Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Hơn 300 giáo viên Hà Nội mất cơ hội tăng lương vì quy định thời gian giữ ngạch: Giải quyết thế nào?

Quách Đồng: Thứ ba 01/08/2023, 10:55 (GMT+7)

Thông tư 08/2023 của Bộ Giao dục và Đào tạo yêu cầu giáo viên phải có thời gian giữ ngạch đủ 9 năm và phải có trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019 đã khiến hơn 300 giáo viên tại Hà Nội mất cơ hội chuyển ngạch, tăng lương.

Hơn nữa, với quy định này, nhiều giáo viên đã đạt trên chuẩn bổ nhiệm xếp lương hạng III mới (tức có bằng đại học trước năm 2019 theo Luật Giáo dục) vẫn không đủ điều kiện xét duyệt. Giải quyết trường hợp này như thế nào?

PV VOV Giao thông đối thoại với PGS.TS Trần Thành Nam, Đại học Giáp dục, Đại học Quốc gia Hà Nội xung quanh nội dung này.

 

PV: Thưa ông, hơn 300 giáo viên tại Hà Nội đang rất băn khoăn về việc Bộ Giao dục quy định điều kiện để được nâng hạng, gây thiệt thòi cho giáo viên. Ông có ý kiến gì về điều này?

PGS.TS Trần Thành Nam: Tôi cũng cập nhật được thông tin là có hơn 300 giáo viên ở Hà Nội đang có kiến nghị về những quy định tại Thông tư 08/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo khiến cho nhiều người đã đủ đạt chuẩn rồi và cũng đã có hàng chục năm cống hiến rồi, nhưng bây giờ lại không đủ điều kiện 9 năm có bằng Đại học để được nâng hạng và nhận bậc lương mới.

Nhiều người cũng có rất nhiều thành tích, cống hiến, nhưng do điều kiện về bằng đại học thì vẫn thiếu. Điều này thực sự khiến cho chúng tôi- những người làm trong ngành cảm thấy đây là thiệt thòi cho các giáo viên.

Tất nhiên, trong việc ban hành văn bản, những người ban hành văn bản không thể lường trước được sự thay đổi hoặc sự tác động của các tình huống thực tiễn, vì vậy, khi ban hành các văn bản ra, đặc biệt với những thời hạn có thể gấp, không có thời gian bắt đầu thực hiện từ khi nào, có một khoảng trễ để những người khác có sự chuẩn bị thì nó có thể dẫn đến những tình huống thiệt thòi.

Ảnh minh họa: Lao động

Ảnh minh họa: Lao động

PV: Thực tế thì những văn bản dạng như thế này phải có thời gian chuyển tiếp hoặc điều khoản thi hành như thế nào cho phù hợp?

PGS.TS Trần Thành Nam: Tôi cũng không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực về quản lý hành chính nhà nước, nhưng một văn bản khi đưa ra bao giờ cũng cần phải có những thông báo về thời hạn áp dụng, nó có hiệu lực từ bao giờ.

Bản thân Thông tư 08 này ra đời năm 2023 và có thể thời hạn chúng ta áp dụng luôn, thì có thể khiến cho một số thầy cô, nhất là những thầy cô trong khoảng thời gian ngắn chưa thể nào chuẩn bị được và họ sẽ bị thiệt thòi khi áp dụng văn bản mới này.

Thực tế khi một văn bản đưa ra thì thường cũng sẽ phải có một phân tích, thậm chí áp dụng một chính sách nào đấy, hoặc giai đoạn thử nghiệm và đánh giá ở diện hẹp để đảm bảo vừa thực hiện cơ chế mới, nhưng không làm cho những người hoạt động lâu năm trong ngành, có những đóng góp đặc biệt xuất sắc thì lại gặp những thiệt thòi.

PV: Vậy trong trường hợp này, theo ông cần giải quyết cho các giáo viên như thế nào?

PGS.TS Trần Thành Nam: Trong những giai đoạn như thế này, bản thân Bộ Giáo dục và Đào tạo rất cầu thị, Cục Nhà giáo đã vào cuộc để làm việc với Bộ Nội vụ và Sở Nội vụ. Tuy nhiên vẫn có những nguy cơ là một số thầy cô bị lỡ mất cơ hội hoặc có thể về hưu. Vì vậy, cần phải có thêm các chính sách, ví dụ như xét đặc cách cho một số những trường hợp dựa trên những thành tích và sự đóng góp của các thầy cô chẳng hạn.

Và chúng ta cũng cần phải rút kinh nghiệm liên quan đến góp ý về các văn bản. Bây giờ chúng ta làm văn bản, chúng ta cũng vẫn treo mạng để xin ý kiến. Có thể hình thức đấy là công khai rồi, nhưng cũng có thể không mang lại những ý kiến phản biện mà nó rất sát với thực tế. Cộng đồng góp ý thì là những ai?

Thật ra chúng ta cần phải có những chuyên gia, đặt ra tất cả những câu hỏi, những tình huống, giúp cho các văn bản đó khi đưa vào thực tiễn nó không mâu thuẫn với những tình huống trong thực tiễn và nó phải đảm bảo một số nguyên tắc rất cơ bản, công bằng, để xét cho những trường hợp đặc biệt trong trường hợp trong quy trình, tiền trình thời gian là không đáp ứng được.

PV: Xin cảm ơn ông

 

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Tổ công tác liên ngành CSTT, TTGT phối hợp ghi hình, phạt tiền chủ bãi xe không phép, đồng thời giao chính quyền địa phương giám sát tái vi phạm trên địa bàn.

“Anh Trọng giản dị lắm”

“Anh Trọng giản dị lắm”

Phố Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là khu vực có 2 căn hộ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình sinh sống.

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 18 giờ hôm nay (25/7), Ban tổ chức Lễ tang đã tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5, phố Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.

Kiểm soát khí thải xe máy,  Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Kiểm soát khí thải xe máy, Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Từ 01/01/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực, quy định mô tô, xe gắn máy phải thực hiện kiểm định khí thải. Trước khi quy định chính thức được áp dụng còn có rất nhiều băn khoăn từ dư luận.

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

TP.HCM hiện có 22.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, giai đoạn 2021 – 2025 thành phố đặt mục tiêu di dời 6.500 căn nhà để làm 17 dự án chỉnh trang đô thị. Song, đến nay mới di dời được 5.000 căn, ước tính chỉ đạt khoảng 77 % kế hoạch.

Dấu ấn từ những cung đường...

Dấu ấn từ những cung đường...

Hàng loạt những công trình hạ tầng giao thông quan trọng đã được xây dựng, đưa vào vận hành khai thác, đem lại lợi ích to lớn cho người dân và doanh nghiệp, cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mang đậm dấu ấn của Đảng – đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.