Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Nhật Ký Đô Thị

Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, cần gì để phát huy hiệu quả?

Huy Hoàng: Thứ năm 20/07/2023, 06:16 (GMT+7)

Ngày 18/7, Chính phủ đã chính thức công bố quyết định thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ để tìm kiếm một cách làm mới, tư duy mới thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn cho khu vực này.

Phóng viên VOV Giao thông có trao đổi nhanh với Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn – Giám đốc trung tâm nghiên cứu giao thông vận tải, Giảng viên trường Đại học Việt Đức xung quanh nội dung này.

PV: Thưa tiến sĩ Vũ Anh Tuấn, Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ để tìm kiếm một cơ chế mới nhằm phát triển khu vực Đông Nam Bộ nhanh, bền vững và hiệu quả hơn. Ông nhận định như thế nào về chủ trương này?

Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn: Đây là thời điểm chín muồi để thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ. Về bản chất, tất cả sự phát triển vùng về kinh tế xã hội, môi trường, cơ chế chính sách đều liên quan các Bộ ngành và địa phương trong vùng do đó người cầm chịch tốt nhất nên là người đứng đầu Chính phủ. Chính Thủ tướng đã đứng đầu hội đồng vùng, việc này thể hiện quyết tâm chính trị và cách điều phối hợp lý, đúng và trúng. Đối với Hội đồng vùng cái quan trọng nhất là tạo ra được các chính sách định hướng lớn, trọng yếu như hạ tầng liên kết vùng, chính sách thu hút đầu tư, hạ tầng liên vùng.

Mặc dù là phân quyền về cho địa phương nhưng nếu có 1 tuyến đường đi qua 2 địa phương nhưng lại có cách làm khác nhau thì sẽ không giúp tạo ra dự án liên kết vùng. Hoặc những hạ tầng dù đặt ở 1 địa phương nhưng lại mang tác dụng cho toàn vùng ví dụ như cảng biển, sân bay thì quyết định của Hội đồng vùng sẽ định hình 1 khung vận hành.

Hội đồng Vùng vừa thực hiện vai trò có tính chất định hướng vừa theo dõi, kiểm tra đánh giá các bước tiến qua các giai đoạn, các năm. Đề hoàn thành được nhiệm vụ được giao, Hội đồng điều phối vùng cần hình thành danh mục các đầu việc, lộ trình triển khai, các bộ tiêu chí đánh giá về sự phát triển của vùng.

Duy trì tổng kết đánh giá 2 lần mỗi năm để rút kinh nghiệm việc làm được, chưa được kịp thời tháo gỡ vướng mắc, vừa giải quyết câu chuyện phát triển của tương lai vừa giải quyết các khúc mắc, thách thức, rào cản trong ngắn hạn.

Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ ra đời để tìm kiếm một cách làm mới, tư duy mới thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn cho khu vực này. Ảnh: VGP

Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ ra đời để tìm kiếm một cách làm mới, tư duy mới thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn cho khu vực này. Ảnh: VGP

PV: Chúng ta đã nói rất nhiều về việc phối kết hợp giữa các địa phương, các bộ ngành khi triển khai các công việc. Việc hình thành Hội đồng vùng được xem là mở những nút thắt nêu trên, tuy vậy khi đi vào thực tế thì việc phối hợp sẽ vẫn là thử thách. Theo ông, Chính phủ và các địa phương cần có cách làm mới nào để thay đổi tư duy cũng như tạo ra cách làm tốt hơn?

Tôi cho rằng cần phải kết hợp phương pháp Topdown và Bottonup. Topdown tức là Chính phủ đứng đầu Hội đồng điều phối vùng còn Bottonup tức là nhu cầu phát triển phải bắt nguồn từ các địa phương như TP.HCM và các tỉnh thành xung quanh, do đó mỗi địa phương cần có 1 tổ công tác đặc biệt cho vấn đề này.

Mọi việc triển khai trong ngắn hạn và trung hạn phải bắt nguồn từ các địa phương đề xuất lên. Do đó sự phối hợp của Hội đồng vùng và các địa phương phải gắn chặt với nhau và không nên thông qua bất cứ 1 khâu trung gian nào khác thì sẽ nhanh hơn. nếu phải thông qua khâu trung gian nữa thì mất thời gian, đôi khi có những cái trục trặc trong quá trình thực hiện.

PV: Xin cám ơn tiến sĩ về cuộc trò chuyện này!

Ý kiến của bạn
TP.HCM: Nhà 4 tầng bất ngờ sập đổ, 5 nạn nhân nhập viện

TP.HCM: Nhà 4 tầng bất ngờ sập đổ, 5 nạn nhân nhập viện

Đến 14 giờ ngày 24/09 lực lượng cứu nạn vẫn đang triển khai tìm kiếm 2 nạn nhân mắc kẹt sau vụ sập nhà cao tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM).

Chăm sóc bệnh nhân ‘sa sút trí tuệ’ sớm để giám gánh nặng xã hội

Chăm sóc bệnh nhân ‘sa sút trí tuệ’ sớm để giám gánh nặng xã hội

Sáng 24/9, tại Bệnh viện 30/4 (TP.HCM) –Bộ công An đã tổ chức Hội thảo “Cập nhật chẩn đoán và điều trị sa sút trí tuệ” nhân chào mừng tháng Alzheimer thế giới. Chương trình được hợp tác giữa bệnh viện và Trung tâm Nghiên cứu bệnh thoái hóa thần kinh Đại học Y Rostock, CHLB Đức.

Hà Nội: Thí điểm cấm phương tiện rẽ trái từ Chùa Bộc vào Học viện Ngân hàng

Hà Nội: Thí điểm cấm phương tiện rẽ trái từ Chùa Bộc vào Học viện Ngân hàng

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn và giảm ùn tắc khu vực nút giao Chùa Bộc – Học viện Ngân hàng trên địa bàn Q. Đống Đa (Hà Nội).

TP.HCM: 2 nạn nhân chấn thương nặng trong vụ sập nhà 4 tầng

TP.HCM: 2 nạn nhân chấn thương nặng trong vụ sập nhà 4 tầng

Liên quan đến vụ việc sập căn nhà 4 tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM), Bệnh viện Nhân Dân Gia Định tiếp nhận và tập trung cứu chữa 2 nạn nhân trong trường hợp chấn thương nặng.

Hãng xe MG ra mắt sản phẩm mới

Hãng xe MG ra mắt sản phẩm mới

Ngày 23/9, tại TP.HCM, hãng xe Morris Garages (MG) ra mắt thị trường 2 mẫu xe phân khúc mới với công nghệ hiện đại, an toàn và mức giá phổ thông.

7 Sở GTVT bị phê bình vì chậm giải ngân vốn bảo trì đường bộ

7 Sở GTVT bị phê bình vì chậm giải ngân vốn bảo trì đường bộ

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các Khu quản lý đường bộ, các Sở GTVT quản lý ủy thác quốc lộ, các Ban QLDA trực thuộc yêu cầu đẩy nhanh giải ngân kinh phí quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ năm 2023.

Không nóng vội để quy hoạch cho có

Không nóng vội để quy hoạch cho có

Một siêu đô thị như TP.HCM đang loay hoay giải quyết bài toán về tắc đường, kẹt xe chưa có lối ra như hiện nay; việc đề xuất làm đường sắt xuyên tâm qua các khu vực sầm uất từ ga Bình Triệu - ga Sài Gòn nối Tân Kiên, huyện Bình Chánh của đơn vị tư vấn là một đề xuất táo bạo.