Công ty Ngân Korea bị phát hiện hơn 5.000 lọ mỹ phẩm lậu
Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện hơn 5.000 lọ mỹ phẩm Hàn Quốc được Công ty Dược mỹ phẩm Ngân Korea mua trôi nổi trên thị trường không có hoá đơn, chứng từ kèm theo.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Có mặt tại khu vực dưới chân cầu vượt đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa, ngay lối vào nhà ga T3, điều dễ dàng nhận thấy là một sự xung đột giao thông liên tục. Dòng xe ô tô được phép đi thẳng vào nhà ga, trong khi xe máy bị chặn lại bởi hàng loạt biển báo cấm.
Chúng tôi quan sát thấy không ít trường hợp người đi xe máy đang di chuyển với tốc độ bình thường bỗng giật mình phanh gấp khi thấy tấm biển "Cấm các phương tiện xe 2 và 3 bánh" hiện ra ngay trước mặt.
Họ ngơ ngác, dừng lại giữa dòng xe, rồi luống cuống tìm cách quay đầu, tạo ra những tình huống cắt mặt cực kỳ nguy hiểm cho chính mình và các phương tiện phía sau.
Đối với anh Bình, một nhân viên văn phòng ngày nào cũng hai lượt đi về qua đây, sự thay đổi này khiến hành trình quen thuộc của anh trở thành một thử thách: "Mình đi tới rồi thấy biển cấm mình ngập ngừng rồi không biết là nên đi tiếp hay nên đi như thế nào? Cũng không biết là có nên đi thẳng hay không?"
Sự lúng túng của anh Bình cũng là cảm giác chung của rất nhiều người. Nhưng sự bất tiện không chỉ dừng lại ở đó. Việc bị cấm đi thẳng hoặc rẽ trái đồng nghĩa với việc người đi xe máy phải chấp nhận một lộ trình thay thế dài hơn rất nhiều.
Với một người đã gắn bó với mảnh đất Tân Bình hàng chục năm như ông Tuấn, việc này thực sự không dễ chịu khi phải di chuyển về nhà với quãng đường xa hơn: “Tự nhiên hôm nay có bảng cấm này nên cũng không để ý không biết, bây giờ muốn đi vòng ngược trở lại thì phải đi lên cầu vượt rồi đi tít xuống dưới kia rồi vòng ngược lại nữa thì khá bất tiện, rất xa”.
Nếu người dân địa phương còn cảm thấy khó khăn, thì với những người lần đầu đến đây còn tệ hơn. Trường hợp của chị Thu là một ví dụ điển hình. Trong tâm trạng vội vã đến sân bay để đón người thân, chị đã rơi vào một tình huống tiến thoái lưỡng nan, vừa bối rối vì không biết đường, vừa lo sợ cho an toàn của bản thân:
“Đây là lần đầu mình đến nhà ga để đón người thân, nên cũng khá lúng túng, không biết là đi lên cầu hay đi thẳng dưới dạ cầu, có biển báo cấm nhưng nếu di chuyển tới nhìn thấy rồi rẽ liền thì rất là nguy hiểm cho mình”.
Có thể thấy, vấn đề không chỉ nằm ở việc người dân chưa quen, mà còn ở chính cách tổ chức giao thông và bố trí hệ thống báo hiệu. Cái "bẫy" giao thông tại đây được hình thành bởi một tiểu đảo khá lớn dưới chân cầu vượt, cùng với các biển báo được đặt ở vị trí mà người điều khiển phương tiện khó có thể phản ứng kịp thời.
Trước những bức xúc và nguy cơ mất an toàn hiện hữu, ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ (Sở Xây dựng TP.HCM) cho biết việc lắp đặt biển báo đã tuân thủ thiết kế được duyệt:
“Trước khi đưa vào hoạt động thì chúng tôi cũng đã tiến hành rà soát và lắp đặt đầy đủ các hệ thống biển báo ở khu vực theo dự án được duyệt. Cùng với đó là cũng cũng đã bổ sung thêm một số các điểm chỉ dẫn, thực hiện công tác tuyên truyền, cụ thể là trong việc mà tổ chức đi lại cho người dân không đi vào nhà Ga T3.
Tuy nhiên thì trong cái quá trình sử dụng thì một số các cái người dân cũng chưa có thói quen, hoặc là cũng chưa chú ý đến biển báo dẫn tới việc không tuân thủ hệ thống biển báo, đặc biệt là xe hai bánh”.
Rõ ràng việc lắp đặt biển báo dựa trên dự án được duyệt. Thế nhưng khi một lượng lớn người tham gia giao thông cùng mắc một lỗi, cùng cảm thấy bối rối tại một địa điểm, thì có lẽ cần phải xem xét lại tính hợp lý và hiệu quả của chính hạ tầng và hệ thống báo hiệu đó.
Trước những bức xúc trên, ông Ngô Hải Đường cho biết thêm về các giải pháp sắp được triển khai: “Vừa qua Sở cũng đã làm việc với bên Công an thành phố cùng với các chủ đầu tư, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để triển khai thực hiện một số giải pháp. Cụ thể như là chúng tôi cũng sẽ cải tạo kiến trúc hình học, lắp đặt dải phân cách, tăng cường hệ thống biển báo, hướng dẫn phân luồng giao thông và tăng cường lực lượng để xử lý vi phạm. Dự kiến thì đối với các giải pháp về liên quan đến hạ tầng thì trong tháng 6 sẽ thực hiện”.
Hy vọng rằng những điều chỉnh dự kiến thực hiện ngay trong tháng 6 tới sẽ thực sự "gỡ rối" cho nút giao thông phức tạp này, để công trình trọng điểm thực sự phát huy hiệu quả, phục vụ người dân một cách an toàn và thuận tiện nhất.
Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện hơn 5.000 lọ mỹ phẩm Hàn Quốc được Công ty Dược mỹ phẩm Ngân Korea mua trôi nổi trên thị trường không có hoá đơn, chứng từ kèm theo.
Trong bối cảnh hệ thống cao tốc Việt Nam ngày càng phát triển, trở thành trục giao thông huyết mạch nối liền các vùng kinh tế trọng điểm, nhu cầu di chuyển bằng ô tô cá nhân, xe tải và xe khách cũng tăng nhanh chóng.
Phản ánh tới đường dây nóng thính giả của VOV Giao thông , nhiều thính giả cho biết tình trạng vi phạm giao thông trên các tuyến cao tốc thường gia tăng mỗi dịp lễ tết.
Thính giả Trà Trần (Bình Lục, Hà Nam) hỏi: “Xin hỏi tôi đang muốn đổi bằng lái xe. Nhưng tôi được biết, theo quy định mới của Bộ Công an áp dụng từ ngày 1/3/2025, có một số trường hợp người dân không được đổi bằng lái. Vậy cụ thể đó là những trường hợp nào?”
Theo Bộ Công an, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự sẽ bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội danh trên tổng số 18 tội danh có hình phạt tử hình của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Bộ đề với 600 câu hỏi sát hạch lái xe do Bộ Công an biên soạn sẽ áp dụng từ 1/6, sửa đổi hoặc bổ sung hàng trăm câu hỏi.
Ngày 30/5/2025, Đảng bộ Ban VOV Giao thông Quốc gia tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030, với chủ đề: Đoàn kết - Trí tuệ - Đột phá - Sáng tạo - Phát triển".