Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Góc Nhìn

Liên tiếp ngộ độc thực phẩm: Cần quản lý chặt, xử phạt nghiêm

Kim Loan: Thứ tư 21/08/2024, 09:19 (GMT+7)

Đồng Tháp và Vĩnh Long xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm khiến gần 500 người phải nhập viện điều trị. Một trong những nguyên nhân được xác định dẫn đến ngộ độc là do khâu kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt và người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm.

Chiều ngày 6/8, 20 công nhân đầu tiên của công ty may Thái Dương ăn bánh mì kẹp pate gan của cơ sở bán bánh Hồng Ngọc 12, TP. Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bị đau bụng, sốt cao và tiêu chảy. Tiếp tục những ngày sau đó, lần lượt con số nhập viện tăng lên 148 người.

Đến nay, 142 ca đã xuất viện, để lại nỗi “kinh hoàng” về những ngày vượt sốt, vượt ói. Nguyên nhân vụ ngộ độc này được Sở Y Tế tỉnh Đồng Tháp kết luận là do vi khuẩn salmonella có trong patê gan do cơ sở bánh mì tự sản xuất.

Ông Võ Minh Phục – Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Đồng Tháp cho biết đây là nguyên nhân chung của hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến bánh mì xảy ra thời gian qua trên khắp cả nước: “Thật ra nguyên nhân gây các vụ ngộ độc do bánh mì gây ra trên cả nước cơ bản giống nhau xuất phát từ các vi sinh vật tồn tại trong patê, thịt, chả lụa, dưa chua. Có thể người dân mua về không ăn liền mà để quá 2 giờ thì nó sinh ra vi sinh vật gây hại cho sức khỏe, lâu hơn nữa là gây ngộ độc”.

Ông Võ Minh Phục – Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Đồng Tháp cho rằng, sau nhiều vụ ngộ độc thì đã đến lúc ngành chức năng phải tăng cường xử phạt nghiêm minh để “cảnh cáo” tái diễn.

Ông Võ Minh Phục – Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Đồng Tháp cho rằng, sau nhiều vụ ngộ độc thì đã đến lúc ngành chức năng phải tăng cường xử phạt nghiêm minh để “cảnh cáo” tái diễn.

Sự việc vừa lắng xuống thì chiều ngày 12/8 sau đó, tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long tiếp tục có thêm 230 ca nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tập thể. Thời điểm xảy ra, Công ty Bo Hsing đóng tại Khu công nghiệp Hòa Phú (xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) có tổ chức bữa ăn cho 1.500 công nhân. Sau bữa ăn này thì xuất hiện tình trạng hàng trăm công nhân ói, đau bụng, sốt… phải nhập viện.

Chị L.H.Th – công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm không quên bữa ăn “đáng nhớ” này: “Bữa ăn hôm đó gồm cơm trắng, thịt kho trứng, bắp xào, cà rốt, thịt, canh rong biển, đồ chay kho, tàu hũ chiên”.

Trong bữa ăn này, Bo Hsing có hợp đồng với hộ kinh doanh bên ngoài cung cấp đùi gà chiên, đậu que xào thịt heo, đùi gà chay, chả giò chay, đậu que xào chay, tráng miệng (chuối, táo). May mắn, đến nay, các công nhân đã được xuất viện về nhà theo dõi thêm.

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long thăm hỏi sức khỏe các công nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa tại công ty Bo Hsing.

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long thăm hỏi sức khỏe các công nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa tại công ty Bo Hsing.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong quý 1 và quý 2/2024, đã ghi nhận 18 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 1.000 người mắc, 6 ca tử vong. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng, việc thay đổi nhận thức của doanh nghiệp, người dân đối với sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn… là điều cần làm ngay lúc này. Khi kinh tế khó khăn, người tiêu dùng có xu hướng mua đồ rẻ, hài lòng với thực phẩm trôi nổi lề đường, người bán cũng sẽ tìm cách giảm chi phí. Không phải ai cũng đủ điều kiện chọn lựa thực phẩm từ các hệ thống phân phối có chất lượng. Điều này dẫn đến nguy cơ mất an toàn thực phẩm càng lớn.

“Bản thân người dân, các cơ sở chế biến phải thay đổi nhận thức.... Cả hệ thống này cứ đi thanh tra, xử lý suốt ngày mà họ cứ làm sai thì sức lực, nguồn lực đâu mà làm hết được”, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nói.

Theo ông Võ Minh Phục – Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Đồng Tháp, sau nhiều vụ ngộ độc thì đã đến lúc ngành chức năng phải tăng cường xử phạt nghiêm minh để “cảnh cáo” tái diễn, đặc biệt là kiểm tra gắt gao các sản phẩm gắn slogan “thực phẩm nhà làm”: “Người tiêu dùng nên chọn các cơ sở buôn bán đủ uy tín và chất lượng, có thương hiệu. Thực sự một ổ bánh mì để trong tủ mà không che chắn thì bụi và vi sinh vật xâm nhập ngay. Tích tục lâu ngày gây nên ngộ độc mãn, dẫn đến ung thư. Chúng tôi có kế hoạch kiểm tra các sơt sở sản xuất bánh mì, bánh bông lan, bánh trung thu… vi phạm là xử lý nghiêm”. 

Ông Phục cho rằng, hiện nay, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đã phân cấp đến cấp quận, huyện, xã, phường nên trong các trường hợp cần căn cứ thuộc cấp nào sẽ xử lý trách nhiệm của cấp đó. Quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm minh để những bữa ăn được an toàn.

Bệnh nhân nằm viện do ngộ độc bánh mì tại Đồng Tháp

Bệnh nhân nằm viện do ngộ độc bánh mì tại Đồng Tháp

Qua những vụ việc ngộ độc thực phẩm vừa mới xảy ra thì có thể thấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau, kể cả góc độ quản lý nhà nước, người sản xuất kinh doanh và một phần nào đó cũng có trách nhiệm của người tiêu dùng. Tất nhiên phải tùy từng vụ việc cụ thể mới có thể xem xét trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan một cách công bằng, khách quan nhất.

Chế tài xử phạt vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những chế tài mạnh nhất ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể trong Luật An toàn thực phẩm đã quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có thể tới 7 lần giá trị sản phẩm vi phạm.

Chính phủ cũng đã có Chỉ thị tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; nhấn mạnh nội dung người đứng đầu các cấp phải chịu trách nhiệm khi đề xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Điều đó đủ để thấy về mặt quy định pháp luật, chế tài xử phạt chúng ta không thiếu nhưng vấn đề cần bàn là trách nhiệm thực thi pháp luật phải thay đổi để tạo sự nghiêm minh, đủ sức răn đe hơn.

Thị trường hiện nay bùng phát những cách buôn bán mới như kinh doanh thực phẩm online, rất khó quản lý. Các mặt hàng thực phẩm cũng xảy ra tình trạng hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Chế tài đã có, việc còn lại là nhiệm vụ của ngành chức năng, phải “xóa trắng” thực phẩm kém an toàn. Để làm được việc này, ngành chức năng phải ứng dụng công nghệ thông tin vào truy xuất nguồn gốc thực phẩm, xét nghiệm nhanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh và sản xuất thực phẩm, thanh tra theo các thông tin người dân khiếu nại tố cáo. Khi đó, các hàng quán sẽ được quản lý tốt hơn về nguồn gốc nguyên liệu, quá trình chế biến và bảo quản thức ăn.

Trong bối cảnh nguy cơ ngộ độc thực phẩm đe dọa, ngành chuyên môn vẫn “câu chuyện cũ” khuyến cáo người tiêu dùng phải nâng cấp độ “thông minh”, nhưng thông minh làm sao được khi người bán cố tình cung cấp mặt hàng cũ hoặc thiếu kiến thức về thực phẩm an toàn? Vì vậy, siết chặt công tác quản lý nhà nước phải đi đôi với kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho người dân biết không sử dụng các thực phẩm của các cơ sở vi phạm. Có như vậy, cuộc chiến với thực phẩm bẩn mới đạt được hiệu quả thiết thực và người tiêu dùng mới được bảo vệ một cách tốt nhất.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Hà Nội: Khẩn trương dọn cây đổ

Hà Nội: Khẩn trương dọn cây đổ

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các lực lượng chức năng đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để thu dọn cây xanh gãy đổ sau bão số 3 tại các quận nội thành, đảm bảo hoàn thành trước ngày 20/9.

Đề xuất số lượng sân tập theo đơn vị định lượng đào tạo lái xe

Đề xuất số lượng sân tập theo đơn vị định lượng đào tạo lái xe

Bộ GTVT đang dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, và đề xuất sẽ sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.