Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Điều đáng nói là đoạn đường xuống cấp chỉ dài khoảng 100m nhưng nhiều năm qua không có phương án khắc phục dứt điểm, chỉ được đổ đá tạm bợ qua một thời gian ngắn thì đâu lại vào đấy.
Ghi nhận của phóng viên trên tuyến quốc lộ 63 đoạn qua giao lộ đường 3 tháng 2 hướng đi cảng cá Tắc Cậu, thuộc địa phận xã Bình An (tỉnh Kiên Giang), hiện có khoảng 100m đường đang trong tình trạng lồi lõm, chi chít “ổ gà”, “ổ voi”, bụi bay trắng xóa mỗi khi có dòng phương tiện đi qua, tiềm ẩn rất lớn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Đây là tuyến đường chính dẫn vào cảng cá Tắc Cậu, các trường học Mầm non, tiểu học, THCS và nhiều công ty, xí nghiệp khác… Thế nên, mỗi ngày, tuyến đường này phải gồng gánh một lượng lớn xe cộ. Dù chỉ có khoảng 100m đường hư hỏng nhưng gây ra trở ngại rất lớn cho người đi đường, đặc biệt là phụ nữ và các em học sinh đến trường bằng xe đạp.
Nhiều người dân cho biết, tình trạng mặt đường hư hỏng đã kéo dài nhiều năm. Dù đoạn đường này được nhiều lần sửa chữa bằng cách đổ đá mạt dặm vá nhưng kết quả không được như mong đợi, chỉ “cầm cự” được một thời gian ngắn thì lại trở về hiện trạng xuống cấp như cũ:
“Trời mưa là thua luôn, không thấy được “ổ gà” mà né. Ai đi ngang qua cũng sợ.”
“Đường hư vậy chị đâu dám cho con chạy xe đi học, giờ toàn đưa đón con cho an toàn. Vì nhiều xe lớn chị chạy còn sợ thì nói gì tới mấy đứa học sinh.”
Một người dân sống gần khu vực đoạn đường xuống cấp cho biết, tình trạng mặt đường hư hỏng như một “cái bẫy” với người lưu thông. Vì sau mỗi trận mưa dầm, những “ổ gà”, “ổ voi” lại chi chít “nảy nở”, "no nước”, trở thành nỗi ám ảnh của người tham gia giao thông:
“Ở đây không phải chỉ riêng tôi mà tất cả người dân đi đường đều muốn sửa chữa đoạn đường này cho an toàn, chứ như thế này sống chịu sao nổi. Té xe hoài, ở đây ban đêm ám ảnh luôn. Cứ ban đêm là nghe cứu tôi với, hôm đó là có một thanh niên té xe kêu cứu tôi với. Người dân chạy ra xem thì xe một chỗ, người một chỗ và hình như là gãy chân.”
Một chủ cửa hàng quán ăn cho biết, mặt đường hư hỏng không chỉ gây mất an toàn giao thông, mà còn khiến việc buôn bán của những tiểu thương quanh khu vực rơi vào tình cảnh ế ẩm vì bụi mù mịt. Dù thường xuyên lau chùi dọn dẹp nhưng những cửa hàng quán ăn nơi đây vẫn không thể tránh khỏi sự lo ngại của khách hàng:
“Đường hư hỏng gần 2 năm rồi, sửa được mấy tháng lại bể nữa. Đường này xe tải và container chạy nhiều mà đổ đá như vậy làm càng bụi hơn. Mới mưa đất còn ẩm nên đỡ bụi đó, chứ ngày nắng là bụi trắng xóa hết. Buôn bán ở đây cực lắm, nhiều khi bụi quá khách thấy không sạch sẽ là không dám vào ăn. Ngày xưa buôn bán được lắm mà từ ngày đường hư tới giờ là bán chậm lại luôn.”
Ông Doãn Văn Thanh - Chủ tịch UBND xã Bình An, huyện Châu Thành cho biết, thời gian qua địa phương đã nắm thông tin về tình trạng một đoạn đường xuống cấp trên tuyến quốc lộ 63. Tuy nhiên hiện đoạn đường này không thuộc sự quản lý và vượt quá thẩm quyền của địa phương. Thế nên, vừa qua, UBND xã Bình An đã có những kiến nghị đến những đơn vị liên quan nhằm có những biện pháp khắc phục. Mỗi năm, ngành chức năng đã cho sửa chữa nhưng kết quả vẫn chưa được hiệu quả sau mỗi mùa mưa. Vì thế, thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục kiến nghị đến UBND tỉnh Kiên Giang và Sở Giao thông vận tải để có hướng giải quyết tốt hơn:
“Xã Bình An và huyện Châu Thành cũng đã văn bản kiến nghị nhiều lần với UBND tỉnh Kiên Giang. Nói chung hằng năm tỉnh cũng đã có duy tu sửa chữa nhưng kết quả không đáng kể sau mỗi mùa mưa lại xuất hiện nhiều “ổ gà” như chúng ta thấy hiện nay. Hiện tuyến quốc lộ 63 thuộc Sở Giao thông vận tải quản lý cho nên vấn đề sửa chữa sẽ do tỉnh làm, chứ địa phương không có làm, địa phương chỉ phản ánh thôi”.
Rất nhiều khó khăn và nguy hiểm chực chờ đối với người đi đường vì một đoạn xuống cấp của tuyến Quốc lộ 63. Người dân nơi đây đang trông chờ sự vào cuộc kịp thời của đơn vị quản lý tuyến để đoạn đường chỉ tầm trăm mét này không còn là nỗi ngán ngẩm của người tham gia giao thông.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.