Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Điều này đã khiến không ít người dân, đặt biệt là lao động nghèo, công nhân và sinh viên…phải thắt chặt chi tiêu sinh hoạt để bù đắp vào tiền điện tiêu thụ hàng tháng.
Kể từ ngày 4/5 giá điện giá bán lẻ điện sẽ tăng 3% so với trước đây. Lý giải việc tăng giá điện hiện nay, Ông Bùi Trung Kiên – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty điện lực TpHCM cho biết, do chi phí đầu vào sản xuất điện đã cao hơn giá bán lẻ bình quân. Chính vì thế việc tăng giá bán điện cho các khách hàng là cần thiết để cân bằng tài chính cho ngành điện:
"Nhận thấy giá thành điện sản xuất cao hơn giá bán điện bình quân, cái chênh lệch đầu vào cao hơn đầu ra vì vậy phải cần tăng giá điện để cân bằng tài chính cho ngành điện. Vì vậy chúng tôi cũng đã chuẩn bị sẵn sàng việc tính toán cũng như chốt chỉ số cho các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, còn các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt theo quy định theo hình thức nội suy để đảm bảo an toàn và minh bạch."
Giá điện tăng chỉ 3%, nhưng đối với người dân thì đây không phải là con số nhỏ, bởi theo những người lao động phổ thông, lao động chân tay... hiện ở nhà trọ hay đối với công nhân, người lao động thu nhập thấp thì nỗi lo này luôn canh cánh bên lòng.
Ông Trần Thanh Hùng (ở nhà trọ tại Q.Bình Tân, TPHCM) bày tỏ sự lo lắng khi hóa đơn tiền điện tháng 5 của ông thăng thêm vài chục nghìn: "Giá điện lên ảnh hưởng tới tiền bạc, cuộc sống, con cái đủ thứ hết. Bây giờ có nói gì thì cũng vậy à. Lúc trước chưa có tăng giá thì mình có thể cho con mình ăn sáng 20 nghìn nhưng giờ chi phí nó lên thì mình nhín lại chỉ cho con 15 nghìn thôi."
Cùng nhà trọ với ông Hùng, chị Loan vừa bị mất việc tại công ty PuoYuen. Thu nhập gia đình bị giảm sút giờ đây phải gánh thêm chi phí khi giá điện tăng, nên mọi chi tiêu sinh hoạt chị đều phải thắt chặt:
"Giờ giá ở trên đưa xuống thì tới cuối tháng mình đóng thôi chứ mình đâu biết gì đâu. Giờ khó khăn thì mình tiện tặn lại, cái gì nên dùng thì mình dùng còn không nên thì mình tắt để tiết kiệm. Thường thì 5h bật điện còn bây giờ 6h mình mới bật điện thôi."
Đối với người lao động thu nhập thấp đã khó khăn thì đối với sinh viên đang theo học tại thành phố còn chật vật hơn. Bạn Vĩnh Khang (sinh viên đại học Bách Khoa TP.HCM) phải ‘thắt lưng buộc bụng’ khi hóa đơn tiền điện tăng cao trong tháng 5, mọi chi tiêu sinh hoạt giờ đây điều phải cắt giảm để bù đắp vào tiền điện.
"1Kw điện ở nhà trọ này là 4 nghìn. Tháng này em đóng hơn một trăm nghìn, nhiều hơn mấy chục nghìn, tháng này em dùng cũng nhiều hơn 5-6 chỉ số. Cuộc sống giờ xăng dầu xe cộ tăng thì mấy cái khác nó cũng tăng. Mình sẽ sử dụng những chi tiêu khác ít lại ví dụ như ăn ít lại, mua sắm đồ dùng ít lại thì sẽ dư ra một khoản để mình đóng tiền điện."
Sau khi giá điện vừa được điều chỉnh không lâu thì mới đây Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục đề xuất được chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 1/9/2023 để bù đắp phần nào chi phí tăng thêm do các chi phí đầu vào tăng cao theo quy định, đảm bảo cân bằng tài chính.
Trước đề xuất trên, theo Ông Phạm Ngọc Hưng – Viện Trưởng Viện nghiên cứu phát triển bền vững cho rằng việc tăng giá điện ở lần tiếp theo sẽ gây nên nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận khi nhà nước đang lên kế hoạch giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp và người dân hiện nay:
"Nhà nước và thủ tướng đang lên kế hoạch giảm các chi phí giảm lãi suất, giảm các khoản thu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dân thì ông này lại tăng lên thì tôi nghĩ giống như trống đánh xuôi kèn thổi ngược thì tôi nghĩ cần phải có một ông nhạc trưởng chỉ huy thống nhất, thời điểm nào cho tăng giá hay không tăng giá chứ tôi thấy mạnh ai nấy làm như thế này thì dân người ta rất hoang mang”.
Việc điều chỉnh giá điện như thế nào cho cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ, hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân là “việc của Nhà nước”, nhưng để đảm bảo cân đối và hài hoà thu – chi của gia đình thì lại là việc tối quan trọng của mỗi gia đình. Và giải pháp tốt nhất hiện giờ vẫn chỉ có thể là “tiết kiệm điện, tiết kiệm điện, tiết kiệm điện hơn”.
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Ở một toa tàu nhỏ và đặc biệt mang dáng dấp của Hà Nội xưa được tình cờ bắt gặp trên phố, sẽ đưa bộ hành du hành ngược thời gian về những năm tháng đã cũ với nhiều mảnh ký ức quan trọng đối với cuộc đời người dân Thủ đô một thời.
Liên tục trong những ngày vừa qua trên tuyến cao tốc TP.HCM - Nha Trang đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng gây thương vong cho nhiều người.
Mưa bão, ngập lụt đã khiến nhiều cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp mất trắng. Chính phủ, các ngành và các địa phương cần có những chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sau thiên tai?
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo Luật Nhà giáo. Đáng chú ý, tại dự thảo Luật này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xếp giáo viên mầm non là công việc nặng nhọc và có thể nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi.
Hồ Hoàn Kiếm, không gian văn hóa của gắn liền với nhiều di tích lịch sử. Thế nhưng thời gian qua, những gian hàng liên tục được dựng lên, những chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức vào các ngày cuối tuần hay các gánh hàng rong chèo kéo du khách đã làm xấu đi hình ảnh “trái tim của thủ đô”…
Từ 07/10, Hà Nội áp dụng quy định mới về điều kiện tách thửa, theo Quyết định số 61/2024 vừa được UBND thành phố Hà Nội đã ban hành. Theo đó, tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m2, tăng 20m2 so với quy định hiện hành.