Xe tải ben va chạm xe tải, 1 người tử vong
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 6h sáng nay (23/3) tại ngã tư Đào Tấn - Liễu Giai.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Lời trần tình “Nhiều đăng kiểm viên không dám đi làm vì sợ công an bắt.” của ông Nguyễn Tô An, Cục phó Cục đăng kiểm Việt Nam, là một sự thừa nhận đầy chua chát. Người ta có thể nghĩ về câu nói này theo nhiều cách khác nhau.
Có người sẽ nghĩ về vấn đề quá tải công việc, rằng công an bắt thế này thì lấy ai làm việc.
Có người sẽ nghĩ đến hiện thực tiêu cực trong ngành đăng kiểm, rằng đáng đời, rằng ai bảo ăn quen tay, quen miệng để quả báo nhãn tiền.
Có người sẽ cảm thán, rằng họ chỉ là nạn nhân của một xã hội có thói quen hối lộ cho được việc của mình. Tôi thuộc nhóm này.
Một lần tôi có việc phải ra UBND phường xác nhận tình trạng hôn nhân, giữa đường gặp người quen hỏi thăm, tôi nói “đi xin xác nhận giấy tờ” thì người quen của tôi tỏ ra rất ngạc nhiên về việc tôi dùng từ “xin”. Khi tôi giải thích đó là thói quen thì anh bạn rất gay gắt: “Tại sao lại có thói quen làm việc gì cũng mang tâm thế đi xin? Khi mang tâm thế đi xin, anh sẽ dễ dàng lựa chọn hối lộ để được việc của mình hơn.”
Khi đó, tôi không nghĩ như vậy, chỉ cho rằng đó là một cách nói. Nhưng, khi nghe ông Tô An trần tình về việc nhiều đăng kiểm viên không dám đi làm vì sợ công an bắt, tôi nhận ra phản ứng gay gắt của người bạn tôi là có cơ sở.
Một thời gian rất dài, nhiều người trong chúng ta mang cái tâm lý đi xin mỗi khi mang xe đến đăng kiểm, hay đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công khác. Vì tâm thế ấy, nhiều người mặc định đặt phong bì lót tay, để được giải quyết nhanh, để được việc.
Khi mà người dân có thói quen lót tay, thói quen xin để được việc, thì các nhân viên dịch vụ công cũng hình thành thói quen nhận, thói quen cho. Và khi cái việc xin, cho, hối lộ và nhận hối lộ nó trở thói quen của số đông, người ta sẽ mất đi bản năng tự vấn về tính đúng, sai trong việc này.
Khi khủng hoảng đăng kiểm xảy ra, khi cái thói quen hàng ngày bỗng nhiên phải trả giá bằng lao lý, người ta giật mình nhận ra hậu quả thì đã quá muộn, bởi không ai nghĩ rằng những hành vi sai trái đã trở nên quen thuộc hàng ngày lại có thể phải trả giá.
Ông Cục phó Cục đăng kiểm lo lắng vì nguồn nhân lực của ngành bị bắt quá nhiều dẫn đến đình trệ công việc. Phải thừa nhận nhiều cán bộ của mình không dám đi làm vì sợ bị bắt là một điều chẳng đặng đừng.
Bởi đó là sự thừa nhận số đông nhân viên ngành đăng kiểm, dù chưa bị bắt nhưng đều có nguy cơ rơi vào vòng lao lý vì vi phạm pháp luật. Một sự thừa nhận chua chát và bất lực bởi chưa biết sau khi cuộc khủng hoảng này qua đi, thì điều gì sẽ đến.
Có thể, sau đó, sẽ không còn tình trạng người dân để lại phong bì trên xe khi đăng kiểm. Nhưng, nếu như quy trình đăng kiểm không thay đổi, hệ thống cơ sở đăng kiểm không thay đổi theo hướng đa dạng nguồn cung dịch vụ hơn, người dân sẽ vẫn còn tâm thế đi xin cho nhanh, và nhân viên đăng kiểm vẫn còn tâm thế của người ban phát, thì động cơ hối lộ và nhận hối lộ vẫn còn nguyên đó, có lẽ chỉ thay đổi về hình thức, tinh vi và kín đáo hơn mà thôi.
Cuộc khủng hoảng đăng kiểm hiện nay, bên cạnh việc chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm, lập lại kỷ cương liêm chính cho cán bộ đăng kiểm, thì việc quan trọng hơn, là loại bỏ các động cơ có thể tác động gây lệch lạc hoạt động đăng kiểm.
Trước hết, là cần loại bỏ những quy định gây khó khăn, khó hiểu khiến cho người dân và cả cán bộ đăng kiểm muốn diễn giải theo cách nào cũng được. Những quy định đó, vốn dĩ luôn là kẽ hở để tạo ra không gian sinh tồn của những hành vi tiêu cực trong đời sống.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 6h sáng nay (23/3) tại ngã tư Đào Tấn - Liễu Giai.
Thực tế đã có khá nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do lái xe sang đường một cách bất cẩn, thiếu quan sát.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, dù 4 tiếp viên bị phát hiện xách ma túy qua đường hàng không đã được lực lượng chức năng trả tự do, do chưa đủ căn cứ xử lý hình sự, nhưng sẽ không được tiếp tục làm việc trong ngành theo quy định về kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
Sáng 23/3, sau thời gian tạm hoãn xét xử và trả hồ sơ bổ sung, TAND TP.HCM mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm đường dây “mua bán bộ phận cơ thể người”.
Một người viễn xứ nặng lòng với cố hương, âm thầm giúp đỡ ngành y Việt Nam suốt 20 năm. Những chuyến hồi hương của vị bác sĩ này là những cuộc chuyển giao kỹ thuật, 40-50 kiện hàng container trị giá hàng chục ngàn Euro trang thiết bị y tế hỗ trợ cho các bệnh viện nước nhà.
Dự án nút giao Sóng Thần và nâng cấp đường An Bình với tổng kinh phí gần 5.500 sẽ là hai dự án giao thông kết nối đặc biệt quan trọng giữa tỉnh Bình Dương và TP.HCM.
Nếu bạn bị hỏng xe, phải dắt bộ dưới nắng hay trong đêm khuya vắng, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc vô cùng khi nhìn thấy dòng chữ: “Sửa xe ngày và đêm: Có tiền cũng vá, không tiền cũng vá. Tự bơm miễn phí. Gọi đừng ngại”.