Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thứ Hai, 31/3/2025
Chuyện hôm nay

Km số 0, phố đi bộ và quản trị đô thị

Phạm Quang Vinh: Thứ tư 26/03/2025, 08:24 (GMT+7)

Cộng đồng mạng xã hội những ngày vừa qua tranh luận rất nhiều về chuyện km số 0 của Hà Nội. Nhưng, thực chất ý nghĩa của km số 0 là như thế nào?

KM0, CẦN THIẾT NHƯNG NÊN GIẢN DỊ!

Câu chuyện hôm nay tôi muốn nói liên quan đến hai hoạt động quản trị đô thị. Thứ nhất là chuyện Hà Nội dự kiến sẽ xây dựng Km0. Câu chuyện này cũng không phải là lần đầu, mà trước đây đã được đặt ra một số lần.

Km 0 là một khái niệm tương đối cổ đại. Từ khoảng năm 20 trước Công nguyên, lúc đó, đế chế La Mã có thể coi là trung tâm của châu Âu và họ tự coi họ là trung tâm của thế giới. Hoàng đế La Mã Caesar Augustus đã đặt một vị trí gọi là Cột mốc vàng (Milliarium Aureum) ở Roma, đó có lẽ cũng là cột mốc số 0 đầu tiên. Sau đó, có nhiều quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, tại Istanbul, cũng đặt một vị trí gọi gọi là Km0 gần Vương cung thánh đường Sophia - nhà thờ Saint nổi tiếng ở Istanbul.

Trong thời hiện đại, chúng ta có thể thấy tương đối nhiều Km0 khác nhau. Như ở Madrid của Tây Ban Nha, tại quảng trường Puerta del Sol (tiếng Tây Ba Nha là Cổng mặt trời). Quảng trường được coi là trái tim của Madrid vì trên quảng trường có cột mốc Km0.

Một dấu ấn nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, nên được thiết kế tối giản và hài hòa với không gian đô thị, giống như cách các thành phố lớn trên thế giới đã làm (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Một dấu ấn nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, nên được thiết kế tối giản và hài hòa với không gian đô thị, giống như cách các thành phố lớn trên thế giới đã làm (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Phía trước nhà thờ Đức Bà Paris ngay trung tâm kinh đô ánh sáng của Pháp là điểm mốc Km0 làm từ 4 viên đá ghép hình tròn có đường kính 1m. Mặc dù đặc điểm không quá nổi bật, Km0 của Paris vẫn thu hút đông đảo du khách tới chụp hình, ném xu cầu may.

Tại Moscow, Nga, Km0 nằm phía trước cánh cổng Iberian, cách quảng trường Đỏ và Manege chỉ một đoạn đường ngắn. Km0 làm bằng đồng khắc hình mặt trời này cũng rất gần với bảo tàng Lịch sử Quốc gia và tòa Nghị viện Nga.

Các quốc gia có nhiều cách làm Km0 khác nhau, nhưng có một điểm chung là các Km0 hầu hết là một điểm đánh dấu, một tấm biển nhỏ, một miếng đồng hay là một miếng kim loại, đôi khi là một miếng gang, thép được ngay trên mặt đất, trên đó có ghi “Km0” và mọi người có thể đứng chụp ảnh.

Trên đó có thể có biểu tượng thành phố, như là một điểm mà bây giờ chúng ta hay gọi là điểm check-in với diện tích rất nhỏ và mọi người hầu như không đầu tư tiền một cách đáng kể vào việc xây dựng cái đó.

Điều này khác với chúng ta, khi đã bắt đầu có những địa danh mà mọi người ghĩ đến việc làm những cột mốc Km0. Chẳng hạn như một cột Km0 tương đối nổi tiếng ở thành phố Hà Giang. Nó đặt ở một điểm trên quốc lộ và được xây dựng tương đối lớn, tương đối đồ sộ.

Tôi nghĩ, việc Hà Nội làm Km0 cũng là điều tốt. Nhưng có lẽ chúng ta nên làm nó làm nó một cách bình thường và khiêm nhường, như cách mà các thành phố lớn trên thế giới từng làm. Đó là có thể đặt một phiến đá, hoặc bằng đồng, bằng kim loại, trên đó có ghi là Km0. Thực ra, tất cả những vai trò ban đầu, như trước đây, mọi người sử dụng Km0 để tính quãng đường không có nhiều ý nghĩa trong thời hiện đại nữa.

Không gian dành cho người đi bộ cần được tổ chức linh hoạt và dựa trên nhu cầu thực tế của cư dân, thay vì trở thành một trào lưu hình thức gây lãng phí (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Không gian dành cho người đi bộ cần được tổ chức linh hoạt và dựa trên nhu cầu thực tế của cư dân, thay vì trở thành một trào lưu hình thức gây lãng phí (Ảnh minh họa: ChatGPT)

KHÔNG NÊN CHẠY THEO PHONG TRÀO

Câu chuyện thứ hai tôi muốn nói đó là về các phố đi bộ phố. Đó là một sản phẩm của rất nhiều đô thị, đặc biệt là các đô thị phương Tây. Phố đi bộ - hay còn gọi là vùng hạn chế giao thông, hạn chế phương tiện đi vào, để tránh làm tổn hại đến sinh hoạt hằng ngày của các công trình, của cư dân trong vùng đó. Thông thường, việc hạn chế sẽ trong một số giờ nhất định.

Có khá nhiều thành phố họ hạn chế từ khoảng 9h sáng đến 10 giờ đêm. Trước giờ đó, xe cộ có thể đi vào, nhưng sau đó thì không. Tôi đã từng lái xe vào rất nhiều những khu như vậy, thường là trung tâm và mỗi thành phố cũng chỉ có một khu vực như vậy thôi. Nó được tổ chức khá linh hoạt.

Dù là khu hạn chế đi lại, nhưng xe cộ phục vụ cho các quán ăn, cà phê, những hoạt động thông thường vẫn được hoạt động. Và trước giờ hoạt động, hầu hết các phương tiện để có thể đi vào, còn đi ra thì bất kỳ lúc nào và nó được tổ chức hằng ngày, không phải là chỉ cuối tuần.

Thực ra các tuyến phố, đặc biệt là trung tâm, chừng mực nào đó thì con đường hay bất cứ những hạ tầng nào thì trước hết là vẫn phải phục vụ cho sinh hoạt của vùng đó. Chúng ta có một vấn đề đôi khi tôi nghĩ có thể hơi nặng, nhưng tôi gọi nó như một căn bệnh “bắt chước”.

Việc làm phố đi bộ đã lan tỏa đến tận cả các thị trấn, thị tứ của các huyện, gây rất hiều phiền nhiễu, cứ cuối tuần thì chặn một đoạn phố lại, ở đó mọi người bán hàng, thực ra đôi khi nó cũng rất náo loạn.

Tôi nghĩ, các đô thị sẽ cần có những sinh hoạt như vậy, nhưng phải dựa trên một nhu cầu thực tế. Ở Hà Nội, hay các thành phố có rất nhiều chỗ tổ chức phố đi bộ, nhưng trên thực tế nó không phục vụ gì cho cư dân, có nhiều chỗ còn rất hoang vắng, dẫn đến lãng phí tiền của từ ngân sách, chính quyền đổ vào để đầu tư xây dựng phố đi bộ.

Tôi nghĩ, việc quản trị đô thị, có lẽ cũng cần phải được cân nhắc, được xem xét dựa trên trước hết là yêu cầu của cư dân, yêu cầu của người dân, chứ không phải là thành một cái “mốt” để quận nào, huyện nào thị trấn nào cũng phải tổ chức một chỗ gọi là phố đi bộ, như cách mà chúng ta đang làm hiện nay.

Phạm Quang Vinh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Thính giả Tống Minh (Hà Nội) hỏi: "Tôi có người bạn thay đổi màu sơn ô tô nhưng không qua thủ tục đăng ký, kiểm tra. Vậy bạn tôi có thể bị xử phạt như thế nào?"

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

Qua rà soát, TP.HCM có hơn 60.400 cơ sở nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp kinh doanh, trong đó hơn 15.700 cơ sở còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, hơn 13.900 cơ sở là loại hình nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê và 930 cơ sở là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Việc triển khai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ công nghệ trông giữ xe không dùng tiền mặt, vẫn áp dụng song song thu tiền mặt, cùng với sự giám sát thiếu chặt chẽ, khiến tình trạng thu sai vẫn diễn ra.

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Mới đây, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cho biết, Hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) dự kiến sẽ chính thức chuyển đổi hệ thống bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 5/5 tới.

“Free Restroom” thân thiện cho du khách

“Free Restroom” thân thiện cho du khách

Mô hình này dựa trên tinh thần tự nguyện của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực, cơ sở lưu trú... tạo điều kiện cho người đi đường và khách du lịch có thể sử dụng nhà vệ sinh tiện lợi và hoàn toàn miễn phí.