Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Hà Nội: Khi vườn hoa, vỉa hè ở quận Hoàn Kiếm thành bãi gửi xe

Hải Bằng: Chủ nhật 21/01/2024, 07:40 (GMT+7)

Thời gian vừa qua, Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh của thính giả về tình trạng vườn hoa, vỉa hè tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) bị các bãi xe chiếm dụng.

Trong đó, không ít trong số này là các bãi xe lậu, bãi xe không phép, thu phí gửi xe không có vé hoặc hợp đồng gây ảnh hưởng không nhỏ đến ANTT, ATGT trong khu vực. 

Đã hàng chục năm sống tại phường Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội), ông T. cho biết chưa khi nào thấy các vườn hoa tại khu vực quận Hoàn Kiếm bị chiếm dụng một cách trắng trợn như hiện nay. Trong khi cả thành phố đang quyết liệt triển khai các biện pháp nhằm lập lại trật tự đô thị, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự đô thị…, lấy lại vỉa hè cho người đi bộ thì tại vườn hoa Cổ Tân và vườn hoa Tây Sơn, đây vẫn là dấu hỏi lớn.

Ông T. chia sẻ: “Sinh ra công viên, vườn hoa để cho người dân thư giãn chứ không phải để kinh doanh. Các bãi xe này rất mất trật tự. Vườn hoa Cổ Tân nằm trước mặt UBND, Công an phường nhưng có bãi xe ô tô, xe máy để trên công viên. 1 bên là bãi xích lô, 1 bên là bãi xe, chúng tôi muốn đi tập thể dục ở vườn hoa Cổ Tân cũng không có lối để đi. Vườn hoa Tây Sơn cũng thế, để xe ngang dọc đúng lối vào nhà thờ không còn lối cho người dân để đi nữa”.

Một bãi gửi xe tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ chỉ được cấp phép trông giữ ô tô nhưng lại nhận trông giữ xe máy, chiếm dụng vỉa hè của người đi bộ.

Một bãi gửi xe tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ chỉ được cấp phép trông giữ ô tô nhưng lại nhận trông giữ xe máy, chiếm dụng vỉa hè của người đi bộ.

Chứng kiến cảnh vỉa hè tại vườn hoa bị chiếm dụng, các hàng xe nối đuôi nhau khiến người đi bộ chẳng còn lối để đi, chị Diệu Hiền một khách du lịch tại Hà Nội bức xúc: “Em thấy hồ Gươm giống phố đi bộ đông người ở SG, bãi giữ xe nhiều. Ở SG cũng vậy nhưng xếp gọn vào lề hơn còn ở HN thì chèn ra ngoài đường luôn. Đương nhiên bãi xe trên vỉa hè thì em phải đi xuống lòng đường, em phải luồn lách mới có thể đi được”.

Để tạo cảnh quan, phục vụ nhu cầu của người dân, TP. Hà Nội đã tổ chức xây dựng các vườn hoa tương đối hiện đại, đồng bộ nhằm phục vụ các nhu cầu vui chơi, tập thể dục của người dân. Tuy nhiên, trái với những kỳ vọng, phần diện tích vỉa hè, đường dạo trong khuôn viên đã bị sử dụng trái mục đích.

Tại đây, các phương tiện được xếp ngay ngắn, chiếm dụng gần hết phần vỉa hè để làm bãi trông giữ xe, đẩy người đi bộ xuống dưới lòng đường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ATGT.

Điểm trông giữ xe khu vực vườn hoa Nhà hát lơn cũng chiếm dụng hết phần vỉa hè và đường đi của vươn hoa. Điều đáng nói, bãi xe này không hề được cấp phép mà vẫn tồn tại nhiều năm qua.

Điểm trông giữ xe khu vực vườn hoa Nhà hát lơn cũng chiếm dụng hết phần vỉa hè và đường đi của vươn hoa. Điều đáng nói, bãi xe này không hề được cấp phép mà vẫn tồn tại nhiều năm qua.

Ghi nhận của PV tại khu vực vườn hoa Nhà hát lớn, chẳng có biển trông giữ xe, cũng chẳng có bảng giá niêm yết, hàng ngày các bãi xe này trông giữ hàng trăm xe máy trên vỉa hè. Và theo lẽ tự nhiên, các điểm trông giữ xe này lại cho mình đặc quyền là tự áp giá trông giữ xe cao hơn nhiều so với quy định. Trên vỉa hè thì trở thành bãi gửi xe máy, chỉ nhường lại 1 lối nhỏ choc ho người đi bộ. Dưới lòng đường cũng chẳng khá khẩm hơn khi hàng xe ô tô đỗ san sát nhau, chiếm luôn 1 phần lòng đường.

Khi được hỏi về giá và hợp đồng gửi xe, một người trông xe ô tô tại khu vực vườn hoa Nhà hát lớn cho biết: “Nếu gửi theo tháng là 2,5 triệu không có hóa đơn, chỉ trông hành chính thôi chứ không trông đêm, muộn nhất là đến 10 giờ đêm. Bọn tôi không làm hợp đồng vì hợp đồng hết rồi cũng không có hóa đơn đâu”.

Ngoài khu vực vườn hoa Nhà hát lớn, thì khu vực vươn hoa Lý Thái Tổ cũng trong tình trạng tương tự. Mặc dù chỉ có biển trông giữ ô tô dưới lòng đường, tuy nhiên trên vỉa hè cũng được tận dụng để làm bãi, trông giữ hàng trăm xe máy mỗi ngày.

Khu vực phố Triệu Quốc Đạt, vỉa hè “vỡ nát” dưới nốp bánh xe. Bãi xe này đã được mọc lên từ nhiều năm nhưng không hiểu vì sao vẫn không bị cơ quan chức năng quận Hoàn Kiếm xử lý.

Khu vực phố Triệu Quốc Đạt, vỉa hè “vỡ nát” dưới nốp bánh xe. Bãi xe này đã được mọc lên từ nhiều năm nhưng không hiểu vì sao vẫn không bị cơ quan chức năng quận Hoàn Kiếm xử lý.

Vỉa hè, lòng đường khu vực phố Bảo Khánh từ lâu nay đã chẳng còn dành cho người đi bộ. Thay vào đó là hàng quán, nơi gửi xe của khách để vào các nhà hàng, quán ăn.

Vỉa hè, lòng đường khu vực phố Bảo Khánh từ lâu nay đã chẳng còn dành cho người đi bộ. Thay vào đó là hàng quán, nơi gửi xe của khách để vào các nhà hàng, quán ăn.

Một điểm trông giữ xe khác tại đầu phố Đinh Lễ giao phố Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Biển trông giữ xe được đặt ngay trên ở lòng đường để khẳng định chủ quyền cho bãi gửi xe của mình. Còn trên vỉa hè thì hàng dài xe máy đỗ, chắn hết vỉa hè.

Một điểm trông giữ xe khác tại đầu phố Đinh Lễ giao phố Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Biển trông giữ xe được đặt ngay trên ở lòng đường để khẳng định chủ quyền cho bãi gửi xe của mình. Còn trên vỉa hè thì hàng dài xe máy đỗ, chắn hết vỉa hè.

Bãi trông giữ xe tại phố Nguyễn Xí (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhận trông cả ô tô và xe máy chiếm dụng hoàn toàn vỉa hè của người đi bộ.

Bãi trông giữ xe tại phố Nguyễn Xí (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhận trông cả ô tô và xe máy chiếm dụng hoàn toàn vỉa hè của người đi bộ.

Còn khu vực vỉa hè trong các khu phố như Bảo Khánh, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Ngô Quyền… cũng bị lấn chiếm không thương tiếc. Tại phố Triệu Quốc Đạt, mặc dù cơ quan chức năng đã có vạch giới hạn cho các bãi trông giữ xe, nhường lại ít nhất 1,5m vỉa hè cho người đi bộ.

Thế nhưng, dường như bỏ qua quy định, các bãi trông xe này vẫn liên tục bành trướng, cho ô tô đỗ chắn ngang vỉa hè, quần thảo lên những tấm đá mới được lát. Tuy không có giấy phép, không có vé xe cũng chẳng có hợp đồng trông giữ phương tiện, thế nhưng người trông giữ xe vẫn khẳng định “chắc nịch” về độ “uy tín” của bãi xe này.

Một nhân viên trông giữ xe tại khu vực ngã ba phố Hai Bà Trưng và Triệu Quốc Đạt cho biết: “Anh phải đưa khóa xe để bọn tôi đánh xe gọn vào, một tháng bọn tôi lấy 2,5 triệu. Hợp đồng thì bọn tôi làm bãi này thì phải đóng tiền ở bên trên hết rồi nên không có hợp đồng”

“Đóng tiền ở bên trên”, chẳng ai có thể kiểm chứng được lời của nhân viên trông giữ xe này, cũng chẳng ai biết người “ở bên trên” là ai. Tuy nhiên có thể khẳng định, nếu không có sự lơ là, buông lỏng quản lý, nếu các cơ quan chức năng của quận Hoàn Kiếm không “mắt nhắm mắt mở” thì các bãi xe lậu quy mô này không thể tồn tại giữa lòng thủ đô trong nhiều năm qua.

Để rồi, các bãi xe lậu này đã in sâu trong tiềm thức của người dân, hành vi “móc túi” người dân vẫn hàng ngày diễn ra ngay trước mắt cơ quan chức năng.

Hải Bằng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

Phòng cháy chủ động hơn nhờ mô hình “Tổ liên gia PCCC”

Phòng cháy chủ động hơn nhờ mô hình “Tổ liên gia PCCC”

Thời gian qua, mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC và Điểm chữa cháy công cộng” được triển khai tại địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội) đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần không nhỏ vào công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Theo dự báo của ngành hàng không, kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 tới đây các cảng hàng không sẽ rất sôi động với lượng hành khách tăng cao đột biến so với ngày thường, riêng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, dự kiến sẽ có khoảng 700.000 lượt hành khách đi và đến trong dịp này.

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.