Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Liên kết xúc tiến thương mại quy mô vùng cho các nhóm sản phẩm thế mạnh

Thanh Phê: Thứ năm 12/09/2024, 15:16 (GMT+7)

Liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong xúc tiến thương mại và xuất khẩu là giải pháp quan trọng để quy tụ và tối ưu nguồn lực các địa phương, thúc đẩy vùng phát triển xứng tầm và bền vững cho khu vực này.

Trong bối cảnh hiện nay, việc liên kết vùng hay nói nhỏ hơn là liên kết giữa nông dân và HTX, doanh nghiệp là hết sức quan trọng để đưa nông sản vươn tầm ra thị trường lớn. HTX Kỳ Như ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang do bà Nguyễn Kim Thùy quản lý đang sở hữu 16ha diện tích nuôi trồng thủy sản, cho sản lượng 1.000 tấn/năm (các sản phẩm chế biến và sản phẩm nguyên liệu).

Bà Thùy đã nghiên cứu, sản xuất 20 loại sản phẩm chế biến khác nhau từ cá thát lát: Khổ qua rừng nhân chả cá thát lát, bao tử cá ba sa nhồi chả thát lát, bánh phồng cá thát lát... Trong đó, có 11 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao và phấn đấu đạt 5 sao trong thời gian tới. HTX đã xây dựng chuỗi sản xuất sạch, khép kín từ con giống, nuôi, chế biến. Tất cả được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo nguồn gốc, an toàn thực phẩm.

Bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc Hợp tác xã Kỳ Như, cho biết: Sản xuất mô hình nhỏ hoặc lớn mình phải áp dụng theo quy trình sạch, để mình có nhiều sản phẩm sạch, cái đó mới đủ, đáp ứng cho thị trường lớn và cái đó là thế mạnh của địa phương mình. Bản thân HTX ngành thủy sản cũng muốn định hướng đến bà con mình làm sao hiểu được sản phẩm sạch như thế nào sẽ đồng hành với HTX để phát triển vấn đề này.

Các địa phương có thế mạnh về ngành hàng tôm có thể liên kết để cùng nhau phát triển – VOV Giao thông

Các địa phương có thế mạnh về ngành hàng tôm có thể liên kết để cùng nhau phát triển – VOV Giao thông

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, tính chung đến nay, vùng ĐBSCL đang đóng góp khoảng 31% GDP toàn ngành nông nghiệp với khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thuỷ sản nuôi, khai thác, 60% lượng cá xuất khẩu và xấp xỉ 70% trái cây các loại... Trong tốp các địa phương có sản lượng nuôi, khai thác thuỷ hải sản cung ứng cho thị trường toàn cầu, tập trung hầu hết tại vùng ĐBSCL gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang (con tôm); các tỉnh như An Giang, Ðồng Tháp thì nổi tiếng với con cá da trơn.

Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, vùng ĐBSCL được định hướng cần đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại từ khu thương mại - dịch vụ, trung tâm logistics đến hệ thống chợ dân sinh hỗ trợ hiệu quả cho các trung tâm đầu mối về nông nghiệp; chú trọng xây dựng hệ thống kho chứa và bảo quản nông sản đảm bảo đủ tiêu chuẩn; phát triển thương mại điện tử, thương mại biên giới để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản có thế mạnh. Đồng thời, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương, hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp để xây dựng, củng cố một số nhận diện thương hiệu chính về nông sản vùng ĐBSCL đối với thị trường trong nước, quốc tế.

Để ĐBSCL phát triển xứng tầm thì một trong những giải pháp quan trọng là thúc đẩy liên kết vùng trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu nhằm quy tụ và tối ưu các nguồn lực của các địa phương trong vùng phục vụ phát triển bền vững.

Ông Tô Minh Đương, Phó Giám đốc Sở Công thương Bạc Liêu, cho rằng  nên có một cơ chế liên kết và dưới sự chủ trì của Bộ Công thương. Đối với ĐBSCL cần liên kết những cái sản phẩm, mặt hàng chủ đạo, thế mạnh của vùng.

Trong đó tôm là Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng: 3 địa phương này có thế mạnh về tôm thì chúng ta ngồi lại để có một cơ chế phối hợp. Nhất là phối hợp về chuyển giao khoa học kỹ thuật, ổn định vùng nguyên liệu và liên kết các nhà máy sản xuất trong các tỉnh có thế mạnh về tôm dưới sự chủ trì của Bộ Công thương để từ đó, các tỉnh, thành trong khu vực có những cơ chế liên kết mang tính cụ thể, thực chất, đi vào hiệu quả, đi vào chiều sâu. Cái thứ hai nữa là chúng ta nên có một trung tâm xúc tiến thương mại của cấp vùng để chúng ta có nơi trao đổi thông tin, những sản phẩm trong vùng đối với các đối tác trong và ngoài nước. Và chúng tôi thấy, Cần Thơ là nơi có thể làm được đầu mối này để hỗ trợ cho các tỉnh ĐBSCL.

Ngoài ra, cũng theo ông Tô Minh Đương, UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo đối với Sở Công thương các tỉnh có hoạt động trao đổi định kỳ, thường xuyên đối với các nhóm tỉnh có những mặt hàng sản phẩm có thế mạnh để từ đó tìm ra những giải pháp liên kết một cách cụ thể, chương trình liên kết cụ thể. Chứ nói chung chung thì không thể có hiệu quả từ liên kết.

Ở góc độ của mình, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam đề xuất: Chúng ta phải đẩy mạnh chất lượng. Muốn đẩy mạnh chất lượng thì có nhiều cách nhưng mà trong đó, công nghệ thông tin của mình phổ biến cho những người sản xuất, những người nông dân hạn chế rất là nhiều. Cho nên các địa phương có những cái chương trình để tập huấn, nâng cao trình độ công nghệ thông tin để giúp cho việc có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất, dễ dàng thực hiện truy xuất nguồn gốc, tham gia các sàn thương mại điện tử hoặc là các hội chợ trong và ngoài nước.

HTX Kỳ Như sản xuất 20 loại sản phẩm chế biến khác nhau từ cá thát lát - Nguồn HTX Kỳ Như

HTX Kỳ Như sản xuất 20 loại sản phẩm chế biến khác nhau từ cá thát lát - Nguồn HTX Kỳ Như

Theo Cục Xúc tiến thương mại, nền kinh tế thế giới năm 2024 đang có những dấu hiệu phục hồi rõ nét, tạo cơ hội cho việc đẩy mạnh các hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế. Những thị trường lớn của Việt Nam như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc…đang có một số điểm sáng là lạm phát giảm, chuỗi cung ứng dần khôi phục, kinh tế đang dần ổn định trở lại.

Do đó, nhiều tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đang gia tăng về tần suất cũng như quy mô thực hiện các hoạt động XTTM, mở ra nhiều lựa chọn cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng tham gia quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác giao thương quốc tế, từ các sự kiện đa ngành cho tới những sự kiện chuyên ngành sâu, hẹp với đủ dạng hình thức, nội dung xúc tiến.

Sự phát triển của đa dạng các nền tảng thương mại điện tử trong nước và quốc tế cũng đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vùng ĐBSCL vốn eo hẹp về kinh phí XTTM trực tiếp tại nước ngoài, nay có thể tận dụng được các nền tảng này để quảng bá hàng hoá đi tới nhiều thị trường xa.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết:Xây dựng cơ chế, hợp tác trong xúc tiến xuất khẩu của vùng, có thể tính đến chuyện là đề xuất xây dựng thương hiệu cho một nhóm hoặc một vài nhóm ngành hàng nào đấy của vùng. Thứ 2 nữa là nhất thiết phải có một hoặc một vài hội chợ chuyên ngành quốc tế cho cả vùng. Tôi nghĩ rằng với cách này mới có thể tạo ra được thương hiệu vùng và cộng hưởng được nguồn lực sức mạnh của hoạt động xúc tiến thương mại của mỗi địa phương và đóng góp cho cả vùng.

Thay vì mạnh ai nấy phát triển kinh tế theo thế mạnh của mình và cạnh tranh lẫn nhau thì đã đến lúc các tỉnh có những sản phẩm mạnh tương đồng tại ĐBSCL cùng bắt tay, đưa mối liên kết đi vào chiều sâu, thúc đẩy phát triển thương mại toàn vùng. Ngoài ra, cần phải có các giải pháp thúc đẩy khoa học, công nghệ và liên kết chuỗi trong sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm, liên kết vùng trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp. Phải xác định liên kết vùng là mục tiêu để hàng hóa của Việt Nam đi xa hơn.

 

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phân loại rác để đổ ở đâu?

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.

Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).

Dốc đề pa

Dốc đề pa

Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.

Thả gà ra đuổi

Thả gà ra đuổi

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.