Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Gian nan nguồn lực để kết thúc đại dịch AIDS

Chu Đức - Tuấn Linh: Chủ nhật 27/11/2022, 15:49 (GMT+7)

Trong 9 tháng đầu năm 2022, có 9000 người nhiễm HIV mới phát hiện tại Việt Nam. Đây là con số còn cách rất xa so với mục tiêu phát hiện dưới 1000 người nhiễm mới mỗi năm.

Chỉ tiêu 95 - 95 - 95 (95% người nhiễm HIV biết tình trạng của mình; 95% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV và 95% người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế) vẫn chỉ đạt 1 thông số thứ ba. Những thách thức về nguồn lực và tình hình dịch tễ tại Việt Nam, Việt Nam sẽ làm gì trong Tháng hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS.

Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có một nhóm tiếp cận cộng đồng với tên gọi “Bình Minh”, gồm 10 đồng đẳng viên tập trung tiếp cận nhóm nam quan hệ đồng giới (MSM).         

Theo thành viên của nhóm là Lê Trung Hiếu, đây gần như là cách khả dĩ nhất để tiếp cận với cộng đồng MSM trẻ. Bởi những người này gặp rất nhiều rào cản để được tư vấn, phát hiện và điều trị HIV, như muốn điều trị phải có sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ.         

“Em thấy số lượng MSM vị thành niên đang tăng theo từng năm. Hiện thành phố Vũng Tàu có khoảng 300-400 bạn. Và nó tăng theo cấp số nhân rất nhiều. Khi họ biết nhiễm HIV, sẽ rất hoảng loạn. Tiếp theo, họ phải liên hệ với người nhà. Khác với người bệnh tuổi cao hơn, trẻ vị thành niên vừa chịu áp lực mắc bệnh, lại phải nói sự thật cho gia đình, áp lực nhân đôi với độ tuổi rất nhỏ”, Lê Trung Hiếu cho biết.

Đặc điểm không chung thủy bạn tình, cùng với việc còn quá trẻ, thiếu kỹ năng sống, ít nhận thức an toàn về hành vi tình dục đã khiến cộng đồng MSM trở thành đối tượng có tỉ lệ mắc HIV tăng rất cao trong vài năm trở lại đây.         

Thống kê của Trung tâm HIV/AIDS Bà Rịa-Vũng Tàu cho thấy, từ năm 2020, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM đã lên mức 16,5%, vượt qua cả tỉ lệ của nhóm tiêm chích ma túy, mại dâm.     

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bác sĩ Nguyễn Duy Phong – Phụ trách khoa HIV, Trung tâm y tế TP Vũng Tàu cho biết, việc mất dấu ca bệnh MSM vị thành niên khá thường xuyên, do gia đình bệnh nhân giấu thông tin, tự đi điều trị nơi khác. Do đó, các nhóm đồng đẳng viên trong nội bộ cộng đồng MSM như nhóm “Bình Minh” sẽ là cánh tay nối dài để tiếp cận và triển khai hoạt động tìm ca, dự phòng và điều trị.         

“Trung tâm AIDS sẽ tổ chức tập huấn về kỹ năng cho riêng nhóm này. Chúng tôi cũng mời các bạn nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn từ Sài Gòn về để chia sẻ kiến thức. Những thông tin chúng tôi có thể chia sẻ, nhưng tầm ảnh hưởng thì cần tìm phương thức linh hoạt hơn”, bác sĩ Phong cho biết.      

Theo ông Võ Hải Sơn, Trưởng phòng Giám sát và xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, không riêng Bà Rịa-Vũng Tàu, mà các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và cả ĐBSCL cũng đang là những điểm nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng dịch HIV trở lại. Theo báo cáo trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam ghi nhận 9.000 ca nhiễm mới, trong đó 70% nằm ở những “điểm nóng” vừa nêu.    

Ông Sơn cho biết thêm: “Điều đáng quan ngại nhất là nhóm người QHTD đồng giới nam (MSM) có tỷ lệ nhiễm HIV tăng đều qua các năm. Hiện nay đạt 13%, tăng gấp đôi so với trước đây. Cá biệt một số tỉnh nhóm MSM có tỷ lệ nhiễm HIV lên tới 20%. Cộng đồng MSM hiện nay là con số hoàn toàn bí ẩn và chúng ta không thể ước lượng chính xác được.”         

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại việt nam (2012-2022) - Ảnh tiengchuong.chinhphu.vn

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại việt nam (2012-2022) - Ảnh tiengchuong.chinhphu.vn

Bà Phan Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, dịch tễ học đang có những chuyển dịch từ hình thái lây nhiễm nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm sang đường tình dịch không an toàn.  Nhóm ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm thanh niên trẻ, nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam, nhóm những người chuyển giới và những người chưa hiểu nhiều về những biện pháp dự phòng qua quan hệ tình dục: 

“Đối với công tác dự phòng, không phải dễ dàng để huy động được nguồn lực hoặc huy động được người dân sẵn sàng bỏ chi phí. Vì vậy biện pháp tuyên truyền về hiểu biết rất quan trọng. Chúng tôi cũng mong rằng các tỉnh thành phố với kinh nghiệm là có những nguồn vốn ban đầu cho công tác dự phòng HIV/AIDS thì sẽ tăng nguồn ngân sách và đưa thành tiêu chí cụ thể để giúp cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS được triển khai thuận lợi và hiệu quả, không bị gián đoạn do thiếu kinh phí”.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhận định, khó khăn lớn để đảm bảo chiến lược chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030 với Việt Nam là việc đảm bảo nguồn lực: “Nguồn lực huy động dự kiến vào giai đoạn 2021-2030 mới chỉ đáp ứng 60-70% nhu cầu. Trong bối cảnh tình hình dịch đang có xu hướng phức tạp, số người nhiễm HIV trong báo cáo tăng trong 3 năm trở lại đây. Với 13.000 trường hợp nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm quan hệ tình dục nam đồng giới, nhóm chuyển giới. Một số tỉnh, khu vực vẫn còn nguy cơ cao bùng phát dịch trở lại như Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ.

Nguồn tài chính cho chương trình phòng chống HIV/AIDS vẫn còn phụ thuộc tới gần 50% các dự án quốc tế, nhất là các hoạt động dự phòng lẫy nhiễm HIV hiện quỹ BHYT chưa chi trả. Nội dung chi và mức chi một số hoạt động đặc thù cho chương trình phòng chống HIV/AIDS đã phân cấp cho ngân sách địa phương đảm nhiệm. Tuy nhiên nhiều địa phương còn lúng túng trong việc lập dự toán cũng như phê duyệt. Do vậy, quá trình chuyển giao tài chính cho phòng chống HIV/AIDS trước mắt còn nhiều khó khăn".         

Các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, để thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS, Việt Nam cần tập trung vào 3 trụ cột chính.  

Thứ nhất, đó là triển khai xét nghiệm HIV, phát hiện người dương tính HIV cần điều trị càng sớm càng tốt và phải đạt tới mức dưới ngưỡng ức chế.

Thứ hai, điều trị giảm người tử vong, triển khai các biện pháp dự phòng khác nhau, tập trung vào các nhóm ưu tiên và địa bàn cần ưu tiên để tiết kiệm nguồn lực.

Thứ ba, cần có các giải pháp xây dựng về chính sách pháp luật, về tài chính, công tác về truyền thông, huy động nhân lực, huy động cộng đồng, phối hợp liên ngành và các chiến lược về giám sát dịch để đảm bảo các nghiên cứu, định hướng, đường lối tốt nhất cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

 Khi các địa phương thờ ơ với AIDS

Tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV - Ảnh tiengchuong.chinhphu.vn

Tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV - Ảnh tiengchuong.chinhphu.vn

Sau khi Việt Nam tiến lên nhóm các nước có thu nhập trung bình, các nguồn lực tài trợ quốc tế cho công tác phòng chống HIV/AIDS cũng giảm dần. Thế vào đó, nước ta đã có nhiều nỗ lực nhằm xoay chuyển tỷ trọng từ dựa phần lớn từ quốc tế sang các nguồn tài chính nội lực.

Năm 2018 đánh dấu cột mốc lần đầu tiên tỷ trọng các nguồn tài chính trong nước đã lên đến 51%. Đến năm 2020 là 53%. Hiện nay, con số này duy trì ở mức trên 50%. Trong đó, 17% từ ngân sách địa phương, 7% ngân sách trung ương, 9% Quỹ BHYT, 4% thu từ phí điều trị Methadone, đồng chi trả dịch vụ khám chữa bệnh HIV/AIDS, và 3% từ khu vực tư nhân.

Đây là một cố gắng rất lớn của Việt Nam trong chiến lược phòng chống, tiến tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.

Mục tiêu 95-95-95 mặc dù mới đạt được chỉ tiêu thứ ba, nhưng lại là chỉ tiêu quan trọng nhất. Hiện có tới 96% số người đang điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện. Tức là hễ phát hiện và điều trị được, gần như tất cả người nhiễm HIV sẽ có được chất lượng cuộc sống bình thường, không có nguy cơ lây truyền virus HIV sang bạn tình âm tính qua đường tình dục, và có thể có con.

Hai chỉ tiêu còn lại liên quan tới việc tìm ca và thuyết phục họ đi điều trị, mới chỉ đạt 86% và 80%.

Việc hoàn thành hai chỉ tiêu này lại phụ thuộc rất lớn vào các nguồn lực, mức độ quan tâm, đầu tư đối với công tác phòng chống HIV/AIDS tại các địa phương. Đặc biệt, ngân sách địa phương đang là nguồn lực tài chính trong nước lớn nhất.

Trong một hội nghị mới đây của Cục Phòng chống HIV/AIDS, bên cạnh việc biểu dương các địa phương có phân bổ kinh phí ngân sách địa phương lớn nhất cho giai đoạn 2021 đến 2030, ban tổ chức cũng công khai 12 tỉnh chưa phê duyệt kế hoạch đảm bảo tài chính để kết thúc dịch AIDS trong 10 năm tới.

Các chương trình dự phòng để khống chế số ca mắc mới giữ nguyên như hiện tại (trung bình 10.000 ca/năm) hiện phụ thuộc 53% vào nguồn tài trợ nước ngoài. Nếu các địa phương không sớm quan tâm và phê duyệt phương án tài chính, rất khó để duy trì chứ chưa nói tới mục tiêu cả nước giảm số ca mắc mới hàng năm xuống dưới 1000 ca như đã cam kết.

Trong số các địa phương có biểu hiện “thờ ơ” với AIDS, có cả các tỉnh, thành phố lớn, tập trung rất nhiều khu công nghiệp, chế xuất, với đặc điểm dịch tễ phức tạp, số công nhân tạm trú trên địa bàn biến động cao và có nguy cơ bùng phát dịch AIDS trở lại.

Theo thống kê, toàn quốc có khoảng 220.000 người nhiễm HIV, nhưng ước tính thực sẽ có khoảng 242.000 trường hợp. Như vậy, vẫn còn khoảng 20.000-40.000 người nhiễm HIV ẩn trong cộng đồng, chưa được tìm ra.

Nhiệm vụ “vét” nốt số ca mắc đó, cùng với việc khống chế và giảm dần số ca mắc mới bằng các chương trình dự phòng quả là một thách thức vô cùng lớn với Việt Nam trong chiến lược kết thúc dịch AIDS.

8 năm tới, chúng ta đã cam kết với cộng đồng quốc tế về mục tiêu này. Nhưng hiện tại, vẫn có hàng chục địa phương chưa phê duyệt kế hoạch tài chính.

Trách nhiệm phòng chống và chấm dứt đại dịch cần sự chung tay nỗ lực không chỉ của trung ương, mà cả chính các địa phương.

Chu Đức - Tuấn Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.