Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Góc Nhìn

Làn riêng cho xe đạp, bắt đầu từ đâu?

Kênh VOV Giao thông: Thứ bảy 01/10/2022, 14:19 (GMT+7)

Để triển khai làn đường riêng cho xe đạp, có ý kiến cho rằng, cần tách riêng làn xe thô sơ và xe cơ giới nhưng ở Hà Nội lại đang thí điểm tách làn theo số bánh xe.

Có ý kiến cho rằng, cần dẹp loạn vỉa hè và xử lý phương tiện dừng đỗ bừa bãi nhưng hiện nhiều nơi, vỉa hè ngổn ngang, dẹp bãi đỗ ở lòng đường thì ô tô cũng không còn chỗ đỗ.         

Cũng có ý tưởng, cần phát triển xe đạp công cộng tới một ngưỡng nào đó mới làm làn riêng, nhưng TP.HCM đã có xe đạp công cộng mà làn đường riêng vẫn đang nghiên cứu.

Diễn đàn 91, 16h thứ Bảy (1/10/2022), trực tiếp trên FM 91MHz và vovgiaothong.vn với các vị khách mời: PGS.TS Doãn Minh Tâm, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT và ông Nguyễn Ngọc Quang, Chuyên gia giao thông.

Đừng quên chia sẻ, bàn luận cùng Diễn đàn 91 với chủ đề này, qua hotline: 02437.919191 và qua Fanpage VOV Giao thông. 

Xe đạp “lép vế”, rủi ro mất an toàn         

Sử dụng xe đạp làm phương tiện chính để đi lại khắp thành phố trong nhiều năm, anh Nguyễn Đức An- admin của Câu lạc bộ đạp xe Hồ Tây cho biết,  khi cùng tham gia giao thông, những người đạp xe luôn cảm thấy  bị “lép vế” so với xe máy và ô tô, người đi xe đạp không thuộc đối tượng ưu tiên ngay trong hạ tầng và tư duy tổ chức giao thông:

"Khi tham gia đạp xe đạp, hầu hết các tuyến đường chưa có một làn cụ thể nào, ô tô và xe máy gần như chen vào làn trong cùng của xe đạp hoặc xe máy, nên việc di chuyển trên đường rất nguy hiểm.Tất cả các cầu của Hà Nội gần như đều cấm, trừ cầu Long Biên được qua,  cầu vượt cũng cấm xe đạp. Ví dụ như cầu vượt Giải Phóng, việc để người ta quay đầu xe rất xa, nhiều người chấp nhận sai luật để đi qua cầu đấy. Cái đấy là cái hạn chế chưa phân làn cho mọi người"

Không có làn đường ưu tiên, nên nhiều người yêu thích xe đạp thường phải lựa chọn những cung đường vắng hoặc tuyến đường nội khu đô thị do lo ngại những nguy cơ mất an toàn. Bác Nguyễn Hải An, ở quận Hà Đông bày tỏ: 

"Đường đông nên có những lúc gây khó khăn cho người đi xe đạp sang đường, sợ những rủi ro tai nạn có thể xảy ra. Cho đến bây giờ, những người đi xe đạp toàn chọn những giờ đi sáng sớm hoặc buổi tối".

Ảnh minh họa (nguồn: kinhtemoitruong.vn).

Ảnh minh họa (nguồn: kinhtemoitruong.vn).

Hiện có nhiều group về đạp xe trên mạng xã hội và số lượng các thành viên tham gia đạp xe ngày càng tăng. Theo đại diện câu lạc bộ đạp xe Hồ Tây, trong 3 năm gần đây, số lượng người sử dụng xe đạp để đi làm và tập thể dục tăng đáng kể.

Mỗi ngày đạp xe gần 10 km để đến cơ quan làm việc, anh Nguyễn Kiều Trung, ở Cầu Diễn, Hà Nội nhận thấy rõ những lợi ích của việc đạp xe đến sức khỏe sau 5 năm sử dụng. Anh Trung bày tỏ mong muốn có thêm hạ tầng dành cho loại hình phương tiện này:

"Tất cả những người đạp xe mong muốn có một cung đường dành riêng cho anh em luyện tập. Ngoài việc đạp xe thư giãn quanh hồ, cũng cần có những cung đường dành riêng cho xe đạp được đạp với tốc độ cao, rèn luyện sức khỏe tốt hơn, giúp cho cuộc sống xanh hơn"

Trong khi ở các tuyến đường chính, người đi xe đạp không có chỗ để đi thì tuyến đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ dài 4km dọc sông Tô Lịch, Hà Nội được thông xe năm 2019 giờ lại vắng bóng người sử dụng. Ở phía 2 đầu đường được rào chắn cẩn thận, muốn đi xe đạp buộc phải nhấc xe qua. Hiện một đoạn đường đang được sử dụng làm nơi tập kết  đất đá phục vụ cho công trình thi công.

Quan trọng nhất là tính khả thi

Người dân Hà Nội đạp xe tập thể dục - Ảnh Thanh Niên

Người dân Hà Nội đạp xe tập thể dục - Ảnh Thanh Niên

Dành làn đường riêng cho phát triển xe đạp đã trở thành xu hướng của nhiều đô thị trên thế giới, tuy nhiên, với các đô thị tại nước ta, các chuyên gia giao thông đô thị cho rằng, cần xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng ý tưởng này, quan trọng nhất là tính khả thi khi triển khai.

 Ông Nguyễn Kim Toản, chuyên gia giao thông tại TP.HCM phân tích, một thành phố mà có nhiều diện tích phục vụ cho đa phương thức giao thông là rất lý tưởng. Nhưng hiện, nhiều tuyến đường tại TP.HCM có số làn xe quá ít và không gian một phần đã dành cho xe máy nên diện tích dành riêng cho xe đạp rất hạn chế. Trong khi ở các đô thị trên thế giới, khi làm đường họ đã thiết kế phải có làn đường dành cho xe đạp:

"Đa số các làn đường của chúng ta là làn đường hỗn hợp, phương tiện thô sơ và có gắn động cơ đều hòa chung trên đường, hạ tầng diện tích dành cho lưu thông lại ít. Khi có nhu cầu phát triển giao thông sạch và xanh như xe đạp thì các làn đường đã quá tải thì rất khó để dành làn đường riêng dành cho xe đạp. Do đó, TP.HCM cần tìm các đường vừa mới xây dựng hoàn thiện có đủ diện tích, không gian thích hợp với việc dành một làn đường cho xe đạp".

Trong khi đó, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, các đô thị nói chung và Hà Nội nói riêng đang hướng tới giao thông xanh và tiết kiệm năng lượng, ngoài các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện… thì phải khuyến khích phát triển xe đạp. Tuy nhiên, để kế hoạch đề ra được vận hành hiệu quả thì quản lý phải tốt, không thể để tình trạng làn riêng cho xe đạp nhưng xe máy cứ chen vào như từng xảy ra với làn đường dành cho xe đạp trên đường Láng:

"Người ta chỉ có thể đi xe đạp đến chỗ tiếp cận với giao thông công cộng thì chúng ta khuyến khích, còn nếu không phát triển giao thông công cộng mà sử dụng xe đạp là không phù hợp, mà nếu quản lý không tốt thì có khi dành riêng một làn đường chỉ cho bán hàng rong, khi tắc đường kẹt xe thì xe máy tràn vào đấy, vì thế phải có điều tra xã hội học, điều tra về giao thông đường phố. Nó là bài toán xã hội chứ không phải bài toán về hành chính đơn thuần, rất cần phải cân nhắc"

Ông Đinh Đăng Hải, chuyên gia cao cấp Chương trình Thành phố Sống tốt, Tổ chức Healthbrige của Canada tại Việt Nam cho rằng có rất nhiều cách thức để tách làn đường dành riêng cho xe đạp như sử dụng các biện pháp giảm tốc độ cho phương tiện cơ giới tại những tuyến đường nhỏ hẹp.

"Ở những tuyến đường có mặt cắt ngang lớn hơn, hoặc những tuyến đường có tốc độ cơ giới lớn hơn 30km/h, ví dụ những tuyến đường chính. Làn xe đạp có thể được bố trí ở vỉa hè bên tay phải, hoặc có thể đi chung với các phương tiện thô sơ khác hoặc có thể đi chung với người đi bộ ở những tuyến đường phù hợp. Tại những tuyến đường có tốc độ xe cơ giới trên 50km/h, tách làn đường riêng được bảo vệ bằng các rào chắn và dải phân cách".

TS. Nguyễn Thanh Tú, Giảng viên bộ môn quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Trường Đại học Giao thông vận tải ủng hộ làn đường dành riêng cho xe đạp nhưng cần xem xét và có hướng triển khai thí điểm phù hợp bởi làn đường cho người đi xe đạp đã có ở nhiều quốc gia và phát huy tác dụng nhất định, vì vậy các đô thị ở nước ta cũng nên nghiên cứu áp dụng; ví dụ như trên các trục đường lớn, có mật độ giao thông cao và có tuyến đường sắt đô thị vận hành:

"Mình có thể thí điểm ở khu vực trung tâm trước sau đó lan rộng ra, trước mắt ở các vị trí kết nối với giao thông công cộng như các tuyến metro tại Hà Nội hiện nay, rồi căn cứ vào tình hình cụ thể và sự hưởng ứng của người dân để triển khai tiếp. Nhưng cần có sự nghiên cứu về hạ tầng và sự chấp nhận của người dân, tránh việc triển khai một thời gian mà không thành công sẽ lãng phí, tốn kém" 

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Kênh rạch trơ đáy, ruộng vườn xơ xác, lượng nước dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đang cạn dần… Đó là tình cảnh chung của nhiều bà con đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau gần 2 tháng triển khai, việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt tại một số vị trí ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Hiện nay, Nam Bộ đang bước vào cao điểm mùa nắng nóng, khô hạn, đặt nhiều cánh rừng vào tình trạng cảnh báo cháy cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm, cấp cực kỳ nguy hiểm).

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Đảo Ngọc 'thay áo mới'

Đảo Ngọc "thay áo mới"

Nếu các bạn đã quen thuộc với con phố Ngũ Xã khi tới đây thưởng thức món ngon Hà Nội, thì nay sẽ không khỏi ngạc nhiên với một Ngũ Xã vào buổi tối lên đèn. Các tuyến phố trên Đảo Ngọc đã đổi thay kể từ khi khu vực được xây dựng thành không gian văn hóa, ẩm thực mới.