Các trường hợp không được vượt xe từ 01/1/2025
Khoản 6 Điều 14 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định không được vượt xe trong trường hợp.
Được khởi công tháng 2/2020 và dự kiến hoàn thành vào tháng 2/2021, nhưng đến nay Dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu (do UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư) vẫn chưa thể hoàn thành.
Nguyên nhân của thực trạng chậm trễ này là do các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Nhằm góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông khu vực quận Tây Hồ và Ba Đình, thành phố Hà Nội yêu cầu chính quyền địa phương tập trung giải phóng mặt bằng; các nhà thầu, đơn vị thi công huy động tối đa nhân lực, phương tiện để đẩy nhanh tiến độ dự án giao thông Âu Cơ-Nghi Tàm, Xuân Diệu.
Ông Hoàng Xuân Sáng, Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Tây Hồ cho biết, hiện Dự án đã hoàn thành thảm thô mặt đường, cơ bản thông tuyến kỹ thuật đảm bảo cho người dân đi lại. Tuy nhiên, vẫn còn vướng mắc 15 hộ gia đình chưa giải phóng mặt bằng: "Chúng tôi đang tập trung quyết liệt để giải quyết nốt các phương án bồi thường hỗ trợ trên đường Xuân Diệu. Tổng số trên toàn tuyến có 159 phương án, 15 phương án tồn đọng chúng tôi phấn đấu hoàn thành trong quý 2/2023.",
Dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu (Hà Nội) có chiều dài gần 1.100m, rộng 17-20m, được mở rộng trên cơ sở đường hiện có; trong đó lòng đường rộng 10,5m, hè rộng 5m. Điểm đầu dự án giao với đường Âu Cơ, điểm cuối giao với đường Nghi Tàm, tuyến đường này đi qua phường Quảng An và Tứ Liên.
Tương tự, tại Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ-Nghi Tàm, sau thời gian tạm dừng để giải quyết các thủ tục vướng mắc, hiện Chủ đầu tư đang chỉ đạo nhà thầu, đơn vị thi công tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2024 để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Đại diện Chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Hà Nội cho biết, Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ-Nghi Tàm, là công trình giao thông cấp II, công trình đê điều cấp đặc biệt. Với mức tổng mức đầu tư trên 440 tỷ đồng, tiến độ vào 2020, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên dự án phải nhiều lần lùi tiến độ và làn gần đây nhất là đến năm 2024.
Ông Phạm Văn Duân, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội cho biết: "Bị chậm là do phải chỉnh sửa lại một số thiết kế theo quy định của đê điều. Đặc thù của dự án này là phải dừng thi công giữa tháng 6 đến tháng 10…"
Khoản 6 Điều 14 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định không được vượt xe trong trường hợp.
Ẩu đả gây thương tích, hành hung người khác sau va chạm giao thông thậm chí tấn công cả những người can ngăn, vì sao vẫn xảy ra? Thực trạng đáng báo động, gây tâm lý bất an, tổn hại đến sức khỏe, thậm chí cướp đi mạng sống của người tham gia giao thông làm cách nào để chấm dứt?
Những năm qua, nút thắt “cổ chai” cầu Long Thành, Trạm thu phí Long Phước hay nút giao An Phú đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều lái xe khi lưu thông trên tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Vứt hết máy đốt và tinh dầu vào thùng rác, quay clip đăng lên các trang mạng xã hội như để chứng minh và thể hiện quyết tâm bỏ thuốc lá điện tử của mình.
Hiện Nghị định 168 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã chính thức có hiệu lực từ 01/1/2025, tăng mạnh mức xử phạt với nhiều hành vi vi phạm. Tuy nhiên, có những trường hợp gặp khó khăn về tài chính trong việc nộp phạt.
Kể từ ngày 18/2/2025, sẽ chính thức ngừng miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) của hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh theo Quyết định số 01/2025 vừa được Chính phủ ban hành.
Những ngày này, trên công trường các dự án giao thông trọng điểm của TP.HCM, chủ đầu tư, tư vấn giám sát cùng các đơn vị thi công đang tăng tốc hoàn thiện các hạng mục cuối cùng để đảm bảo thông xe hàng loạt công trình giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ.