Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Ảnh

Kiệu phi như bay trong Lễ hội 5 làng Mọc tại Hà Nội

Phúc Tài: Thứ sáu 03/03/2023, 20:16 (GMT+7)

Hôm nay 3/3/2023 nhằm ngày 12/2 Âm lịch năm Quý Mão 2023 đã diễn ra lễ rước kiệu chính lễ của Lễ hội 5 làng Mọc, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Để chuẩn bị cho lễ hội, ngay từ đầu năm người dân Kẻ Mọc đã tất bật tập luyện, trang trí đình làng.

Lễ hội 5 làng Mọc được khai mạc vào ngày 2/3/2023 ngằm ngày 11/2 Âm lịch năm Quý Mão; Lễ rước kiệu chính là hôm nay 3/3/2023 nhằm ngày 12/2 âm lịch. 

Riêng ở làng Quan Nhân, dân làng có lễ rước nước. Đoàn rước khởi kiệu từ đình Trong, theo thứ tự: kiệu long đình rước bát hương, kiệu bát cống rước Đức Thánh Ông, kiệu nước và cuối cùng là kiệu Đức Thánh Bà.

Đoàn rước ra giếng ở gần đình Hội Xuân, rước nước lên ''Nhà mộc dục'', tiến hành bao sái cho Đức Thánh Ông và Đức Thánh Bà trước khi rước. Sau đó, rước nhị vị đi quanh làng rồi về đình trong dự hội.

Vào ngày rước, buổi sáng, sau ba hồi trống lệnh, phường đồng văn nổi nhạc thì các bộ phận của đoàn rước lần lượt đứng vào vị trí. Nghi thức tế hội đồng được thực hiện tại nhà tám mái dựng tại sân đình, với 3 tuần tế trong tiếng nhạc của dàn bát âm và tiếng chiêng, trống: sơ hiến lễ, á hiến lễ và chung hiến lễ.

 

 

Bạn Vũ Lê Dung, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội trong đội rước kiệu bày tỏ, rất vui mừng và vinh dự khi được chọn tham ra rước kiệu. Để chuẩn bị cho ngày này, cách đây hơn 1 tuần cả làng đã tập luyện các nghi thức kỹ lưỡng đảm bảo khi chính hội diễn ra sẽ không xảy ra sai sót. Bạn mong rằng năm 2023 cả gia đình, người thân và bạn bè sẽ vạn sự bình an, may mắn.

Bạn Vũ Lê Dung, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội trong đội rước kiệu bày tỏ, rất vui mừng và vinh dự khi được chọn tham ra rước kiệu. Để chuẩn bị cho ngày này, cách đây hơn 1 tuần cả làng đã tập luyện các nghi thức kỹ lưỡng đảm bảo khi chính hội diễn ra sẽ không xảy ra sai sót. Bạn mong rằng năm 2023 cả gia đình, người thân và bạn bè sẽ vạn sự bình an, may mắn.

Sau khi hoàn tất nghi thức tế hội đồng, các đội, các ban, các cụ thọ cùng các quan viên chỉnh trang lễ phục lần lượt theo lứa tuổi vào lễ tạ. Tiếp đến là dân làng và khách thập phương vào dâng lễ cầu Thánh. Tế thánh xong, các cụ và dân làng cùng thụ lộc. Đình đăng cai sẽ mời khách ba làng anh em nghỉ ngơi và dự bữa cỗ chung với làng. Các cụ Thập, Cửu, Bát, Thất theo thứ tự sẽ ngồi thụ lộc trong nội đình, còn dân làng và khách thập phương sẽ thụ lộc tại sân đình.

Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Nguyễn Kiều Hưng - Chủ tịch UBND phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, Lễ hội 5 làng Mọc là lễ hội cổ truyền có từ rất lâu đời được tổ chức 5 năm 1 lần. Mỗi lần có 1 làng đứng đăng cai chủ lễ theo thứ tự Giáp Nhất - Chính Kinh - Cự Lộc - Quan Nhân - Phùng Khoang. Năm 2021, lễ hội này được Nhà nước xếp hạng danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

“Hội 5 Làng Mọc là hội của 5 làng cổ ven đô, là Lễ hội rất lớn còn lưu giữ để phát huy các giá trị Văn hóa – Tâm linh – Thuần phong mỹ tục được các thế hệ  nhân dân tôn vinh đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đùm bọc thân ái cùng nhau xây dựng quê hương, Tổ quốc, ngày càng thịnh vượng” ông Nguyễn Kiều Hưng phát biểu.

Trong lễ hội 5 làng Mọc nét đặc sắc chính là màn “kiệu bay”.  Những cỗ kiệu múa như bay trên đường đi, thoắt tiến thoắt lui, lúc chạy băng băng, lúc quay tròn linh hoạt và uyển chuyển.

Các cụ cao tuổi trong làng cho biết, kiệu bay là có Thánh về, các Thánh khiển kiệu bay lượn là thể hiện sự vui mừng hội ngộ.

 

 

Đến buổi chiều, 5 làng làm lễ tạ Thánh, các ngai Thánh cùng thần vị được cụ Từ và một số giai kiệu, chức sắc vào làm lễ rồi đưa ra kiệu để rước Thánh trở về làng của mình. Đoàn rước vẫn theo thứ tự: Giáp Nhất, Cự Lộc, Chính Kinh, Quan Nhân và Phùng Khoang. Qua cổng làng, kiệu Thánh làng đăng cai sẽ chào kiệu Thánh các làng anh em. Các làng anh em lần lượt chào chủ đám và rước Thánh làng mình hồi cung.

Anh Nguyễn Đức Độ, ở Cự Lộc, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ, hội làng anh đặc sắc nhất là màn kiệu bay. Ngay từ sáng sớm anh và gia đình đã tạm gác lại công việc để tham gia hội làng vì đây là lễ hội 5 năm mới có một lần.

Người dân thành kính chắp tay khi kiệu đi qua.

Người dân thành kính chắp tay khi kiệu đi qua.

 

 

Một số người dân chui qua gầm kiệu mới mong rằng sẽ xin được lộc thánh, may mắn cả năm.

Một số người dân chui qua gầm kiệu mới mong rằng sẽ xin được lộc thánh, may mắn cả năm.

Theo tìm hiểu, Lễ hội được hình thành từ tục kết chạ giữa năm làng Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân và Phùng Khoang. Ở năm làng Mọc, mỗi làng thờ một vị Thành hoàng làng riêng. Làng Giáp Nhất thờ Phùng Luông - Một vị tướng dưới thời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng; Làng Cự Chính thờ Đức Thánh Lã Đại Liệu - một nha tướng dưới thời Ngô Quyền; Làng Quan Nhân thờ Trung Nghĩa Đại Vương Hùng Lãng Công - người có công đánh giặc Nam Chiếu và dưới phủ thờ phu nhân là Thánh bà Trương Mỵ Nương; Làng Phùng Khoang thờ Đoàn Thượng tướng quân - một trung thần thời Lý.

Từ năm 1992, dân các làng thống nhất 5 năm tổ chức lễ hội một lần (gọi là Đại đám) vào ngày 11, 12 tháng Hai âm lịch theo hình thức luân phiên từng làng đăng cai.

Còn Kẻ Mọc là tên gọi nôm của một khu dân cư xuất hiện lâu đời bên bờ Nam sông Tô Lịch, phía Tây Nam của kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Cả vùng Kẻ Mọc có tên chữ là Nhân Mục; sau được chia thành hai xã là Nhân Mục Cựu gồm hai làng: Hạ Đình, Thượng Đình và Nhân Mục Môn gồm 5 làng là Giáp Nhất, Quan Nhân, Chính Kinh, Cự Lộc (quận Thanh Xuân) và Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm), tục gọi là 5 làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) và phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm)./.

    

Phúc Tài/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.