Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Giảm tốc độ: Sự ‘lãng phí khủng khiếp’ hay giảm thương vong

Thái Sơn: Thứ tư 20/03/2024, 14:50 (GMT+7)

Vi phạm tốc độ là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông. Giảm vận tốc lưu thông tối đa của phương tiện sẽ góp phần hạn chế thương vong cũng như mức độ nghiêm trọng trong các vụ va chạm. Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ quan điểm này.

Như một thước phim quay chậm, từng đoàn xe nối đuôi nhau bò lên con dốc Penrhys, đoạn đường dài hơn 1km và có độ dốc đứng cao nhất tại thung lũng Rhondda, thuộc xứ Wales. Ở phía bên kia, dòng phương tiện cũng di chuyển chậm chạp, các tài xế phải liên tục nhấn phanh để xe từ từ bò xuống dốc.

Theo tờ Telegraph, những lái xe trên con đường này không đi chậm để chiêm ngưỡng cảnh đẹp thung lũng hay gặp chướng ngại giao thông nào. Họ chỉ đang cố gắng hết sức nhằm tuân thủ biển báo giới hạn tốc độ 32km/h vừa được chính quyền địa phương cắm dọc con dốc.

Quy định giới hạn tốc độ thấp đang gây nhiều tranh cãi (Ảnh: Telegraph)

Quy định giới hạn tốc độ thấp đang gây nhiều tranh cãi (Ảnh: Telegraph)

Đường Penrhys là một trong hàng trăm khu vực tại xứ Wales vừa áp dụng quy định giới hạn vận tốc mới, kiểm soát bằng camera tốc độ. Trong khi những nơi khác vẫn giữ mức 48km/h.

Ông Mark Drakeford, Thủ hiến xứ Wales cho rằng, giảm tốc độ phương tiện sẽ giúp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn cũng như tỷ lệ tai nạn giao thông, khiến đường phố trở nên an toàn hơn, cải thiện sức khỏe và phúc lợi của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh quan điểm ủng hộ, không ít ý kiến phản đối, kêu gọi bãi bỏ quy định này:

“Điều này khiến việc lái xe rất ức chế. Tôi nhận thấy những con đường giới hạn tốc độ thấp thường xuyên ùn tắc”.

“Có khoảng 50.000 người cho rằng đây là ý tưởng tồi và cần phải loại bỏ. Tôi cũng là một trong số đó”.

Chia sẻ quan điểm trên, anh Darrell Ingram, người thường xuyên lưu thông trên đường Penrhys nhận định, giới hạn tốc độ mới là quá chậm. Điều này khiến các phương tiện lên dốc khó khăn, động cơ tạo ra nhiều khí thải hơn và làm tăng tình trạng ô nhiễm môi trường.

Trong khi đó, ông Phil Bullen, Giám đốc điều hành chuỗi nhà thuốc ở Cardiff, thủ phủ xứ Wales cho biết, trước đây việc giao thuốc cho các bệnh nhân nội trú thường thực hiện trong ngày, nhưng giờ không thể làm được vì phải lái xe chậm hơn.

Phóng viên Chris Brown từ Đài CBC News thông tin: “Có bằng chứng thuyết phục cho thấy, việc giảm tốc độ ô tô giúp hạn chế tai nạn giao thông và thương tích lên tới 40%. Tuy nhiên, điều này cũng gây tranh cãi nảy lửa giữa chính quyền và người dân”

Tại khu vực giao lộ Upper Boat, cách Cardiff khoảng 16km về phía Bắc, nhiều biển báo giới hạn tốc độ 32km/h vừa mới dựng đã bị xịt sơn đen khi nỗi bức xúc của người dân tăng cao.Bà Annette Jones, 53 tuổi, một nông dân nuôi cừu sống ở làng Crymych cho biết, quy định mới khiến việc vận chuyển gia súc của bà đối mặt nhiều rủi ro, bởi những con cừu không thể ở trên xe quá lâu.

Jones không tin các nhà chức trách đã nghĩ đến tình cảnh của những người dân như bà khi họ quyết định thay đổi luật.

Đây cũng là quan điểm của Lãnh đạo Hạ viện Anh Penny Mordaunt: “Thay vì nghĩ cách trừng phạt các tài xế ô tô, chính quyền nên tập trung vào việc nâng cấp hệ thống giao thông công cộng”.

Biển giới hạn tốc độ bị xịt sơn đen (Ảnh: Telegraph)

Biển giới hạn tốc độ bị xịt sơn đen (Ảnh: Telegraph)

Được biết, chính quyền xứ Wales đã chi hơn 40 triệu USD để thực hiện việc giảm giới hạn tốc độ xuống 32km/h. Trong khi ước tính, chính sách mới sẽ gây ra sự chậm trễ giao thông và khiến kinh tế khu vực thiệt hại gần 6 tỷ USD.

Bà Natasha Asghar, chính trị gia thuộc Đảng Bảo thủ xứ Wales cho rằng, quy định mới do Đảng Lao động đưa ra gây lãng phí to lớn về thời gian và nguồn lực cho người dân. Việc lái xe chậm sẽ làm các khoản chi phí gia tăng hàng tỷ USD mỗi năm: “Chính sách khắc nghiệt này sẽ bị loại bỏ và lẽ phải cuối cùng sẽ chiếm ưu thế”

Dù đưa ra quy định tranh cãi, nhưng chính phủ do Đảng Lao động lãnh đạo lập luận, bất kỳ mức giảm tốc độ nào cũng đáng khích lệ và tốt cho người tham gia giao thông. Bởi nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc giảm tốc độ với giảm số vụ va chạm và số người bị thương. Cụ thể, số vụ va chạm giao thông sẽ giảm 6% khi tốc độ trung bình giảm 1,6 km/h.

Theo ông Ross Moorlock, Giám đốc tổ chức An toàn đường bộ Brake, mỗi ngày tại Anh có 5 người chết trên các con đường và tốc độ là yếu tố chính trong mọi vụ tai nạn. Lái xe càng nhanh, nguy cơ va chạm càng cao và mức độ nghiêm trọng càng khủng khiếp.

Chia sẻ quan điểm trên, bà Christine Boston, Giám đốc tổ chức từ thiện Sustans giúp người đi bộ và xe đạp dễ dàng hơn nêu quan điểm: “Những ảnh hưởng của việc giảm tốc độ đã bị thổi phồng quá mức. Nhiều bằng chứng cho thấy, các hành trình chỉ chậm hơn chưa đến 1 phút so với trước đây. Rõ ràng điều này không tác động lớn đến việc đi lại”.

Tại Việt Nam, theo quy định hiện hành, tốc độ tối đa cho phép trong khu dân cư áp dụng cho ô tô, xe máy… là 60km/h đối với đường đôi, đường một chiều có từ hai làn trở lên và 50km/h đối với đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe.

Tại một hội thảo tổ chức hồi cuối năm 2023, Ban An toàn giao thông TP.HCM đề xuất nên hạn chế tốc độ trong nội thị là dưới 50km/h và 30km/h tại các khu vực dễ gây tổn thương như chợ, trường học, bệnh viện…

Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, tốc độ xe chạy không phải nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông, mà đến từ ý thức người tham gia giao thông như chạy ẩu, lạng lách, không đúng làn đường. Trong khi đó, việc giới hạn tốc độ trong nội thành không những không giải quyết được vấn đề tai nạn giao thông mà còn gây ùn tắc, kẹt xe, tạo ô nhiễm môi trường do khói bụi xe cộ gây ra.

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Kinh tế Canada trước nguy cơ gặp khó nếu vận tải hàng hoá đường sắt tê liệt vì đình công

Kinh tế Canada trước nguy cơ gặp khó nếu vận tải hàng hoá đường sắt tê liệt vì đình công

Vận chuyển đường sắt có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải, nhất là với một quốc gia có diện tích lớn như Canada. Tuy nhiên, mới đây ngành đường sắt Canada đã đối mặt với nguy cơ tạm ngưng hoạt động do đình công, đe doạ nền kinh tế của quốc gia này.

Hà Nội: Cây đổ la liệt đè vào ô tô, nhiều tuyến phố ngập sâu

Hà Nội: Cây đổ la liệt đè vào ô tô, nhiều tuyến phố ngập sâu

Sau khi Bão số 3 đổ vào Hà Nội đã khiến cho nhiều cây xanh gãy đổ la liệt trên các tuyến phố địa bàn Thủ đô, cùng với nước ngập sâu trên nhiều tuyến đường vào sáng ngày 08/9.

Hà Nội: Gần như tuyến phố nào cũng có cây đổ

Hà Nội: Gần như tuyến phố nào cũng có cây đổ

Sáng nay, sau cơn bão số 3 kéo dài cả ngày hôm qua (07/9), gần như ở khắp các tuyến phố trên địa bàn Thủ đô ngổn ngang cây đổ. Vẫn chưa có thống kê cụ thể về thiệt hại tài sản, tính mạng người dân nhưng có thể nói, cơn bão đã ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của người dân Hà Nội...

“Để anh tìm đường sống, xong anh gọi về. Tắt máy để anh duy trì pin…”

“Để anh tìm đường sống, xong anh gọi về. Tắt máy để anh duy trì pin…”

Đây là câu nói cuối cùng mà bà Mùi được nghe từ chồng mình trước khi cuộc điện thoại ngắn ngủi vụt tắt trong lúc sóng điện thoại gần như tê liệt vì cơn bão YAGI đổ bộ vào Quảng Ninh.

Vỉa hè trồng hoa, xe cộ vẫn... không tha

Vỉa hè trồng hoa, xe cộ vẫn... không tha

Sau khi cải tạo, trên vỉa hè đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có nhiều giàn hoa đẹp vừa tạo cảnh quan độ thị, phục vụ người đi bộ. Nhưng hiện nay tại các vị trí này đang xảy ra một số vấn đề khiến người đi bộ phải thất vọng.

Khẩn trương khắc phục sự cố, sớm cấp điện trở lại sau khi bão đi qua

Khẩn trương khắc phục sự cố, sớm cấp điện trở lại sau khi bão đi qua

Chiều tối ngày 7/9, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên có Công điện hỏa tốc gửi các đơn vị về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại.

Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả bão số 3

Cơn bão số 3 quét qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đặc biệt, hệ thống giao thông bị ảnh hưởng nặng nền với các sự cố về đường xá, biển báo giao thông bị gẫy đổ, xô lệch, ổ gà, hố sụt, ngập nước...