Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đồng thời tăng cường sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các đô thị khác trên thế giới. Chỉ có như vậy, thành phố mới có thể giảm thiểu tác động của ngập lụt và hướng tới một tương lai bền vững hơn cho người dân và cộng đồng.
TP.HCM nói riêng và các đô thị khác nói chung đã và đang phải đối mặt với một thách thức không hề nhỏ: Bài toán ngập lụt đô thị. Thực trạng ngập úng tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố không chỉ làm đảo lộn cuộc sống hàng ngày của người dân mà còn là một thách thức lớn cho cả hệ thống hạ tầng và quản lý đô thị. Vậy, giải pháp căn cơ và lâu dài cho vấn đề này là gì?
Thực tế TP.HCM đã bắt đầu “tuyên chiến” với tình trạng ngập lụt hơn 10 năm qua. Nhiều giải pháp đã được triển khai từ việc đầu tư vào các nhà máy xử lý nước thải, cải tạo hệ thống thoát nước, đến việc vận động người dân không xả rác ra đường và kênh rạch.
Mới đây nhất, dự án như Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đã đi vào hoạt động giai đoạn 2 hay Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát, và Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa đã và đang được triển khai để tăng cường khả năng xử lý nước thải của thành phố. Tuy nhiên, sau ngần ấy thời gian đầu tư tiền của và công sức, tình trạng ngập lụt ở TP.HCM nhìn chung vẫn chưa có chuyển biến gì đáng kể khi vẫn còn 26 điểm ngập do tác động của mưa lớn và triều cường.
Rõ ràng việc chấm dứt tình trạng “cứ mưa lớn là ngập úng” không thể giải quyết ngày một ngày hai mà cần có thời gian, lộ trình thực hiện và thể chế hóa với sự vào cuộc của cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân.
Bên cạnh các giải pháp trước mắt như cải tạo hệ thống thoát nước, sớm gỡ vướng và hoàn thành các công trình chống ngập còn đang dang dở thì thành phố cần có những giải pháp đồng bộ và lâu dài hơn. Từ việc nâng cao chất lượng tổ chức lập quy hoạch đô thị trong đó nội dung cao độ nền và thoát nước cần được chú trọng, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong dự báo ngập.
Đồng thời, việc nạo vét, xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước, cũng như việc nghiên cứu thay đổi quy trình vận hành các trạm bơm và cống kiểm soát triều cũng là những biện pháp quan trọng.
Ngoài ra việc "dành chỗ cho nước" cũng nên được chú trọng trong việc phát triển đô thị trong thời gian tới. Theo kinh nghiệm của Hà Lan, xây dựng đô thị có chủ động “dành chỗ cho nước” là giải pháp chống ngập có hiệu quả nhất.
Thay vì xây dựng các rào cản kỹ thuật để chống chọi với nước thì có giải pháp tạo nhiều không gian cho nước thoát, để nước xâm nhập vào các đô thị theo cách có thể kiểm soát được. Qua đó, giúp cải thiện khí hậu, cảnh quan, chất lượng nước và đặc biệt là giảm được chi phí xây dựng các công trình ngăn lũ và thoát nước.
Hiện nay, tác động của biến đổi khí hậu đến nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng đang đi theo chiều hướng cực đoan dẫn đến mưa nhiều hơn, triều cường ngày càng lên cao và ngập lụt ngày càng nghiêm trọng.
Dẫu rằng TP.HCM là một trong những đô thị lớn và phát triển nhanh chóng của Việt Nam thế nhưng đừng mải mê với việc xây dựng, phát triển kinh tế mà quên mất rằng, một thành phố không thể gọi là phát triển nếu cứ mỗi lần trời mưa là "bơi" trong biển nước.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.