Giá xăng dầu tiếp tục giảm về gần 18.000 đồng/lít
Chiều nay (17/4) trong kỳ điều chỉnh giá xăng, dầu theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương, giá xăng dầu tiếp tục giảm.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đề án giãn dân phố cổ được khởi động từ năm 2013 với mục tiêu giảm mật độ dân phố cổ xuống còn khoảng 500 người/ha vào năm 2020 và sẽ có thể thấp hơn nữa… Theo một cuộc điều tra dân số gần đây thì mật độ dân số tại khu phố cổ lên tới gần 40.000 người/1km2, gấp 138 lần mật độ dân số toàn quốc.
Mặc dù đề án này được chia theo nhiều giai đoạn và như đã đề cập, đến 2020 phải hoàn thành một phần kế hoạch, tuy nhiên, cho đến nay, năm 2025, đề án vẫn dậm chân tại chỗ.
Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu do người dân phố cổ khó chấp nhận việc di chuyển khỏi nơi sinh sống đã gắn bó với họ cả đời hoặc qua nhiều thế hệ.
Sự gắn bó về mặt tinh thần là một chuyện, chủ yếu vấn đề băn khoăn của người dân là thu nhập, cuộc sống có thể sẽ không được đảm bảo khi phải đến sống ở một môi trường khác, không có nhiều cơ hội kiếm sống.
Bởi rõ ràng, dù sống ở phố cổ đông đúc, chật chội nhưng thu nhập của người dân ở đây vẫn được đảm bảo bằng nhiều hình thức kinh doan khác nhau.
Và trên thực tế, kế hoạch di dân phố cổ của thành phố Hà Nội hiện nay đang dậm chân tại chỗ, khi mà cùng với đề án giãn dân thành phố đã xây dựng nhiều toà nhà chung cư cả ngàn căn hộ trên địa bàn quận Long Biên, nhưng cho đến nay không ai chịu tới ở và nhiều hạng mục đã xuống cấp, vỡ nát, hoang tàn…
Tuy nhiên, câu chuyện giãn dân và tái định cư dù ở bất kỳ đâu, tại thời điểm nào cũng sẽ gặp khó khăn, vướng mắc, nên sẽ phải cần nhiều thời gian và sự vào cuộc thực sự mạnh mẽ của nhiều cấp, nhiều ngành.
Vấn đề đặt ra ở đây là, chúng ta thực hiện di dân để làm gì, mục đích như thế nào? Câu hỏi khá buồn cười, vì ai cũng biết, mục tiêu đề án giãn dân phố cổ của thành phố là để “bảo tồn khu phố cổ”.
Nhưng lại thêm một câu hỏi khác: Bảo tồn để làm gì? Điều gì làm nên sức hấp dẫn của phố cổ Hà Nội? Liệu có phải là những công trình kiến trúc, những biệt thự kiểu Pháp cổ, những ngõ ngách, những ngôi nhà chật chội, tối tăm, những di tích lịch sử? Hay để khu phố cổ đỡ chật chội vì đông người?
Cần phải biết rằng, những công trình kiến trúc, những di tích lịch sử, đường phố, nhà cửa… chỉ là phần xác của phố cổ. Còn linh hồn - thứ hấp dẫn nhất của phố cổ, đó chính là con người, cuộc sống sinh hoạt trải qua bao đời của người phố cổ, để hình thành, tạo nên nét đặc trưng văn hoá riêng có.
Chính người dân phố cổ với lối sống của họ dã tạo nên nét truyền thống văn hoá, tạo nên những câu chuyện về Thăng Long – Hà Nội. Vậy nếu chúng ta di dời họ ra khỏi không gian ấy, và giữ lại “phần xác” thì sẽ còn lại gì?
Liệu sau đó, ở những nơi không còn cư dân phố cổ ấy, sẽ là những nhà hàng, quán cà phê, khu vui chơi giải trí, hay thậm chí chỉ là những điểm “bảo tồn” để phục vụ du khách tham quan, du lịch. Vậy đó có phải đúng nghĩa bảo tồn hay không?
Việc di dời người dân bản địa ra chỗ khác và cho những người mới tới để kinh doanh dịch vụ?
Như đã nói, điều hấp dẫn với du khách không chỉ ở những di tích lịch sử, những công trình kiến trúc, mà còn là cuộc sống, nếp sinh hoạt của người dân ở đó. Người ta đến phố cổ Hà Nội để tìm kiếm sự khác biệt, những nét đặc sắc trong văn hoá, lối sống của người Thăng Long – Hà Nội chứ không phải ngồi uống cà phê, ăn nhậu, hay nghỉ dưỡng. Đó là điều chắc chắn.
Chi bằng, trước khi tính đến việc giãn dân – là điều cần thiết phải làm để giảm tải cho khu phố cổ nói riêng và Hà Nội nói chung, chính quyền địa phương nên kết hợp với các nhà khoa học, lịch sử, thậm chí là các nhà kinh tế, quy hoạch… nghiên cứu đầu tư cho người dân làm dịch vụ, làm du lịch một cách bài bản, quy củ chứ không “loạn xà ngầu” mỗi người một kiểu, mạnh ai nấy làm như hiện nay.
Bài học đau xót về chợ cổ Đồng Văn, chợ cổ Sapa và nhiều nơi khác trên cả nước chúng ta đã được chứng kiến sẽ luôn là bài học đắt giá cho những nhà quản lý.
Chiều nay (17/4) trong kỳ điều chỉnh giá xăng, dầu theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương, giá xăng dầu tiếp tục giảm.
Một con số đáng chú ý mà Cục Thống kê vừa công bố là hiện có hơn 1,35 triệu thanh niên trong độ tuổi 15-24 không đi học, không có việc làm và cũng không tham gia đào tạo. Tỷ lệ thanh niên không đi học cũng không đi làm có xu hướng tăng lên, đang chiếm 10,4% tổng số thanh niên.
Cục Cảnh sát giao thông vừa có phương án phân luồng giao thông từ xa, giải quyết ùn tắc giao thông khu vực TP.HCM và các địa phương liên quan.
Liên tiếp thời gian vừa qua, nhiều người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội (Kol), người tiêu dùng chủ chốt (Koc) đã phải đăng đàn lên tiếng xin lỗi vì quảng cáo các sản phẩm không đúng sự thật, thậm chí là khởi tố vì liên quan hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hôm nay (17/4), Vietnam Airlines chính thức khai thác tại nhà ga hành khách T3 – sân bay Tân Sơn Nhất cho các chuyến bay nội địa, sau khi chuyến bay thương mại đầu tiên VN1286 từ TP. Hồ Chí Minh đi Vân Đồn của hãng được thực hiện thành công tại nhà ga mới này.
Vốn là một giảng viên của trường Đại học Hàng hải, nhưng khi đất nước bước vào giai đoạn Kháng chiến chống Mỹ, chàng thanh niên Lê Xuân Khảm cùng nhiều đồng nghiệp của mình đã trích máu tay ký vào đơn nhập ngũ.
Các cơ quan chức năng sẽ rà soát, xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập về đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ hoàn thành trong tháng 4 năm 2025.