Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Ngã tư Sở, vẫn chưa hết khổ vì… ý thức

Xuân Tú: Thứ bảy 13/08/2022, 06:30 (GMT+7)

Hà Nội mới đây quyết định tiếp tục kéo dài phương án phân luồng thí điểm tại Ngã Tư Sở vì hiệu quả tích cực mà nó mang lại. Tuy vậy, sau một thời gian thoáng đãng, nút giao cắt giữa trục QL6 và vành đai 2 đang có dấu hiệu lộn xộn trở lại, bởi thói quen lưu thông tùy tiện.

 

Thời gian chạy ngược trên cụm đèn tín hiệu. Bốn rưỡi chiều. Nhiều người nheo mắt nhìn đèn, miệng đếm nhẩm.

 Đèn xanh, tiếng còi xe càng lớn, đồng nghĩa số xe qua được ngã tư Sở… càng ít.

“Tắc lắm anh ơi, toàn đi ngược chiều xong cắt mặt, chắn hết đường thôi. Đèn xanh mà có đi được đâu. Em chờ 3 nhịp rồi', anh Mạnh Quân chạy taxi nói và cho biết thêm: Đi từ Trường Chinh về Láng khó vì người đi ngược chiều, trong khi giao thông qua ngã tư Sở không đến nỗi tệ từ khi tạm đóng hướng Nguyễn Trãi-Tây Sơn bên dưới cầu vượt, các xe phải rẽ vào đường Trường Chinh/Láng rồi quay đầu.

Không phải ai cũng sẵn lòng đi xa hơn theo phương án phân luồng. Họ chỉ chấp hành khi có CSGT. Thời gian đầu, phương án mới khá thuận lợi, Ngã tư Sở giảm ùn tắc do dòng xe lưu thoát liên tục.

Nhưng khi vắng bóng lực lượng chức năng, đâu lại vào đó. Hàng chục người mỗi lượt từ Nguyễn Trãi sang Trường Chinh liền quay đầu, tạt vào ngã tư Sở đi ngược sang Tây Sơn. Dải phân cách nhiều đoạn bị tháo bung.

Hiệu ứng đám đông, hàng đoàn người vô tư đi ngược chiều, thậm chí ngang nhiên trước mặt CSGT, vì nghĩ rằng, giờ cao điểm, lực lượng chức năng còn mải điều tiết giao thông.

Ông Trung, chờ đèn ngay cạnh những người này, lắc đầu ngao ngán: “Điều chỉnh lại thế này đi rất nhanh, 1, 2 nhịp là qua. Nhưng ở dải phân cách Trường Chinh Nguyễn Trãi, nhiều người đi ngược chiều rất ảnh hưởng và nguy hiểm.”

2-1526 (1)

 5 giờ chiều. Đường đông hẳn. Số người mất kiên nhẫn tăng theo. Từ Láng về ngã tư Sở, Mạnh Cường vã mồ hôi, sốt ruột: “Đã vội thì chớ, nhiều xe nhoi lên hẳn kia chờ đèn, vòng sang đầu Nguyễn Trãi, đi lên đầu ngã tư Sở rồi ập vào đây cũng để chờ đèn, thành ra em không qua nổi vì họ chiếm hết lượt đi của em. Hướng ngược lại cũng tắc vì vướng mấy người đó.”

Một vòng luẩn quẩn. Người đi đúng thì bị cản trở bởi người đi sai, bị kẹt giữa ngã tư và tiếp tục gây ùn các dòng xe hướng khác. Người đi sau thấy đằng nào cũng ùn rồi, nên chẳng dại gì mà vòng ra xa cho mất công, lại đi tắt, đi ngược chiều….

Tắc đường tan tầm đã mệt. Tắc lúc đi làm buổi sáng, tâm trạng bị ảnh hưởng cả ngày

"Tôi nhà Khương Đình, đi làm ở Bạch Mai, trước thì đi làm không có vấn đề gì, nhưng từ ngày có phương án mới tại ngã tư Sở thì tôi hay bị tắc, tôi toàn phải đi sớm 30, 40 phút", anh Huy Thành vừa nói vừa chỉ về bác tài phía xa đang dừng xe trên phố Thượng Đình, ý nói vấn đề của mình chưa là gì so với những ai từ đường Nguyễn Trãi về cầu vượt ngã tư Sở mỗi sáng.

1-1520 (1)

Từ 6/8 vừa qua, đường Nguyễn Trãi thí điểm lắp dải phân cách cứng. Lực lượng chức năng thường xuyên bám sát để hướng dẫn giao thông, giúp người dân quen với phương án tách dòng.

Tuy vậy, vẫn còn hiện tượng đi ngược chiều từ các đường nhánh bờ sông để nhập làn lên cầu vượt, gây cản trở và giảm khả năng lưu thoát của hướng qua lại đường Nguyễn Trãi – Tây Sơn.

Chuyên gia giao thông, TS Phan Lê Bình cho rằng, phương án dù tốt tới đâu nhưng quan trọng nhất vẫn là sự hợp tác của người dân: “Phương án mới có kết quả khả quan, nhưng vẫn còn một số người ngoan cố, bất chấp đi ngược chiều, tôi cho rằng không gì tốt hơn là phải xử phạt triệt để các trường hợp đó thì mới tạo thói quen cho người dân. Tôi nghĩ phương án kéo dài dải phân cách cứng để họ không thể đi ngược chiều thì sẽ tạo hiệu quả tốt hơn.”

9 rưỡi sáng, gặp lại anh Trần Cường trong quán ăn trên phố Thượng Đình, gần ngã tư Sở. Hóa ra, anh chờ hết cao điểm sáng mới bắt đầu đón khách, vì lộ trình quen thuộc của anh buộc phải qua ngã tư này/.

Xuân Tú/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Ổ gà, ổ voi, bụi mịt mù khi có xe tải lưu thông qua, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người và phương tiện, … là những gì đang diễn ra tại một số đoạn thuộc tuyến tỉnh lộ 927C nối giữa thành phố Ngã Bảy với huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thống kê trong 3 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành đạt hơn 14,8 nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng TPDN Bất động sản chiếm tỷ trọng 43%.