Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Kim Giang thương nhớ...

Kiều Tuyết: Thứ tư 31/01/2024, 14:14 (GMT+7)

Hà Nội với 9 con sông chảy qua, nên thơ từ tên gọi: Hồng Hà, Đà Giang, Nhuệ Giang, Hát Giang, Tô Lịch… Trong đó, duy nhất con sông Tô chảy trong lòng thành phố, qua mỗi quận huyện lại có tên khác nhau. Đoạn qua Thanh Xuân, Thanh Trì và Hoàng Mai, nó được gọi là Kim Giang -  dòng sông vàng.

Dù bây giờ, dòng sông ấy chỉ là một dòng nước đen, nhưng bộ hành dọc phố Kim Giang, bạn vẫn thấy bồi hồi thương nhớ.

Nếu tính nơi bắt đầu là Nghĩa Đô – Cầu Giấy, thì Kim Giang là đoạn hạ nguồn sông Tô, trước khi hòa vào dòng Nhuệ Giang ở đoạn qua xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Con phố cùng tên chạy theo dòng sông, với những cụm dân cư sống bám bên đường san sát. Trong ký ức của bà Liên, công nhân nhà máy sơn Đại Bàng từ những năm bảy mươi, cách đây độ 20 năm, con đường này vẫn chỉ là bờ bụi heo hút:

“Trước đây vắng vẻ, bây giờ sầm uất. Bây giờ đường sá cầu cống, xe cộ... Người ta mua đất ra đây ở, nói chung là vui, không buồn như ngày xưa".

PV: Chỗ này đất Thanh Liệt bà nhỉ?

Đất Thanh Liệt đấy. Lúa gạo tốt lắm!

Bên một góc chùa Long Quang, bà Liên nhớ lại những năm 70, con đường này còn toàn bờ bụi heo hút, trái ngược với sự sầm uất bây giờ.

Bên một góc chùa Long Quang, bà Liên nhớ lại những năm 70, con đường này còn toàn bờ bụi heo hút, trái ngược với sự sầm uất bây giờ.

Vỉa hè đường Kim Giang, hai bên không quá rộng, nhưng đủ để bạn đón xe buýt, hoặc thong dong đi bộ đến chặng tiếp theo, nếu có nhỡ chuyến  mà lại tắc đường.

Từ vỉa hè phía bờ sông, bạn sẽ nhìn thấy dòng nước đen lững lờ bên cạnh. Không chảy, không trôi. Đó đích thị là một dòng sông chết, một con kênh chứa nước thải đen ngòm. Nó chỉ mang dáng dấp của một dòng sông vào những đợt mưa lớn kéo dài.

Chị Hoa, người dân xóm Vực, vẫn còn nhớ như in những ngày xưa, tuổi thơ chị bên khúc sông này:

"Ngày xưa sông này vẫn ra giặt, chăn chiếu màn quần áo. Sông hồi đó vẫn rất trong sạch, toàn tắm gội mà".

PV: Từ ngày sông ô nhiễm mà nhà chị vẫn ở đây?

Thì ở cũng quen. Những ngày đang nắng nóng rồi mưa, nó bốc lên thì... nhức đầu lắm!

Đây từng là “Kim Giang – sông vàng”, nơi tắm gội giặt giũ của người dân xóm Vực

Đây từng là “Kim Giang – sông vàng”, nơi tắm gội giặt giũ của người dân xóm Vực

Bộ hành qua phố Kim Giang, thảm cỏ ven sông với hàng cọ đang trổ mã, hàng phượng vĩ tốt tươi, phần nào cứu vãn lại những khoảng màu đen thấp thoáng.

Kim Giang, đất của chùa chiền. Đi bộ chưa đầy hai cây số, từ cầu Dậu đến xóm Vực, bạn sẽ gặp rất nhiều đền chùa, miếu mạo: Đền thờ Quốc sư Chu Văn An - người làng Thanh Liệt; đền thờ Đô hồ đại vương Phạm Tu, vị khai quốc công thần giúp Lý Nam Đế lập nên nước Vạn Xuân; chùa Bằng Liệt với ngọn tháp vút cao, chùa Long Quang với kiến trúc Mật Tông độc đáo... Và nhiều cổng làng vẫn giữ được vẹn nguyên.

Đi bộ ở đây, bạn cũng quen với những thanh âm gần gụi: Tiếng trống trường và tiếng reo hò náo nức của trẻ thơ giờ tan học. Tiếng gia công nhôm kính của những cửa hiệu bên đường. Tiếng lao xao của người bán kẻ mua.

Vỉa hè không quá rộng, như đủ để bạn đón xe buýt và thong dong đi bộ đến chặng tiếp theo, nếu có gặp tắc đường.

Vỉa hè không quá rộng, như đủ để bạn đón xe buýt và thong dong đi bộ đến chặng tiếp theo, nếu có gặp tắc đường.

Cùng những tiếng trống tiếng chiêng rộn ràng mùa lễ hội, mà mỗi khi nhắc đến, người làng như chị Hoa không dấu nổi tự hào:

PV: Ở đây ra Giêng có nhiều lễ hội không chị?

3 năm một lần

PV: Năm ngoái có đám rước gì to lắm?

Hội làng đấy! Rước từ đình Chu Văn An ra đình Phạm Tu. Năm ngoái rước mà Cụ có về đâu. Năm ngoái những người khiêng kiệu, mãi không về được. Vui, cụ không muốn về. Các cụ thiêng lắm. Một quan văn, một quan võ. Quan văn là cụ Chu Văn An. Quan võ là cụ Phạm Tu. Thôn Vực xã Thanh Liệt này nhỏ nhưng miếu đình nhiều. Chùa Quang Ân là di tích chùa cổ đấy!

Đình thờ Quốc Sư Chu Văn An, một trong những điểm “níu chân” bộ hành trên đường Kim Giang

Đình thờ Quốc Sư Chu Văn An, một trong những điểm “níu chân” bộ hành trên đường Kim Giang

Bộ hành ở Kim Giang, giữa quang cảnh phố và làng đan xen, dù nhà cửa còn nhấp nhô, vỉa hè chưa gọn gàng, dù con sông đôi lúc dậy mùi, bạn vẫn thấy lòng lâng lâng thương nhớ.

Nhớ thương dòng nước từng là nơi tắm gội. Nhớ thương những bờ bãi um tùm khi làng chưa lên phố. Nhớ những trang sử hào hùng, một thuở vàng son…

Và nhớ thương mình, của những ngày nào đó. Như dòng nước ấy, ai cũng có một thời trong trẻo.

Cơn lốc của cái mới và sự vội vàng đón nhận khi chưa kịp trang bị màng lọc, đã khiến một phần cái trong trẻo hóa lem nhem. Nhưng vẫn thương nhớ lắm! Bởi đó chính là mình, trước khi ta có thể lắng lại và trở nên thấu suốt hơn, trên hành trình tự lớn.

Cổ thụ già nua, che bóng đền chùa miếu mạo bên đường.

Cổ thụ già nua, che bóng đền chùa miếu mạo bên đường.

Những khoảng xanh từ hè đường Kim Giang, thấp thoáng bên sông mái chùa Bằng cao vút.

Những khoảng xanh từ hè đường Kim Giang, thấp thoáng bên sông mái chùa Bằng cao vút.

 

Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.