Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Nét vẽ diệu kỳ trên vải từ hai ngón tay giả

Hồng Phương - VOV ĐBSCL: Thứ hai 06/03/2023, 20:34 (GMT+7)

Một căn nhà nằm trong con hẻm đường Đề Thám, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, mấy chục năm qua luôn là địa điểm tới lui của nhiều người.

Vì đây là nơi sinh sống của họa sĩ Trần Hùng Bảo – người đàn ông chỉ còn một chân để đi, một bàn tay giả chỉ 2 ngón nhưng đã vẽ hàng ngàn mẫu hoa văn cho áo dài, áo đầm, áo bà ba, phù hiệu học sinh. Nét vẽ điêu luyện cùng nghị lực phi thường của ông đã tạo nên một bức tranh tươi đẹp ngay giữa lòng Tây Đô. 

"Hồi còn nhỏ mình khoảng 12 tuổi, do một tai nạn điện, điện cao thế giăng ngang nhà, mình sơ ý mình đứng gần, thấy cọng chỉ, mình nắm kéo vì không biết. Do cái điện cao thế hút tôi, toàn thân bị cháy. Sau đó người nhà đưa vô bệnh viện, phần nào hoại tử thì người ta cắt bỏ".

Đó là lời tâm sự về giây phút ông Trần Hùng Bảo vĩnh viễn mất đi đôi tay và một chân của mình, khi tôi có mặt tại nhà ông theo lời hẹn. Được biết, ông Bảo sinh ra ở huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải (nay là Bạc Liêu) vào năm 1960. Thời đó, mùa màng thất bát, không đủ ăn, cha mẹ ông dắt đàn con chín đứa lên Cần Thơ mưu sinh khi ông tròn 5 tuổi.

Góc làm việc quen thuộc của họa sĩ Trần Hùng Bảo tại căn nhà nằm trên đường Đề Thám, quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Góc làm việc quen thuộc của họa sĩ Trần Hùng Bảo tại căn nhà nằm trên đường Đề Thám, quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Như bao bạn cùng lứa, ở Cần Thơ, chiều nào cũng vậy, ông cùng đám bạn trong xóm, tốp chơi đá cầu, đá banh, đá dế... Và một chiều định mệnh năm 12 tuổi, thấy tốp đá cầu đang loay hoay lấy quả cầu mắc trên đường dây điện giăng ngang nhà, ông Bảo xung phong lấy giùm và trở thành người tật nguyền do chạm vào đường dây điện.

Tỉnh dậy, ông bàng hoàng khi thấy mình mất đi đôi bàn tay, hơn hai tháng sau chân phải cũng không giữ lại được do bị hoại tử. Từ đó, ông phải đeo một cánh tay giả với hai ngón bằng kim loại.

Trở thành người tật nguyền, ông như tuyệt vọng. Nhưng không để nỗi buồn xâm chiếm quá lâu trong suy nghĩ, ông bắt đầu tập luyện cho hai ngón tay giả ấy gắp những vật dễ như cây bút, quyển sách... rồi tập cầm muỗng để ăn cơm, uống nước.

Vượt qua bao khó khăn, mặc cảm, ông Bảo đã tự làm mọi việc sau hơn 4 năm tập luyện và lại tiếp tục con đường học vấn. Học hết lớp 12 ông cũng đã trở thành chàng thanh niên hơn hai mươi mấy tuổi.

Hai tay và một chân bị mất, cách để ông Trần Hùng Bảo vẽ là gắn thanh sắt thay thế 2 ngón tay như gọng kìm điều khiển cây cọ trên cánh tay giả, dùn chân còn nguyên giữ tấm vải

Hai tay và một chân bị mất, cách để ông Trần Hùng Bảo vẽ là gắn thanh sắt thay thế 2 ngón tay như gọng kìm điều khiển cây cọ trên cánh tay giả, dùn chân còn nguyên giữ tấm vải

Ông nộp hồ sơ thi Đại học nhưng không được nhận. Cánh cửa Đại học khép lại nhưng lại mở ra cho cuộc đời ông một cánh cửa mới, một hành trình mới. Đó là theo đuổi niềm đam mê hội họa. Ông theo học vẽ truyền thần tại nhà thầy Phận ở đường Tự Đức (nay là đường Lý Tự Trọng).

Giống như ngày đầu mày mò học viết, bàn tay hai ngón lại run run pha màu, phác họa đường nét chân dung. Dần dần, ông vẽ nhanh hơn, đường nét gãy gọn, chính xác hơn. Ông Trần Hùng Bảo tâm sự:

"Khoảng thập niên năm 1990, tôi thấy cái phong trào vẽ áo phát triển. Lúc đó, tôi cũng có vẽ truyền thần, người ta cũng ít đem lại cho tôi vẽ, nên tôi suy nghĩ để chuyển qua vẽ áo thử. Một thời gian thấy vẽ áo được, rồi về nhà từ từ làm. Nhờ bà con, mấy thợ may ủng hộ đưa đồ cho vẽ. Cứ từ từ, nghề truyền nghề, lúc đầu tôi vẽ xấu chứ không đẹp, rồi nghiên cứu, sáng tạo thêm và mỗi ngày vẽ đẹp lên".

Suốt mấy chục năm, người dân qua lại nơi đây luôn nhìn thấy hình ảnh một họa sĩ khuyết tật cần mẫn ngồi vẽ từng nét cọ trên vải áo dài, áo đầm, áo bà ba. Cách để ông vẽ là gắn thanh sắt thay thế 2 ngón tay như gọng kìm điều khiển cây cọ trên cánh tay giả, dùng chân còn lại giữ chặt tấm vải.

Vừa vẽ hoa trên nền tấm vải áo dài xanh, ông Trần Hùng Bảo vừa chia sẻ, khi mới vẽ, ông chỉ chọn những kiểu đơn giản như lá hoa, sau này, nghề dạy nghề, kiểu mẫu trang trí ngày càng phong phú hơn, màu sắc lạ hơn, đẹp hơn.

Để tạo hình nổi, màu sắc áo có nét độc đáo riêng, ông mày mò sáng tạo lấy ngẫu hứng từ sự biến đổi không ngừng của thiên nhiên hoặc là theo yêu cầu của khách hàng. Khách xem báo, tranh ảnh... thấy kiểu đẹp là đem đến nhờ ông vẽ. Nhiều kiểu chỉ thấy bên trái nên phải suy nghĩ để vẽ bên phải.

Những hình nào quá nhỏ thì lấy kính lúp để xem và vẽ theo từng chi tiết một. Giờ công nghệ phát triển hơn, trên bàn làm việc của ông Bảo đã đặt một chiếc máy tính xử lý mẫu vẽ thay cho cái kính lúp và tìm kiếm, khám phá thêm kỹ thuật vẽ trên nhiều chất liệu vải.

Hơn 30 năm vẽ trên vải, ông Trần Hùng Bảo đã tạo ra hàng chục nghìn mẫu vẽ lấy cảm hứng từ sự biến hóa trong thiên nhiên

Hơn 30 năm vẽ trên vải, ông Trần Hùng Bảo đã tạo ra hàng chục nghìn mẫu vẽ lấy cảm hứng từ sự biến hóa trong thiên nhiên

Mỗi ngày ông luôn cố gắng tìm mẫu mã mới lạ trên mạng internet, kết hợp ý tưởng riêng cho ra mẫu vẽ sáng tạo, hài hòa màu sắc mà không bị trùng lắp với những mẫu vẽ trước đó. Không chỉ phái đẹp Cần Thơ, mà nhiều người ở các tỉnh ĐBSCL cũng tìm đến tiệm của ông để nhờ làm đẹp cho chiếc áo của mình. Bà Huỳnh Bích Ngọc, ở tỉnh Hậu Giang, đến nhận áo đặt vẽ tâm tình:

"Ngồi mà vẽ hoài, tôi thấy thương lắm, mặc dù tật nguyền chớ ông Bảo cố gắng tự mình làm để nuôi sống gia đình. Làm như vậy mà nuôi được con đi học Đại học, ra trường đi làm".

Với sự cố gắng không ngừng trong sáng tạo, những năm gần đây, trung bình mỗi ngày, khách gửi áo từ 5 – 8 mẫu, có cả đồng phục số lượng lớn. Tùy từng đường nét và độ khó, phức tạp của hoa văn, từng nét vẽ luôn được ông Bảo chăm chút tỉ mỉ và uyển chuyển, mềm mại. Có lúc đồ nhiều, ông thức cả đêm để vẽ cho kịp giao.

Dù theo nhu cầu khách hàng, ông Bảo nhận vẽ trên vải nhiều loại áo nhưng ông vẫn yêu thích nhất là vẽ trên vải áo dài. Theo ông, áo dài là trang phục truyền thống, mang một phần quốc hồn quốc túy của dân tộc, do vậy khi vẽ ông phải nghĩ kiểu cho thật đẹp, sao cho người mặc áo dài toát lên được cái hồn của nét vẽ và nét đặc trưng tiêu biểu của đất nước.

Chị Nguyễn Huỳnh Như Ngọc, ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ – khách hàng đặt vẽ trên vải áo dài quen thuộc của ông Bảo chia sẻ:

"Đưa lại đây vẽ tôi rất ưng ý, những họa tiết ảnh vẽ vừa đẹp, vừa sắc sảo, hài hòa, phù hợp với mọi lứa tuổi. Tôi thấy như nâng vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam".

Khách đến chọn mẫu vẽ tại nhà ông Trần Hùng Bảo

Khách đến chọn mẫu vẽ tại nhà ông Trần Hùng Bảo

Mỗi mẫu vẽ có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng, cho thu nhập ổn định, nuôi sống ông và cả gia đình; đồng thời, còn lo được cho con gái học hành đến nơi đến chốn. Ngoài ra, ông Bảo cũng dạy nghề vẽ cho những người có cùng đam mê, trong đó có những người bị câm điếc.

Nhiều người về quê mở tiệm vẽ cho thu nhập ổn định. Ông Trần Hùng Bảo trải lòng, bản thân không được trở thành nô lệ cho khuyết tật của mình, lúc nào cũng phải cố gắng vươn lên:

"Thời này thì công nghệ thông tin phát triển, người ta muốn vẽ mẫu gì sẽ lưu trong điện thoại và mở cho tôi coi. Tôi xem và bảo khách hàng chuyển qua Zalo, Facebook… và chuyển hình lên máy vi tính lớn. Mẫu nào dễ thì tự vẽ lên áo luôn. Mẫu nào khó thì tôi vẽ ra giấy, thêm chi tiết rồi đưa lên áo, lên vải cho khách. Tôi cũng có ý định, thời gian tới may một số áo dài, vẽ lên, ai cần thì bán lại, ai thuê thì cho thuê, cũng có một số áo cho cô dâu – chú rể".

Hơn 30 năm làm nghề vẽ, trải qua bao thăng trầm, biến cố nhưng không thể nào dập tắt ước mơ, hoài bão khát vọng vươn lên của người họa sĩ tài hoa giàu ý chí Trần Hùng Bảo.

Những bông hoa nở đầy màu sắc, những chú chim nhảy nhót trên cành, những bông sen hồng tươi thắm… được vẽ từ hai ngón tay giả đầy diệu kỳ trên nền vải sẽ là hình ảnh đẹp, tô điểm cho cuộc sống đầy sắc màu và ý nghĩa hơn.

Ông thử mẫu vẽ trên vải theo yêu cầu khách hàng

Ông thử mẫu vẽ trên vải theo yêu cầu khách hàng

Với sự cố gắng không ngừng trong sáng tạo, những năm gần đây, trung bình mỗi ngày, khách gửi áo từ 5 – 8 mẫu, có cả đồng phục số lượng lớn

Với sự cố gắng không ngừng trong sáng tạo, những năm gần đây, trung bình mỗi ngày, khách gửi áo từ 5 – 8 mẫu, có cả đồng phục số lượng lớn

Ông cũng thay đổi cách tìm mẫu trên máy tính để phù hợp với thời đại công nghệ thông tin

Ông cũng thay đổi cách tìm mẫu trên máy tính để phù hợp với thời đại công nghệ thông tin

---

---

Một số mẫu vẽ mà ông Trần Hùng Bảo đã tự tìm tòi, sáng tạo

Một số mẫu vẽ mà ông Trần Hùng Bảo đã tự tìm tòi, sáng tạo

Bên cạnh vẽ theo nhu cầu của khách hàng, ông Trần Hùng Bảo còn ấp ủ may và tự vẽ những chiếc áo dài cho khách mua khi cần hoặc mướn trong những dịp trọng đại

Bên cạnh vẽ theo nhu cầu của khách hàng, ông Trần Hùng Bảo còn ấp ủ may và tự vẽ những chiếc áo dài cho khách mua khi cần hoặc mướn trong những dịp trọng đại

Hồng Phương - VOV ĐBSCL/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.