Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện trò trên phố

Liệu có cần hành lang pháp lý để bảo vệ người giúp đỡ nạn nhân TNGT

Chu Đức: Thứ hai 27/05/2024, 16:27 (GMT+7)

Cứu người gặp nạn trên đường là một nghĩa cử thường thấy ở các bác tài. Mặc dù vậy, ở một số người vẫn có tâm lý ngần ngại bởi không đủ điều kiện về thời gian, khả năng, và đặc biệt là e ngại liên lụy, bị hiểu nhầm, thậm chí bị bạo lực bởi người nhà nạn nhân.

Liệu có cần hành lang pháp lý để bảo vệ người giúp đỡ nạn nhân tai nạn giao thông, như nội dung các đại biểu quốc hội đang chia sẻ trên nghị trường về Dự thảo Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ?

Mời các bạn đến với những cuộc trò chuyện giữa VOV Giao thông và các bác tài về nội dung này. 

Bên cạnh tôi là anh Nguyễn Văn Hải, tài xế trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Anh đã từng hỗ trợ trường hợp gặp tai nạn chưa, và anh có e ngại gì không?

Em nghĩ, ngại là do tâm lý họ sợ tình huống tai nạn giao thông ấy. Có thể họ muốn dừng nhưng đường đấy đang đông xe, nên cứ thế đi thẳng. Còn nếu quãng đường đó rộng, có thể đỗ xe thì họ dừng lại đưa đi cấp cứu thôi. Trường hợp khác thì có tâm lý sợ bị hiểu nhầm, người gặp tai nạn lại đổ oan cho người đi cứu mình. Nó đã có thực tế rồi.

Còn để sẵn sàng dang tay cứu giúp, thì mọi người đều sẵn sàng xuống đưa họ đi viện, trong điều kiện không gian và khả năng của mình. Em cũng sẵn sàng, nhưng cần có nhân chứng ở đấy đứng cùng, hoặc xin số điện thoại của họ để xác minh sự việc. Còn để chở một cuốc xe đi cấp cứu thì khá đơn giản với ô tô. Còn xe máy thì chở 2-3 người đi cùng, thì họ cũng khá sẵn lòng.

Theo tài xế Nguyễn Văn Hải, cần tuyên truyền, giáo dục để người dân hạ tính nóng giận, giảm thiểu bạo lực trong trường hợp xảy ra tai nạn

Theo tài xế Nguyễn Văn Hải, cần tuyên truyền, giáo dục để người dân hạ tính nóng giận, giảm thiểu bạo lực trong trường hợp xảy ra tai nạn

Ngoài những kỹ năng mang tính chủ động từ người cứu giúp, theo anh cần bổ sung quy định nào để bảo vệ họ khỏi những tình huống bị động?

Cái này mình cần thường xuyên truyền thông đại chúng về các quy định, thủ tục để mọi người nắm rõ được các kỹ năng, để các cơ quan tổ chức có phương án, đề xuất, giải pháp như báo chí, bệnh viện để người dân tự bảo vệ. Còn cụ thể thế nào, bên bệnh viện cần thảo luận cụ thể.

Để người dân hiểu biết hơn, cái tính nóng giận, bức xúc sẽ được ghìm xuống từ trước đó thông qua truyền thông, báo chí rồi. Bởi vì con người luôn yêu thương con người mà, mình nên truyền thông, để mọi người tương trợ, có ý thức tham gia giao thông tốt hơn, họ sẽ đặt họ vào vị trí người bị TNGT thì họ sẽ hiểu được thôi.

Còn sự khuyến khích đối với những hành động nghĩa hiệp?

Tình huống cứu giúp đó thì chúng ta nên khích lệ, các doanh nghiệp nên thưởng cho những người ấy, để họ có thể trang bị những công cụ, phương tiện để cứu giúp hiệu quả. Hoặc đưa ra thế nào đấy để cứu nhiều người thì càng được tuyên dương, khen thưởng gắn thành tích vào.

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải nên bảo hộ cho những tài xế tham gia giao thông.

Cảm ơn anh.

Tài xế Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, các trình tự, thủ tục giải quyết tai nạn, điều tra nguyên nhân cần minh bạch, kịp thời, tránh gây phiền hà cho người cứu trợ giao thông hoặc người ng

Tài xế Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, các trình tự, thủ tục giải quyết tai nạn, điều tra nguyên nhân cần minh bạch, kịp thời, tránh gây phiền hà cho người cứu trợ giao thông hoặc người ng

Ở một cuộc trao đổi khác, tài xế Nguyễn Văn Tuấn (hãng taxi G7) có nói với tôi rằng, không nhất thiết cần khích lệ, chỉ cần có những quy trình, thủ tục minh bạch, rõ ràng để người đi đường yên tâm làm việc tốt là được.

Những cái điều vừa rồi như bạn nói, thì những người trợ giúp ấy, người ta không mong gì sự cảm ơn, quà cáp hay phần thưởng đâu. Họ không cần, miễn sao lương tâm họ giúp được người khác là thỏa mãn rồi, nó sướng lắm. Họ không nghĩ gì đến vật chất đấy đâu.

Vậy anh có đóng góp gì vào các trình tự giải quyết tai nạn không, nhìn từ góc độ người cứu giúp, hỗ trợ?

Tôi nghĩ cần một cái nội dung bảo vệ được người đưa nạn nhân đến bệnh viện, rồi quy trình làm chứng ở cơ quan chức năng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến người đưa người ta đến bệnh viện, đi cấp cứu.

Những trường hợp này mà đưa ra pháp luật thì các đồng chí công an phải điều tra rất rõ ràng, không thể nào ép tài xế đưa đi cấp cứu phải chịu trách nhiệm, hay nhiều người không tìm hiểu kỹ hiện trường thì lại đổ lỗi.

Chúng tôi vào công an rất ngại, không muốn va vào pháp luật, nên hay tránh. Còn bình thường, có nhiều người làm chứng thì anh em chúng tôi vẫn hỗ trợ. Liên quan pháp luật, mình chỉ mong công bằng.

Cảm ơn ý kiến của anh

Ảnh minh hoạ: Thanh niên

Ảnh minh hoạ: Thanh niên

Qua những cuộc trò chuyện với anh Hải và anh Tuấn, có thể nhận thấy, quy định riêng bảo vệ người cứu trợ tai nạn giao thông có lẽ là chưa cần thiết luật hóa. Tuy nhiên, các bác tài đều mong muốn: để các hành động nghĩa hiệp được lan tỏa rộng rãi, rất cần những điều kiện để người cứu trợ cảm thấy yên tâm.

Đó là tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cộng đồng để hạn chế hành vi bạo lực giao thông; là trình tự, thủ tục giải quyết các vụ tai nạn từ phía cơ quan chức năng, các bệnh viện đảm bảo minh bạch, nhanh chóng, không gây phiền hà cho người cứu giúp.

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn