Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Làm gì khi người thân mắc chứng ngưng thở khi ngủ?

Phan Nhơn: Thứ sáu 24/05/2024, 18:46 (GMT+7)

Làm sao khi người thân mỗi đêm ngáy to khiến ta cũng mệt mỏi, khó ngủ vì phải chịu trận. Song, khi người thân có dấu hiệu bệnh lý ngáy và ngưng thở khi ngủ, làm sao thuyết phục họ đến với bác sĩ kịp thời, điều trị dứt điểm để cải thiện chất lượng cuộc sống, chất lượng giấc ngủ cho cả gia đình.

Phóng viên VOV Giao Thông đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Bác sĩ Vũ Trần Thiên Quân, hiện đang công tác tại Bệnh viện Đại học Y Dược 1, để có những lời khuyên bổ ích giải quyết được tình trạng trên. 

Đón nghe Sóng về khuya số 07, phát sóng vào 23h, thứ Sáu (24/5) trên sóng FM91Mhz và livestream trực tiếp trên Fanpage: VOV Giao thông.

Chương trình phát thanh đêm khuya trên sóng VOV Giao thông, mang tới cho quý vị các câu chuyện và hệ thống kiến thức về giấc ngủ với chủ đề “Làm gì khi người thân mắc chứng ngưng thở khi ngủ?"

 

Thạc sĩ Bác sĩ Vũ Trần Thiên Quân

Thạc sĩ Bác sĩ Vũ Trần Thiên Quân

PV: Thường thường bệnh ngưng thở khi ngủ, bệnh nhân khó lòng nào có thể phát hiện được thì chỉ có người thân mới phát hiện được bệnh nhân có những cái dấu hiệu mang tính ban đầu, thì làm sao để mình động viên được bệnh nhân để đi đến bác sĩ một cách kịp thời?

BS Vũ Trần Thiên Quân: Bản thân của người bị chắc chắn có những triệu chứng làm ảnh hưởng đến người nhà. Một trong những than phiền thường gặp là ngáy to quá, ngáy đến mức người vợ không chịu nổi phải qua phòng khác ngủ. Hoặc người ngủ chung có thể là những người đi công tác 4-5 người cùng một phòng ai cũng ngáy hết. Cả đêm ồn không làm ảnh hưởng không ai ngủ được.

Đó cũng là lý do thôi thúc người ngáy to đi khám, mình cứ nhớ ngáy to không chắc chắn là bình thường. Ngáy to có thể là dấu hiệu báo động tình trạng ngưng thở khi ngủ, mình cần phải quan tâm lưu ý đặc biệt là những trường hợp kèm theo dấu hiệu: mệt mỏi, ngủ nhiều, nhức đầu nhiều thì cần phải đi khám để có được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Ngoài ra, người nhà có thể thấy cái đặc hiệu nhất là bệnh nhân ngáy khò khò xong ngưng không ngáy nữa, khọt 1 phát lên  rồi phù ra  thì đó là dấu hiệu của ngưng thở khi ngủ. Hoặc có những đoạn ngáy rất to và ồn xong rồi có những đoạn không thở, im re luôn thì đó cũng là dấu hiệu ngưng thở khi ngủ. Mình cũng cần thấy rằng người nhà mình cứ hay nhức đầu, mỏi mỏi hay dễ ngủ.

Nhiều khi mình không biết dễ buồn ngủ đâu, thường nằm xuống ngủ liền, đọc sách một chút buồn ngủ, coi điện thoại là rớt không hay vì ngủ quên. Nhưng khi mình hỏi thì người nhà mình nằm đâu cũng ngủ được hết thì đó là dấu hiệu nghi ngờ tình trạng ngưng thở khi ngủ.

PV: Có trường hợp nào mà ngưng thở khi ngủ đến mức họ mệt mỏi, không muốn tham gia các hoạt động xã hội, thậm chí nhút nhát đi không? Và mình phải vừa điều trị trị bệnh lý và vừa điều trị tâm lý không?

BS Vũ Trần Thiên Quân: Chúng tôi cũng điều trị hơn 10 năm nay rồi, có rất nhiều trường hợp như vậy và nó không phải là trường hợp lâu lâu mới gặp, đây rất thường gặp.

Chúng tôi nhớ một c bệnh nhân nam cũng 50-60 tuổi có tới khám và than phiền ngáy nhiều và buồn ngủ nhiều. Khi đi chung với vợ thì nói rằng, mới đi Nhật về xong cảm thấy buồn ngủ, rất khó chịu và không muốn đi ra ngoài du lịch. Bệnh nhân đi Nhật 1 tuần về xong chỉ muốn nằm ở nhà ngủ, ai muốn đi đâu thì đi.

Thấy rằng đây là một ảnh hưởng đến cuộc sống làm mệt mỏi không cảm thấy vui vẻ gì và chỉ muốn đi ngủ thôi. Hoặc trước đây 5-10 năm họ rất bình thường nhưng sau đó họ tăng cân lên, bị tình trạng ngưng thở khi ngủ nặng lên, hiệu quả công việc kém đi, thường xuyên cáu gắt, gây gổ với đồng nghiệp…

Điều đó làm xấu đi các mối quan hệ, song thật thực sự không phải do bệnh nhân mà do tình trạng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng làm cho não không được nghỉ ngơi, hậu quả thức dậy mình rất bực tức. Khi bác sĩ điều trị xong cho họ thì bệnh nhân cảm thấy sáng ngủ dậy sảng khoái, khỏe mạnh hơn, thấy yêu đời hơn. Từ đó bệnh nhân sinh hoạt trở lại, muốn đi du lịch trở lại.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

PV: Kênh VOV giao thông luôn luôn quan tâm đến các vấn đề về an toàn giao thông cũng như an toàn giao thông trên cao tốc. Bác sĩ có lời khuyên gì đối với những bác tài gặp chứng ngưng thở khi ngủ?

BS Vũ Trần Thiên Quân: Câu hỏi chắc cũng thực tế cho các bác tài, vì các bác tài mình thấy lái xe đường dài và  mình thấy hiện tại có cao tốc Bắc Nam ngày càng hoàn thành nhiều hơn. Mình chạy từ TP.HCM đến Nha Trang 400-500 km, đường cao tốc chạy thẳng 5-6 tiếng tới nơi, nếu chúng ta buồn ngủ sẽ rất nguy hiểm, gây ra nhiều nguy cơ.

Mình có thể đang đi và tông xe vào người khác, mà chạy trên cao tốc thì tốc độ từ 90 -120 km/h thì tai nạn là cực kỳ nguy hiểm. Được thì mình nên chú ý các triệu chứng ngưng thở khi ngủ, ngáy to, nhức đầu…. thì nên khám, tầm soát xem để có phương pháp điều trị phù hợp.

PV: Rất cảm ơn bác sĩ về cuộc chia sẻ ngày hôm nay!

Chương trình có sự tham gia đồng hành của các bác sĩ tại các bệnh viện, phòng khám trên cả nước; là những Chuyên gia về Giấc ngủ Quốc tế và Việt Nam.

Hiện nay các phòng khám và bác sĩ giấc ngủ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế đang thực hiện chương trình hỗ trợ khám và chẩn đoán tại nhà cho các bác tài.

Đây là cơ hội để mọi người có cơ hội kiểm tra sức khỏe giấc ngủ và chẩn đoán tình trạng rối loạn giấc ngủ của mình.

Quý vị và các bạn có thể tham gia chia sẻ ý kiến và đặt câu hỏi cho các bác sĩ thông qua đường dây nóng: 024 37 919191 (Hà Nội) - 028 39 919191 (TP.HCM) - 028 38 309090 (MekongFM).

Bạn sẽ nhận được gì?

Từ 01/5 đến 30/6, các bác tài có tham gia chương trình tư vấn và chẩn đoán tình trạng rối loạn giấc ngủ sẽ được:

- Miễn hoặc giảm giá 50% phí tư vấn khám tại các phòng khám và bác sĩ đồng hành chương trình;

- Voucher trị giá 1.000.000 VND cho dịch vụ đo đa kí hô hấp tại nhà cho 300 người đầu tiên tham gia chương trình.

Thông tin chi tiết các bạn vui lòng truy cập trang buonngukhilaixe.com và thực hiện các bước theo hướng dẫn của trang.

 

Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn