Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trước tình hình trên, Sở NN&PTNT TP.HCM đã đề xuất việc chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó mèo, khuyến khích các hộ nuôi gắn chip trên chó mèo nhằm quản lý thông tin. Vậy ý kiến của người dân và các chuyên gia về vấn đề này như thế nào?
Ghi nhận của phóng viên tại khu dân cư Nam Hùng Vương và Khu dân cư Nam Long, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM… những vật nuôi như chó, mèo được người dân thả rông ngoài đường mà không có biện pháp đảm bảo an toàn cho những người khác. Đàn chó có khi lên đến hàng chục con vô chủ lang thang trên phố gây hoang mang cho người dân sinh sống tại đây.
Bà Huỳnh Thị Nguyệt (Quận Bình Tân) chia sẻ: "Nếu mình nói là sinh ra là bị ganh tị ghen ghét, ngồi ở đây một chút chỉ khu vực này thôi là cả chục con mà thả rông không."
Những quy định về đăng ký, quản lý vật nuôi đã có, thế nhưng dường như vấn đề này đã bị bỏ lơi tại nhiều địa phương. Ông Nguyễn Thanh Hải (Quận 6, TP.HCM) từng bị chó dại cắn tỏ ra bức xúc vì đã nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương về việc chó mèo thả rông gây nguy hiểm cho người dân, thế nhưng vẫn không thấy lực lượng chức năng xử lý hay nhắc nhở.
"Mình phải đảm bảo được chuyện vệ sinh, thứ 2 nữa là mình phải kiểm soát được những hành vi của thú cưng. Chế tài thì cũng đã có rồi nhưng bây giờ cơ quan quản lý nào sẽ thắc chặt chuyện đấy? Rồi hình thức nào để răn đe chuyện đấy?"
Người dân càng lo lắng hơn khi số ca bệnh dại cả nước tăng cao trong những tháng đầu năm. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2024 đến ngày 24.3, cả nước xảy ra 26 ca tử vong trên người do bệnh dại ở 15 tỉnh, thành phố (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2023 có 12 ca). Riêng tại TP.HCM Số ca mắc bệnh dại được chuyển đến điều trị tại bệnh viện trong hai tháng đầu năm 2024 là 7 ca, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái (2 ca). 100% ca mắc bệnh dại đều được người thân xin về và tử vong sau đó.
Trước thực tế trên Sở NN&PTNT TP.HCM đã xây dựng quy định tạm thời về quản lý nuôi chó mèo và trình UBND TP.HCM xin chủ trương. Trong đó nhấn mạnh chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó mèo, khuyến khích các hộ nuôi gắn chip trên chó mèo nhằm quản lý thông tin.
Đồng tình trước đề xuất này, Ths. Lưu Đức Quang – Giảng viên đại học Kinh tế luật, Đại học quốc gia TP.HCM cho rằng việc áp dụng quy định trên sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người chủ vật nuôi.
"Theo tôi nên triển khai ngay việc đăng ký ở 2 địa bàn trọng điểm là khu chung cư và nơi công cộng và sau đó là triển khai ở các hộ gia đình nhỏ lẻ. đối với loài chó dữ có nguồn gốc từ nước ngoài thì nên triển khai ngay, vì tính nguy hiểm của nó. Tôi rất đồng tình với đề xuất này."
Theo Bs Võ Minh Công – Phó giám đốc bệnh viện nhân dân Gia Định TP.HCM cho biết, việc đăng ký nuôi chó mèo là hoàn toàn phù hợp ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó người dân cần phải tiêm phòng dại đầy đủ cho vật nuôi để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân chủ vật nuôi và những người khác.
"Nguyên tắc là khi chúng ta nuôi chó và mèo thì chúng ta phải đăng ký ở thú y địa phương và chúng ta phải chích ngừa dại cho vật nuôi để hạn chế gây bệnh dại cho chó và đồng thời hạn chế lây nhiễm dại từ chó sang người."
Câu chuyện chó, mèo thả rông tưởng chừng là chuyện nhỏ nhưng xem ra lại rất nan giải ở những đô thị hiện nay. Đã tới lúc cần mạnh tay và quyết liệt xử phạt những người nuôi chó, mèo hay những vật nuôi khác thiếu trách nhiệm đảm bảo an toàn nơi công cộng. Đừng để thi thoảng lại phải chứng kiến hoặc có khi người thân hay chính chúng ta trở thành nạn nhân khi ‘thú cưng’ hóa thành ‘thú dữ’.
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Giờ cao điểm chiều nay (10/9) VOV Giao thông tiếp tục ghi nhận nhiều thông tin về tình hình ngập úng trên nhiều tuyến phố, nhất là các khu vực ven sông Hồng.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.