Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn: Đã đến lúc đi vào chiều sâu?

Kênh VOV Giao thông: Thứ bảy 30/09/2023, 09:20 (GMT+7)

Sự quyết liệt, bền bỉ đã tạo nên chuyển biến rất lớn trong toàn xã hội. Người vi phạm đã biết sợ. Quan niệm xin xỏ để được bỏ qua đã thay đổi. Vậy, đã đến lúc thay đổi phương thức, để việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn đi vào chiều sâu hay chưa?

Liệu có thể tăng cường ứng dụng công nghệ để giảm sức người mà vẫn duy trì bền vững và phát huy hiệu quả?

Đón nghe Diễn đàn 91, phát sóng từ 16h00 - 17h00 thứ Bảy (30/9/2023) với chủ đề: “Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn: Đã đến lúc đi vào chiều sâu?”,  trực tiếp  trên sóng FM91 và vovgiaothong.vn.

Với sự tham gia của các khách mời: Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Tuyên truyền, Cục CSGT (Bộ Công an) và TS Khương Kim Tạo, Chuyên gia giao thông.

Đừng quên chia sẻ ý kiến trực tiếp của bạn về chủ đề này qua hotline 024.37.919191 và qua fanpage VOV Giao thông.

 
ĐÃ BIẾT SỢ

Trưa 27/9, theo chân tổ công tác của Đội CSGT số 14, Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội) thực hiện việc kiểm tra nồng độ cồn tại ngã 3 Giải Phóng- Kim Đồng.

Trong vòng gần một giờ, tổ công tác đã dừng khoảng 15 trường hợp điều khiển mô tô, xe gắn máy đề kiểm tra nhanh nồng độ cồn. Kết quả cho thấy, chỉ có 2 trường hợp vi phạm nồng độ cồn được phát hiện.

Bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức thấp nhất, 1,25mg/lít khí thở, anh Phạm Hoài Văn (ở Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) phân trần: "Tôi chỉ ra chỗ đầu này tôi lấy chút hàng về thôi, tại vì tôi biết ngay chỗ đèn xanh đè đỏ này là lấy được hàng về thôi. Tôi biết rằng không được phép nhưng tôi nghĩ rằng uống nửa lon thì nồng độ cồn nó không vượt quá đâm ra tôi mới uống thôi, tôi uống với mức của mình, chứ không phải uống quá để say để tham gia giao thông".

Anh Phạm Văn Tài, ở Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, một trong số những người vừa bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn cũng cho hay, đã biết “sợ” mỗi khi nghĩ đến việc uống rượu bia: "Mình đi uống bia uống rượu thì cũng phải suy nghĩ rất nhiều vì ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, thứ 2 là ảnh hưởng đến kinh tế vì hình thức xử phạt rất nặng".

Chiến dịch xử lý vi phạm nồng độ cồn trong giao thông đã tạo nên chuyển biến rất lớn trong toàn xã hội

Chiến dịch xử lý vi phạm nồng độ cồn trong giao thông đã tạo nên chuyển biến rất lớn trong toàn xã hội

Thiếu tá Phùng Công Hà, Đội CSGT số 14, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội, tổ trưởng tổ công tác cho hay, kết quả kiểm soát nồng độ cồn thời gian gần đây cho thấy, số người điều khiển phương tiện vi phạm được phát hiện trong mỗi ca làm việc đã giảm đáng kể. Điều đó cho thấy, ý thức của người tham gia giao thông đã chuyển biển tích cực:

"So với trước kia đã giảm rất đáng kể. Tự người dân đã ý thức được điều đó. Thứ 2 nữa, một số ít vẫn còn có hiện tượng đấy và anh em cũng thay đổi vị trí hoặc phương thức hoạt động tuần tra kiểm soát kết hợp cắm chốt để phù hợp với tình hình mới".

Thiếu tá Phạm Văn Luyến, Đội phó Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội cũng cho biết, với các trường hợp người vi phạm là đảng viên, cán bộ, công nhân viên chức vi phạm nồng độ cồn sẽ được gửi thông báo về tận nơi cư trú để xác minh, nên đã tác động mạnh mẽ đến ý thức của đại bộ phận người tham gia giao thông:

"Sau một thời kỳ làm quyết liệt, người dân đã chấp hành hơn và đã thực hiện tốt hơn so với thời kỳ trước khi có kế hoạch này diễn ra. Mong rằng trong thời gian tới, với sự quyết liệt ra quân của lực lượng CSGT toàn quốc cũng như TP. Hà Nội nói riêng thì tình trạng sử dụng rượu bia khi điều khiển ô tô, xe máy sẽ hạn chế tối đa nhất có thể".

Thống kê của Công an TP. Hà Nội cũng cho thấy, 9 tháng đầu năm 2023, đơn vị này đã xử lý trên 223 nghìn trường hợp vi phạm TTATGT, trong đó có 56 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Nhờ việc xử lý quyết liệt các vi phạm, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn, 9 tháng đầu năm, TNGT trên địa bàn Thành phố đã giảm 33,49% về số vụ, giảm 32% số người chết và giảm 34,2% số người bị thương.

ĐỂ ĐI VÀO CHIỀU SÂU

Đánh giá kết quả đạt được trong việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện thời gian qua, PGS. TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương, trường Đại học Y tế công cộng cho rằng, mặc dù ý thức của người tham gia giao thông đã được nâng lên đáng kể, song đa số hành vi chấp hành vì lo ngại bị phạt là chính, chứ chưa bắt nguồn từ việc giữ gìn sức khỏe của bản thân.

Theo, TS Phạm Việt Cường, để tiếp nối và nhân rộng kết quả đạt được trong việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn, hoạt động kiểm tra tại hiện trường vẫn cần được tiếp tục: "Đa phần người ta rât sợ, không dám uống, không dám lái vì sợ phạt là chính. Ở Việt Nam hiện nay quan trọng nhất vẫn là phải tuyên truyền, cưỡng chế thôi, kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

Ở nước ngoài, các nước phát triển như Úc, Mỹ… họ vẫn phải làm, kiểm tra nồng độ cồn, thổi nồng độ cồn đột xuất, người ta không rải quân ra khắp ngoài đường, nhưng vẫn có những đội đi kiểm tra rất nhiều".

Ảnh minh họa 

Ảnh minh họa 

Còn theo TS Đào Duy Hoàng, Viện KHCN GTVT, mặc dù ý thức của người tham gia giao thông đã được cải thiện, song thực tế, vẫn còn một số trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, trong đó có cả cán bộ, công chức, viên chức. Bởi vậy, vẫn cần duy trì các trạm kiểm soát nống độ cồn để kiểm tra đột xuất đối với người tham gia giao thông: "Chỉ có thể duy trì những trạm kiểm soát đột xuất và bất ngờ và hai là tuyên truyền để mọi người tuân thủ quy định này. Phải tuyên truyền và phải xử lý, tất cả những thông tin về những người vi phạm là phải đưa lên phương tiện thông tin đại chúng để răn đe".

TS Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cũng cho rằng, để tiếp tục duy trì và đảm bảo sự nghiêm minh trong việc thực hiện, cũng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong việc phát hiện tài xế có dấu hiệu vi phạm nồng độ cồn.

Theo TS Phạm Hoài Chung, dù chưa có nhiều công nghệ phát hiện sớm được lắp đặt trên xe, song hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp giám sát qua camera để giảm thiểu việc căng sức người trong việc phát hiện và xử lý: "Ví dụ trên hệ thống camera, trong quá trình tham gia giao thông mà các phương tiện đi mà không đúng làn đường, thường xuyên chuyển làn… thì những đối tượng đó có thể dùng công nghệ kết hợp, phối hợp với lực lượng tại các chốt, tại chỗ để giảm thiểu nhân lực, tiết kiệm thời gian cũng như nhân lực và nâng cao chất lượng giám sát và đảm bảo TTATGT"

Một số ý kiến cũng cho rằng, cùng với việc thực hiện quyết liệt kiểm tra, xử lý đối với người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn, cũng cần nghiên cứu biện pháp tích hợp dữ liệu cá nhân với thiết bị đo nồng độ cồn, để dễ dàng truy xuất nhân thân người vi phạm.

Khi người dân biết rõ nếu vi phạm sẽ bị phát hiện, thậm chí bị báo về nơi ở, nơi làm việc, chắc chắn sẽ phải thay đổi thói quen uống rượu bia. Bên cạnh đó, cũng cần phát triển các dịch vụ đưa đón người uống rượu bia về nhà, tăng sự lựa chọn cho người dân sau khi đã uống rượu bia, từ đó hình thành thói quen, văn hóa “Đã uống rượu, bia không lái xe”.

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Kênh rạch trơ đáy, ruộng vườn xơ xác, lượng nước dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đang cạn dần… Đó là tình cảnh chung của nhiều bà con đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau gần 2 tháng triển khai, việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt tại một số vị trí ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Hiện nay, Nam Bộ đang bước vào cao điểm mùa nắng nóng, khô hạn, đặt nhiều cánh rừng vào tình trạng cảnh báo cháy cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm, cấp cực kỳ nguy hiểm).

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Đảo Ngọc 'thay áo mới'

Đảo Ngọc "thay áo mới"

Nếu các bạn đã quen thuộc với con phố Ngũ Xã khi tới đây thưởng thức món ngon Hà Nội, thì nay sẽ không khỏi ngạc nhiên với một Ngũ Xã vào buổi tối lên đèn. Các tuyến phố trên Đảo Ngọc đã đổi thay kể từ khi khu vực được xây dựng thành không gian văn hóa, ẩm thực mới.