Năm 2025 sẽ chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 và 3
Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
“Nhà mình ở đây thì phải bắt buộc đi qua, người dân đi qua đây cũng đều vòng vào lối trong để đi, giờ đường quá xấu, quá bẩn, đường ảnh hưởng nên bán hàng giảm nhiều lắm”.
“Người dân ở đây kinh doanh ế ẩm, đường thì bẩn thỉu. 6 rưỡi – 7 giờ đường đã tối om, nhà tôi toàn phải đóng cửa sớm. Mà sao mãi chẳng thấy thi công gì cả, đi qua đây bao nhiêu người ngã, bốt điện cũng chẳng chuyển đi, đường hố sâu, mọi người đi xe toàn đâm vào đấy rồi ngã ra đường”.
“Làm đường thế này ai chẳng khó chịu, đi đường tắc lắm, cứ 5 giờ chiều là tắc cứng. Còn chậm tiến độ thì phải hỏi nhà thầu tại sao lại để thế này”.
Đó là một số bức xúc của người dân về tình trạng giao thông tại tuyến đường Âu Cơ – Nghi Tàm, Xuân Diệu trong thời gian vừa qua. Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên (giai đoạn 2) tập trung hạ cốt đê, cải tạo, mở rộng đoạn đường Âu Cơ - Nghi Tàm.
Đây là tuyến đường quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc Thủ đô, kết nối gần nhất với trung tâm hành chính Ba Đình và sân bay quốc tế Nội Bài, mật độ giao thông luôn đông đúc. Tuy nhiên, mặt đường hiện trạng chỉ có bề rộng 8 - 9m, hai làn xe, thiếu đồng bộ, thường xuyên ùn tắc kéo dài. Do vậy, việc chỉnh trang, cải tạo là rất cần thiết.
Thế nhưng, việc rào chắn kéo dài để phục vụ thi công đường Âu Cơ – Nghi Tàm đã gây rất nhiều khó khăn cho việc lưu thông của người dân trong thời gian dài vừa qua. Cùng với đó, dự án mở rộng, nâng cấp đường Xuân Diệu của quận Tây Hồ cũng đang chậm trễ nhiều tháng so với kế hoạch dự kiến. Các yếu tố này đã góp phần đẩy áp lực giao thông khu vực Âu Cơ – Nghi Tàm – Xuân Diệu lên mức báo động.
Một số người dân sinh sống tại khu vực này bức xúc:
“Trước thấy người ta nói làm cho kịp Seagame 31 đến giờ chưa xong. Đi đường khổ lắm, đi đường trên thì tắc, dễ tai nạn, nên họ đi xuống đường dưới để đi. Ô tô con với xe máy đi dưới đường này sợ lắm”.
“Để bao nhiêu năm thế này, chẳng ai muốn đi đường này, kêu mãi mới sửa cho cái cột điện ngay ngắn, đi đường kinh khủng lắm”.
Được biết, hai dự án này hiện nay đang gặp vướng mắc trong khâu GPMB. Dự án mở rộng đường Xuân Diệu đã hoàn thành thảm thô mặt đường, cơ bản thông tuyến kỹ thuật đảm bảo cho người dân lưu thông. Tuy nhiên, hiện vẫn còn vướng mắc 15 hộ gia đình chưa GPMB, trong đó đã có 4 hộ chấp thuận phương án đền bù.
Còn dự án mở rộng đường Âu Cơ – Nghi Tàm có tuyến cáp ngầm 110kV hiện vẫn chưa được di dời. Ngoài ra lượng đất thải đào lên khi hạ cốt đê chưa được bố trí chỗ đổ nên chưa thể thi công liên tục.
Ông Hoàng Xuân Sáng, Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Tây Hồ cho biết: “Hiện chúng tôi đang tập trung quyết liệt để giải quyết nốt các phương án bồi thường hỗ trợ tuyến đường Xuân Diệu vì đây là tuyến đường huyết mạch, quan trọng của TP và quận Tây Hồ. Tổng số toàn tuyến có 159 phương án. Đến nay còn tồn đọng 15 phương án, chúng tôi đang phối hợp để tháo gỡ, giải quyết dứt diểm, dự kiến trong hết quý 2 sẽ hoàn thành”.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Hà Nội, Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ-Nghi Tàm, là công trình giao thông cấp II, công trình đê điều cấp đặc biệt. Với mức tổng mức đầu tư trên 440 tỷ đồng, tiến độ hoàn thành vào 2020. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên dự án phải nhiều lần lùi tiến độ đến năm 2024.
Ông Phạm Văn Duân, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội cho biết: “Dự án bị chậm là do nhiều quy định về đê điều bị thay đổi nên phải chỉnh sửa lại 1 số thiết kế. Đặc thù của dự án này nên phải dừng thi công từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 10 vì theo quy định của đê điều ở cấp đặc biệt thì 1 năm chúng chỉ thi công được 7 tháng, mỗi 1 lần thi công lại phải tổ chức phân luồng giao thông cho phù hợp với điều kiện thực tế”.
Được biết, mới đây lãnh đạo TP. Hà Nội đã yêu cầu quận Tây Hồ đẩy nhanh tiến độ Dự án mở rộng đường Âu Cơ. Đối với dự án nút giao An Dương - đường Thanh Niên (giai đoạn 2) không thể kéo dài thêm thời gian, chủ đầu tư và đơn vị thi công phải nỗ lực hoàn thiện trước tháng 6/2024.
Chủ đầu tư cũng cần giám sát chặt chẽ tiến độ theo từng tháng, từng quý để có sự điều chỉnh kịp thời, đưa dự án về đích đúng tiến độ, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến đường Âu Cơ- Nghi Tàm hiện nay.
Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.
Một phiên chợ không quá náo nhiệt, cũng không ồn ào, vội vã. Ở đó, nhiều câu chuyện trong quá khứ được kể, để mọi người cùng được tắm mình trong sự yêu thương, chia sẻ, đặc biệt là giúp trẻ hiểu thế nào là giá trị của sự biết ơn.
Thời gian qua VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh về tình trạng người đi đường vô tư vi phạm biển báo tại nhiều điểm giao cắt trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Sử dụng đồ ăn, đồ uống miễn phí, có không gian riêng để thư giãn, tránh xa đám đông ồn ào là những đặc quyền mà ‘khách VIP’ của các hãng hàng không được hưởng khi chờ làm thủ tục tại sân bay. Tuy nhiên, đi cùng với dịch vụ xa xỉ này, chi phí phải bỏ ra cũng không hề rẻ.
Do thay đổi dòng chảy, sóng vỗ mạnh vào mùa gió chướng làm chết rừng phi lao đã gây xói lở nghiêm trọng nhiều khu vực tại bờ biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Trong khi đó, đời sống của các hộ dân ven biển tại đây còn gặp nhiều khó khăn, sinh kế liên tục bị ảnh hưởng vì xói lở.
Sở GTVT TP.HCM vừa ra thông báo cấm lưu thông vào một số tuyến đường khu vực trung tâm thành phố trong thời gian từ ngày 04/12 đến 21/12 phục vụ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Nhà ga trung tâm Bến Thành (Quận 1).
Với những ai là “mọt” phim Hàn cũng như đã tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc, cụm từ “quền chá nà” có lẽ đã quá quen thuộc. Thế nhưng, hiện nay, cụm từ này bỗng “gây bão” khắp mạng xã hội nhờ vào sự biến tấu “hài hước” của Gen Z. Vậy cụm từ này là gì? Và được sử dụng như thế nào?