Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Hậu cúm A có thể kéo dài 12 tháng, thậm chí lâu hơn

Sở Nguyên: Thứ hai 25/07/2022, 15:40 (GMT+7)

Hậu quả sau khi mắc cúm A có thể nguy hiểm không kém so với mắc COVID-19. Đây là loại cúm cực kỳ nguy hiểm vì những vấn đề hậu cúm có thể kéo dài 12 tháng, thậm chí lâu hơn. Vì vậy chúng ta cần vừa phải phòng tránh cúm, vừa phòng tránh COVID-19.

Ảnh minh họa: Sở Y tế TP.HCM

Ảnh minh họa: Sở Y tế TP.HCM

Những năm trước, bệnh cúm A thường gia tăng số ca mắc vào giai đoạn thời tiết lạnh, nhất là vào mùa đông. Tuy nhiên năm nay, theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc cúm A lại tăng ngay từ mùa hè, với nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng nặng.

Riêng tại Hà Nội, đến nay đã ghi nhận 2.065 trường hợp mắc cúm A. Giai đoạn 4 tháng đầu năm, mỗi tháng ghi nhận dưới 400 ca/tháng. Thế nhưng sang tháng 5, số ca mắc cúm tăng lên 556 ca, tháng 6 tăng lên gần 900 ca. Trong đó, nhóm dưới 5 tuổi mắc cúm chiếm 44,1%, tiếp theo là nhóm từ 18-49 tuổi (chiếm 39,7%).

Nhằm làm rõ những dấu hiệu bất thường của dịch cúm A hiện nay, phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn.

PV: Vì sao thời gian gần đây, số ca mắc cúm A lại gia tăng bất thường tại nhiều địa phương?

Bác sĩ Trần Văn Phúc: Cúm A hay còn gọi là cúm mùa, thường xuất hiện theo mùa. Điều đặc biệt thì cúm mùa hay xuất hiện vào cuối thu, đầu đông, thậm chí tháng 11 thì cúm A mới xuất hiện. Nhưng năm nay, cúm mùa xuất hiện khá sớm. Sang tháng 7, thậm chí là tháng 6 đã có rất nhiều ca bệnh cúm A.

Yếu tố đầu tiên mà chúng ta phải chú ý đến là yếu tố thời tiết năm nay bất thường. Hiện tượng thời tiết cực đoan do hiện tượng nhiệt độ khu vực biển Tây Thái Bình Dương, với bề mặt nước biển thấp hơn so với bình thường đã kéo dài 3 năm (hiện tượng La Nina kép).

Điều này dẫn tới những trận mưa kéo dài, cường độ lớn. Cùng với đó là những trận nóng khủng khiếp. Thời tiết bất thường, lúc thì nóng, lúc thì lạnh, lúc thì mưa to như vậy là cơ hội cho các mầm bệnh phát triển, đặc biệt là cúm A, bởi cúm A là phổ biến nhất so với các bệnh lý hô hấp do virus.

Điều thứ 2 là chúng ta vừa trải qua đại dịch COVID-19. COVID-19 tấn công vào hệ thống miễn dịch, khiến trong một khoảng thời gian nhất định thì hệ miễn dịch của chúng ta bị suy giảm. Đấy là điều kiện để virus cúm xuất hiện.

Chúng ta cũng đã trải qua một thời kỳ giãn cách xã hội khá dài, người dân vận động điều hòa không tốt, không có điều kiện thể dục thể thao, cùng với đó là hiện tượng ức chế về mặt tâm lý nên rất dễ dàng nhiễm cúm.

Điều thứ 3 là tâm lý chủ quan. Người dân không hiểu được sự nguy hiểm của cúm A, cho rằng vì gắn với cúm mùa nên nghĩ cúm chỉ thoáng qua. Do vậy không có biện pháp cá nhân phòng vệ thật tốt, không đeo khẩu trang, rửa tay, không thực hiện biện pháp giãn cách, không có những biện pháp khử khuẩn thì rất dễ nhiễm cúm.

Trong thời điểm hiện tại, khi thời tiết khắc nghiệt, khi dịch cúm bùng phát xen kẽ với dịch COVID-19, với dịch sốt xuất huyết, chúng ta phải rất lưu tâm, nếu không sẽ nhầm lẫn bệnh này bệnh kia, chủ quan rồi khi đến viện thì bệnh đã phát nặng và bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Ảnh: VTC

Ảnh: VTC

PV: Trong bối cảnh cả dịch COVID-19 và dịch cúm A đang diễn biến phức tạp, bác sĩ có lời khuyên gì tới người dân trong vấn đề phòng bệnh?

Bác sĩ Trần Văn Phúc: Ở thời điểm này, chúng ta đang có 3 dịch đang rơi vào trạng thái dịch chồng dịch. Thứ nhất là dịch COVID-19, với nhiều ca mắc trong cộng đồng nhưng không đi khám, không khai báo y tế hay xét nghiệm.

Cùng với đó có dịch sốt xuất huyết, bắt đầu ở các tỉnh phía Nam và lan dần ra phía Bắc khi thời tiết mưa nhiều. Nghiêm trọng không kém là cúm A.

Đây là loại cúm cực kỳ nguy hiểm vì những vấn đề hậu cúm có thể kéo dài 12 tháng, thậm chí lâu hơn. Vì vậy chúng ta cần vừa phải phòng tránh cúm, vừa phòng tránh COVID-19.

Muốn phòng tránh cúm cũng như COVID-19 thì phòng chống trên cơ sở các bệnh hô hấp. Hạn chế đến nhưng nơi đông người trong khu vực kín, bệnh viện. Chỉ đến khi cần thiết và đeo khẩu trang đầy đủ. Hiện nay, khẩu trang là biện pháp phòng ngừa đặc biệt hữu hiệu với Covid-19 và cúm.

Thứ hai, cố gắng giữ khoảng cách an toàn với khi tiếp xúc với người lạ, từ 1-1,2m trở lên. Ngoài ra chúng ta giảm thời gian tiếp xúc, nếu tiếp xúc dưới 15 phút thì xác suất mắc cúm, COVID-19 sẽ thấp đi.

Thứ ba, cố gắng rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy tối thiểu 20 giây với xà phòng, bởi những virus trên bàn tay chúng ta vô cùng nhiều. Xà phòng có tác dụng rửa trôi các virus rất tốt, thậm chí tốt hơn so với các dung dịch sát khuẩn.

Đặc biệt là rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hoặc khi cầm nắm, tiếp xúc với đồ vật. Cá nhân tôi rất tuân thủ biện pháp này, và đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn chưa mắc COVID-19 và rất ít khi bị cúm dù hàng ngày tiếp xúc, khám cho rất nhiều bệnh nhân, trong đó có không ít bệnh nhân bị cúm A.

Một điều nữa là chúng ta phải thực hiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ rất hợp lý, với chế độ ăn bổ sung nhiều vitamin, nhiều rau củ quả, uống nhiều nước. Ngủ đủ, ngủ trước 10h đêm và sáng dậy sớm tập thể dục đều đặn.

Đối với những người khỏe mạnh thì tỷ lệ bị nặng sẽ thấp. Nhưng với những người có nguy cơ cao, người cao tuổi, người mắc bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, béo phì, bệnh gan, phổi thì rất dễ dính cúm, COVID-19 và khi dính thì rất dễ tử vong.

Vì vậy những đối tượng này cần tiêm vắc xin phòng Covid-19 và tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm. Đấy là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng COVID-19 và phòng cúm A.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ.

Tại hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022 diễn ra chiều 21/7, đại diện Bộ Y tế cho biết, số ca mắc cúm A thời gian gần đây có gia tăng nhưng chưa phát hiện chủng virus có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8. Các ca mắc cúm được ghi nhận chủ yếu là chủng H3N2, H1N1 và cúm B, Đây là những chủng đã có vaccine để dự phòng hiệu quả.

Triệu chứng ban đầu của nhiễm cúm A tương tự với triệu chứng khi nhiễm các virus gây viêm đường hô hấp khác như sốt cao (có thể tới 39-40 độ) kèm theo nhức đầu, viêm long đường hô hấp (ho, hắt hơi, sổ mũi)... Trường hợp sốt do cúm A khi chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng thì có thể gây tức ngực, khó thở, viêm phổi, viêm tiểu cầu phế quản…

Sở Nguyên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nhắc đến người nông dân Nam Bộ xưa, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bà con chân chất, thật thà với bộ bà ba và chiếc khăn rằn. Bộ trang phục ấy đã trở thành hình ảnh “đóng đinh” với nét đẹp duyên dáng, mộc mạc như chính con người nơi đây.

Hà Nội mùa xanh, vàng

Hà Nội mùa xanh, vàng

Những ngày này đi qua một số con đường, tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh cây đã thay lá và bật những lá mới với màu xanh non, khiến cho người nhìn một cảm giác thơ mộng, mát mẻ...

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.