Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Lạm thu đầu năm học: Trên bảo dưới không nghe

Kim Loan: Thứ ba 27/09/2022, 19:50 (GMT+7)

Cứ vào đầu năm học thì câu chuyện lạm thu, đóng tiền quỹ hội phụ huynh trường, lớp... lại được bàn tán sôi nổi. Nhiều phụ huynh với tinh thần “vì con em của mình” nên vui vẻ đóng góp nhưng cũng có không ít phụ huynh không đồng tình, thậm chí với gia đình khó khăn thì đó là một gánh nặng.

 

Năm học mới 2022-2023, trong khi phụ huynh đang bàn tán về các khoản phí phải đóng cho con, em mình trong mùa tựu trường đang sôi nổi thì Tiền Giang lại “góp lửa” khiến chủ đề càng nóng thêm. Cụ thể, tại trường THCS Xuân Diệu (TP. Mỹ Tho), ngoài việc đóng quỹ lớp là 200 nghìn đồng/em, phụ huynh một số lớp còn đóng thêm quỹ nhà trường 100 nghìn đồng/em.

Tuy nguồn quỹ này không bắt buộc nhưng vì việc học của con em, nên phần lớn các phụ huynh đều đóng ngay sau khi Hội phụ huynh học sinh thông báo. 

Ngoài một số khoản đóng góp theo quy định, trường đã “vận động” phụ huynh đóng góp một số quỹ khác ngay từ đầu năm học bị đánh giá là chưa cần thiết. Tính chung, tùy theo khối lớp học mà các phụ huynh phải chi từ 1-1,5 triệu đồng cho mỗi em học sinh, chưa kể số tiền mua trang phục, sách vở ngay từ đầu năm học. Ngay lập tức, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo TP. Mỹ Tho đã phát hiện, chỉ đạo chấn chỉnh.

Ông Lê Quang Trí – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang thông tin: Tiền Giang sau đại dịch COVID-19 thì đời sống người dân rất là khó khăn  chính vì vậy Sở chỉ đạo các trường phải thực hiện nghiêm, không được thu ngoài các khoản thu theo quy định. Cụ thể, HĐND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Nghị quyết số 01 quy định về các khoản thu  trong đó có khoản thu bán trú phục vụ cho việc ăn uống ở trường cho học sinh. Sở đã tổ chức các đoàn kiểm tra, từ ngày trở lại trường (5/9) thì các trường đã thực hiện nghiêm.

ảnh minh họa (internet)

ảnh minh họa (internet)

Dựa theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ quy định về Cơ chế thu; quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì mức thu từ bậc Mầm Non đến THPT giao động ở mức sau: Ở khu vực thành thị, học phí giao động từ 300 ngàn đến 650 ngàn đồng/năm. Ở khu vực nông thôn, giao động từ 100 ngàn đến 330 ngàn đồng/ năm. Ở Vùng dân tộc thiểu số và miền núi giao động từ 50 ngàn đến 220 ngàn đồng/ năm. 

Tiền Giang là một trong số các địa phương còn áp dụng thu học phí nhưng chỉ thu bằng mức sàn của Nghị định 81. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, các cơ sở giáo dục trên địa bàn vẫn chưa thu vì cử tri cho rằng mức học phí vẫn còn cao. Tỉnh đang chờ ý kiến của Chính phủ về việc cho phép mức thu học phí bằng với năm học 2021 – 2022 và miễn thu đối với bậc Trung học cơ sở.

Lẽ tất nhiên, đang trong giai đoạn tạm thời chưa thu học phí, các trường đồng thời cắt giảm mức phí dành cho học sinh bán trú thì chắc chắn cơ sở giáo dục “gồng gánh” những khó khăn riêng.

Ông Lê Quang Trí – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang chơ biết: Các khoản thu năm nay theo Nghị quyết 01 của HĐND tỉnh thì ít hơn so với mọi năm, nên thời gian đầu các trường có túng túng. Sau đó mình tổ chức hội nghị để triển khai đến các Phòng GD&ĐT, triển khai sắp xếp lại một người có thể làm nhiều việc mà hiệu quả. Riêng phục vụ bán trú cũng đảm bảo được thu nhập theo mức lương tối thiểu. Về việc này phụ huynh là người được hưởng lợi vì các khoản thu đầu năm đã ít lại. 

Tại TP Cần Thơ, năm nay, thành phố có khoảng 142.629 trẻ em, học sinh và đây là năm đầu tiên Cần Thơ thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh các cấp trên địa bàn ở năm học 2022-2023. Nguồn hỗ trợ được chi từ ngân sách của thành phố, dự kiến tổng kinh phí là 308,943 tỷ đồng.

Trong hoạt động thu chi thường xuyên ở các cơ sở giáo dục, Sở GD-ĐT bám sát rất chặt để nắm rõ tình hình khó khăn. Tránh trường hợp “vịn” vào thực tế miễn học phí thì kêu gọi “quyên góp” các loại quỹ khác từ phụ huynh.

Ông Trần Thanh Bình – Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ khẳng định: Đối với thành phố, định mức phân bố sẽ căn cứ theo độ tuổi, từ 1 đến 18 tuổi. Tính khoảng 1.260 ngàn/người/năm. Đối với quận, huyện thì tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương thì chi tỉ lệ là 81% và chi cho các hoạt động là 19%. Đến nay, Sở chưa ghi nhận các phản ánh khó khăn về tài chính ở các cơ sở giáo dục, nếu có, Sở sẽ định hướng gỡ khó ngay.

Hiện tại, ngoài TP Cần Thơ là địa phương miễn toàn bộ học phí cho học sinh các cấp thì các tỉnh còn lại của ĐBSCL cũng đều tạm thời chưa thu học phí. Gia đình phụ huynh chỉ mới đóng 1 nhóm phí là: Bảo hiểm y tế, đồng phục và tiền bán trú ăn uống cho học sinh. Để tránh tình trạng “lạm thu”, Sở GD&ĐT các địa phương đã quán triệt đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Ông Trần Thanh Bình - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ cho biết: Sau khi quán triệt đến các cơ sở giáo dục thì Sở thành lập các đoàn kiểm tra các khoản thu đầu năm ở các cơ sở giáo dục để kịp thời chấn chỉnh việc lạm thu này. 

Trước khai giảng năm học 2022 – 2023, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố. Một trong những hoạt động mà Bộ yêu cầu bắt buộc là thực hiện đúng quy định về quản lý thu, chi và công khai các khoản thu, chi đầu năm học mới.

Trong đó, lưu ý, nhà trường không được phép quyên góp các khoản để phục vụ việc: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý…

 Tuy nhiên, theo Thông tư 16/2018, nhà trường được được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để mua sắm trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục. Nhưng không được vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên của cơ sở giáo dục đó. 

ảnh minh họa (internet)

ảnh minh họa (internet)

Ngay từ đầu năm học, Bộ GD-ĐT đồng loạt gửi công văn đến các Sở GD-ĐT, ngoài chỉ đạo các nội dung chuẩn bị chu đáo và hiệu quả cho năm học thì vấn đề thu chi các loại quỹ được nhắc kèm theo. Điều này chứng tỏ, những khoản phí mà nhà trường kêu gọi đóng góp đã tồn tại như một giải pháp tình thế khá đặc biệt và kéo dài nhiều năm ở nước ta.

“Lạm thu ở đầu năm học mới – trên bảo dưới không nghe”. 

Bộ GD-ĐT mới đây đã kiến nghị Chính phủ thực hiện việc miễn học phí cho toàn bộ học sinh trung học cơ sở từ năm học 2022-2023. Theo ước tính của Bộ GD-ĐT, ngân sách cấp bù miễn học phí khoảng 11.199,8 tỷ đồng/năm học. Nếu thực hiện đề xuất này thì ngân sách Nhà nước phải tăng thêm là 25.199 tỷ đồng trong giai đoạn 3 năm 2022-2024.

Đối với học phí giáo dục mầm non công lập và THPT công lập, năm học 2022-2023, Bộ GD-ĐT đề nghị giữ ổn định học phí như năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên. Miễn giảm học phí thì nhà nước phải bù thêm, phân bổ có giới hạn, bản thân các cơ sở giáo dục cũng có cái khó khăn riêng của họ.

Tuy nhiên, không thể “vịn” vào cái khó này để quyên góp vật chất khác dưới hình thức cào bằng. Không bàn đến hệ thống trường tư, trường quốc tế vì 100% học sinh đều xuất thân trong gia đình có điều kiện khá giả về kinh tế. Ở trường công lập, phụ huynh có người là kỹ sư, bác sĩ, có người buôn bán thu nhập kinh tế mạnh, nhưng cũng có người làm công nhân, giúp việc, thậm chí đang thất nghiệp.

Mặc dù trên danh nghĩa “tự nguyện” nhưng tâm lý của cha mẹ là khi được kêu gọi, dù không thuận tình, dù bức rứt trong lòng, dù thấy không cần thiết nhưng cũng phải đóng vì sợ con mình bị ảnh hưởng. Những sự kêu gọi như vậy sẽ làm phụ huynh bức rứt, buồn lòng.

Như đã nói, những khoản phí mà nhà trường kêu gọi đóng góp đã tồn tại như một giải pháp tình thế khá đặc biệt và kéo dài nhiều năm ở nước ta. Chúng ta vẫn phải chấp nhận vì không có cách nào khác và có cấm cũng không được. Các chi hội phụ huynh vẫn tìm cách duy trì nó một cách gọi là "tự nguyện" nên luật pháp không can thiệp được. Chúng ta cũng không thể ngăn cản được chi hội cha mẹ học sinh trong lớp yêu cầu đóng góp để trang bị cơ sở vật chất như máy lạnh, phương tiện học tập khác cũng như bồi dưỡng thầy cô. 

Nhưng việc này có thể giải quyết tốt bằng cách là, phụ huynh nào cảm thấy mình có điều kiện tốt, muốn tình nguyện đóng góp nhiều hơn cho nhà trường và các giáo viên, nên chăng tự đóng góp riêng, đừng nêu lên ý kiến để biến chúng thành các khoản bắt buộc chung cho cả các gia đình khác, để giúp cho những phụ huynh ít điều kiện hơn cảm thấy bớt bối rối.

Tất cả chúng ta đều mong mỏi con mình được học hành đang hoàng tử tế, nên người. Ai mà chẳng mong những điều tốt nhất cho con, nhưng hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Cho nên, hãy giúp đỡ nhau cùng đi lên, chứ đừng vì sĩ diện, vì thể hiện, vì cái tôi ích kỷ mà vô tình đẩy những hoàn cảnh "thấp cổ bé họng" khác phải gồng mình lên để đua theo.

Thời xưa, thế hệ 6x, 7x, 8x đi học phải khổ trăm bề, nhưng vẫn nên người. Giáo dục là khuyến học, là ưu tiên cho việc học, các con dù có sinh ra ở đâu, đến từ đâu cũng đều có quyền được học tập như nhau. Nhà nước vẫn đang cố gắng miễn phí hoặc giảm học phí cho các cấp học vậy thì nhà trường cũng đừng nên tận dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh để cất lời “quyên góp”.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

Ra mắt trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Chiều ngày 15/4, Bệnh viện Quân y 175 (BVQY) tổ chức Lễ trao Chứng nhận và ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu Chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.