Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vụ va chạm giữa xe máy với tàu hỏa gây tử vong ngày đầu năm vừa qua tại tuyến đường Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) tiếp tục là hồi chuông cảnh báo nguy cơ mất ATGT rất cao tại các lối đi tự mở qua đường sắt. Vậy địa phương và ngành chức năng làm gì để xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt?
Xung quanh nội dung này, PV VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại với ông Trần Thiện Cảnh - Cục trưởng Cục Đường sắt.
PV: Ông có thể cho biết kết quả sau 3 năm thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt?
Ông Trần Thiện Cảnh: Vấn đề ATGT đường bộ, đường sắt được TTCP phủ phê duyệt bằng QĐ 1856 năm 2007, trong 7 năm thực hiện đã dành nguồn vốn để đầu tư, cải tạo nâng cấp các đường ngang, từ đường ngang biển báo thành đường ngang cảnh báo tự động.
Đến năm 2014 – 2017 Chính phủ thay thế QĐ 1856 bằng QĐ 994 đã cơ bản giải quyết được các đường ngang cần thiết phải nâng cấp, các giao cắt giữa đường sắt và đường bộ hợp pháp, điều này giúp kéo giảm sâu TNGT đường sắt.
Đến tháng 3/2020 TTCP ban hành QĐ 358, tập trung giải quyết 3 nội dung: Giải tỏa hành lang vi phạm, xây dựng hàng rào dường gom và xóa bỏ các lối đi tự mở. Đặc biệt tai nạn đường sắt liên quan đến lối đi tự mở rất nhiều, chiếm gần 50%, để giải quyết vấn đề này TTCP đã phê quyệt xây dựng gần 400km đường gom và giao cho các địa phương cân đối nguồn vốn bố trí thực hiện.
Sau 3 năm thực hiện, đến nay mới có 12/34 địa phương triển khai, mới xây dựng được 20km đường gom, tương ứng với khoảng 5%. Tổng Công ty Đường sắt VN là đơn vị kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt đã cố gắng điều tiết kinh phí được nhà nước giao hàng năm, dù chỉ được 40% định mức nhưng cũng đã nỗ lực xóa bỏ và thu hẹp các lối đi không hợp pháp. Nhờ đó TNGT liên quan đến đường sắt đã giảm sâu.
PV: Theo lộ trình đến năm 2025 sẽ xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở, mục tiêu này liệu có khả thi và đâu là khó khăn?
Ông Trần Thiện Cảnh: Đến thời điểm này tôi đánh giá chắc chắn không thể thực hiện được; gần đây Bộ GTVT đã báo CP tiếp tục xin kéo dài thời gian thực hiện. Có một số nguyên nhân, trước hết là do nguồn kinh phí trung hạn 2021-2025 bố trí xây dựng đường gom, hàng rào dọc đường sắt, xóa bỏ được lối đi tự mở rất ít, hiện Bộ đang bố trí lồng ghéo vào các dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt; còn về phía các địa phương gần như không bố trí được kinh phí thực hiện, nên không triển khai được.
Tôi thấy cần thiết phải có một số điều chỉnh về mặt chính sách pháp luật. Trước đây Bộ GTVT có quy định các lối đi tự mở không được cải tạo, nâng cấp thành những đường ngang hợp pháp nếu không đạt được một số tiêu chí nhất định.
Tuy nhiên, gần đây Bộ đã điều chỉnh Thông tư 25, thay thế bằng Thông tư 29, đối với các đường liên xã, liên thôn có mật độ người đi lại qua đường sắt tương đối lớn, Bộ đã đề xuất cho phép những lối đi tự mở đấy được nâng cấp thành đường ngang.
Tiếp theo đôn đốc, phối hợp với các địa phương cân đối từng khoản kinh phí để đầu tư một cách phù hợp nhất. Đồng thời phải điều chỉnh khi xây dựng kế hoạch trung hạn 2026-2030, từ trung ương tới địa phương đều cần phải quan tâm hơn nữa trong việc bố trí kinh phí để xây dựng đường gom, xóa bỏ lối đi tự mở mới giảm thiểu TNGT qua đường sắt hơn nữa.
PV: Hà Nội là địa phương có số lượng lối đi tự mở cao nhất nhưng tiến độ thực hiện vẫn còn rất chậm, ông có đề xuất gì?
Ông Trần Thiện Cảnh: Hà Nội là địa bàn có số lượng km đường sắt đi qua lớn nhất cả nước, với 5 tuyến đường sắt đi qua và cũng là địa bàn phức tạp nhất, bởi tập quán sinh sống của người dân dọc tuyến đã lâu năm.
Để thực hiện QĐ 358 chắc chắn là khó khăn nhất, mặc dù HN đã phối hợp tốt với các đơn vị đường sắt, hàng năm Cục Đường sắt đều có kiểm đếm, họp định kỳ để rà soát, tuy nhiên kinh phí dành cho việc này vẫn chưa có.
Tôi nghĩ rằng Hà Nội là một trong những đơn vị có điều kiện hơn các địa phương khác, tức là có thu đủ bù chi và nộp về ngân sách TW thì Hà Nội có thể cân đối được kinh phí cho việc này. Tôi mong muốn HN sớm sắp xếp ngân sách, dành 1 khoảnh nhất định để triển khai Kế hoạch 358 mà TTCP đã phê duyệt.
PV: Xin cảm ơn ông.
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.