
Khi PV đặt vấn đề “lỗ hổng” nằm ở đâu, bởi tình trạng đổ rác trộm diễn ra từ năm 2017, 2021 và vừa rồi là VOV Giao thông phản ánh, phải chăng vấn đề kiểm soát của huyện có vấn đề?
Phó Chủ tịch Đức thanh minh rằng, việc kiểm soát các đơn vị thu gom rác dân lập quy cho một Công ty Dịch vụ công ích gặp nhiều khó khăn. Năm 2020, huyện Củ Chi có ra 2 văn văn bản để nhắc nhở các phòng ban, các đơn vị các xã cùng công an cùng phối hợp kiểm soát.
Thời gian tới, UBND các xã phải cung cấp danh sách các đơn vị thu gom rác dân lập, kèm theo xe vận chuyển, biển số xe, tài xế cung cấp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an Củ Chi, lực lượng CSGT Tây Bắc, Công ty Dịch vụ công ích để cùng kiểm tra và giám sát.
Lãnh đạo huyện Củ Chi cũng hứa hẹn sẽ làm một cách bài bản, lập chốt đột xuất, gắn camera ở các giao lộ giám sát để chấm dứt tình trạng đem rác về Củ Chi.
Khi đặt vấn đề với lãnh đạo huyện về việc làm ngơ và có dấu hiệu của một đường dây chuyên nghiệp “tuồn” rác từ Long An qua Củ Chi, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi khẳng định:'Ở đây tôi chưa đánh giá có đường dây hay chưa có đường dây mà phải làm xem xét đánh giá kiểm tra tính chất phức tạp thế nào.
Nếu là đường dây thì xin trả lời sau, chưa khẳng định được. Nhưng bằng sự quyết tâm, chúng tôi sẽ hạn chế thấp nhất việc rác từ các huyện giáp ranh nhập về làm ảnh hưởng đến môi trường của bà con nhân dân Củ Chi'.
Đề cập đến dấu hiệu bòn rút ngân sách của TP, UBND huyện Củ Chi cho rằng, hiện chưa có số liệu cụ thể để khẳng định đây là việc bòn rút ngân sách.
Lãnh đạo huyện Củ Chi cũng cam kết xử lý những trường hợp vi phạm mà Kênh VOV Giao thông phản ánh và có báo cáo trong tuần tới.
Hiện nay, Củ Chi có khoảng 119.000 hộ dân, số lượng rác thải 356 tấn/ ngày. Được biết, phí xử lý rác thải hiện nay dao động trong khoảng 550.000 đồng/tấn.
Theo cấp số nhân, thì đây quả là số tiền không nhỏ nếu như mỗi ngày tuồn từ 20-30 tấn rác; cả năm lên tới hàng nghìn tấn.
Vậy số tiền mà TP.HCM phải “gánh” thêm cho rác “chui” là bao nhiêu?
VOV Giao thông sẽ tiếp tục tập hợp các chứng cứ và thông tin đến người đọc và các cơ quan chức năng.
Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.
"Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của mùa đông miền Bắc. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của phố cổ.
Đã hơn 10 ngày kể từ khi Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) để phục vụ thi công Gói thầu số 04 dự án Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP Hà Nội.
Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang, ở Bạc Liêu đặt nền móng cho sự phát triển của âm nhạc tài tử, cải lương Nam Bộ thì “Dây Rạch Giá” là sự sáng tạo mới của trường phái diễn tấu hài vọng cổ theo phong cách độc nhất vô nhị, tạo đà cho sự phát triển của nhiều loại dây đờn cổ nhạc sau này.
Năm nay, nhiều nhà vườn ở xã Long Thới rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì cúc mâm xôi đang gặp tình trạng chậm phân nhánh, chậm ra hoa so với thời vụ. Thậm chí có một số nhà vườn đành phải bấm bụng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại hoa kiểng khác cho kịp bán tết.
Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của địa phương và có đông phương tiện qua lại, thế nhưng, tuyến đường 13.000, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi. Tình trạng này xuất hiện đã lâu nhưng chậm được khắc phục khiến người dân bất an.
Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.