Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Điều này hỗ trợ chỉ số MXV-Index tiếp tục tăng ngày thứ hai liên tiếp, với mức tăng 0,95% lên 2.257 điểm. Cùng với đó, giá trị giao dịch toàn Sở cũng tăng hơn 8,6%, đạt gần 4.400 tỷ đồng.
Giá dầu thô lên mức cao nhất hai tuần
Khép lại ngày giao dịch 18/10, giá dầu WTI tăng 2,14% lên 87,27 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 1,78% lên 91,50 USD/thùng.
MXV cho biết tồn kho dầu Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến trong tuần kết thúc ngày 13/10, kết hợp với lo ngại nguồn cung toàn cầu gián đoạn sau khi Iran kêu gọi cấm vận dầu mỏ đối với Israel đã củng cố lực mua trên thị trường và đẩy giá mặt hàng này lên mức cao nhất hai tuần qua.
Báo cáo hàng tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô thương mại Mỹ đã giảm 4,49 triệu thùng trong tuần trước xuống 419,7 triệu thùng. Trong khi đó, tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất giảm mạnh lần lượt là 2,37 triệu thùng và 3,18 triệu thùng. Xuất khẩu tích cực và nhu cầu mạnh mẽ của các nhà máy lọc dầu đã kéo tồn kho giảm, từ đó hỗ trợ giá dầu.
Cụ thể, xuất khẩu dầu thô của Mỹ trong tuần trước tăng 2,23 triệu thùng/ngày lên 5,3 triệu thùng/ngày. Thông lượng lọc dầu của các nhà máy tại Mỹ tăng 193.000 thùng/ngày lên 15,4 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, tổng sản phẩm cung cấp, thước đo cho nhu cầu, cũng tăng 2,23 triệu thùng/ngày, đạt trung bình 21,9 triệu thùng/ngày.
Đáng chú ý, tồn kho dầu Mỹ tại trung tâm lưu trữ Cushing, Oklahoma, điểm phân phối dầu kỳ hạn của Mỹ, đã giảm 0,8 triệu thùng xuống 21 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2014. Điều này làm dấy lên lo ngại về việc vi phạm mức hoạt động tối thiểu.
Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất trong phiên sau khi Ngoại trưởng Iran, Hossein Amir Abdollahian kêu gọi cấm vận dầu mỏ đối với Israel. Động thái này diễn ra sau vụ nổ lớn tại bệnh viện Al-Ahli al-Arabi ở thành phố Gaza khiến hàng trăm người thiệt mạng. Tuy nhiên, theo Reuters, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không có kế hoạch tổ chức cuộc họp bất thường hoặc thực hiện bất kỳ hành động ngay lập tức nào với lời kêu gọi của Iran.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Jordan, Ayman Safadi, cho biết quốc gia này đã hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Biden cùng với các nhà lãnh đạo của Ai Cập và Palestine, vốn dự kiến tổ chức tại Amman ngày 18/10. Điều này có thể làm giảm khả năng đạt được giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột giữa Israel và Hamas.
Hạn chế từ nguồn cung dầu Nga cũng đã hỗ trợ cho giá trong phiên. Reuters cho biết xuất khẩu dầu thô Urals, Siberian light và KEBCO của Nga qua các cảng biển quan trọng trong tháng 11 có thể giảm khoảng 300.000 thùng/ngày xuống mức 2 triệu thùng/ngày, do các nhà máy lọc dầu trong nước dự kiến tăng công suất khi giai đoạn bảo trì theo mùa kết thúc.
Về phía nhu cầu, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS), thông lượng lọc dầu của Trung Quốc trong tháng 9 đã tăng 12% so với năm trước lên 63,62 triệu tấn, tương đương 15,48 triệu thùng/ngày. Nguyên nhân là do các nhà máy lọc dầu tăng công suất hoạt động để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu vận tải cao trong giai đoạn du lịch Tuần lễ Vàng bắt đầu vào cuối tháng 9.
Loạt dữ liệu kinh tế tích cực hơn dự kiến của Trung Quốc cũng đã củng cố triển vọng tiêu thụ dầu. Cụ thể, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý III/2023 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với dự báo tăng 4,4%. Trong khi đó, sản lượng công nghiệp trong tháng 9 tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức tăng 4,3% như dự báo của giới phân tích.
Giá sắt giảm mạnh do tiêu thụ yếu tại Trung Quốc
Đóng cửa ngày giao dịch 18/10, ngoại trừ bạch kim và quặng sắt, tất cả các mặt hàng kim loại đều tăng giá. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạch kim giảm 1,31% xuống 894,3 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng hai phiên liên tiếp. Trái lại, giá vàng và bạc duy trì đà tăng sang phiên thứ hai. Cụ thể, giá vàng tăng 1,28% lên mức 1.947,69 USD/ounce và giá bạc đóng cửa tại mức 23,09 USD/ounce sau khi tăng 0,33%.
Kể từ khi xung đột giữa Israel-Hamas nổ ra từ hơn 1 tuần trước, nhóm kim loại quý đã phát huy tốt là “hầm trú ẩn” an toàn mỗi khi nền kinh tế gặp biến động.
Tình hình xung đột giữa Israel và nhóm Hamas (kiểm soát Dải Gaza, Palestine) tiếp tục leo thang nghiêm trọng, đặc biệt là sau vụ tấn công vào một bệnh viện ở Dải Gaza khiến hơn 500 người chết. Điều này khiến cho Iran kêu gọi các nước Hồi giáo trừng phạt Israel, làm gia tăng căng thẳng và hỗ trợ cho giá bạc.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX phục hồi trong sắc xanh khi tăng 0,24% lên 3,58 USD/pound. Giá đồng đã tăng mạnh trong phiên sáng do số liệu kinh tế tích cực của Trung Quốc, nhưng suy yếu dần vào cuối phiên trước sức ép từ đồng USD.
Cụ thể, theo số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), tổng sản phẩm quốc nội quý III/2023 của Trung Quốc tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. So với quý trước, GDP quý III tăng 1,3%. Cả hai con số này đều tăng cao hơn so với dự báo của các chuyên gia kinh tế và các tổ chức tài chính lớn trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ và doanh số bán lẻ đều tăng lần lượt là 5,5% và 4,5%, cao hơn so với dự báo của giới phân tích.
Loạt dữ liệu trên đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần vượt qua đáy suy thoái hồi tháng 7. Với vai trò là thước đo sức khỏe của nền kinh tế, giá đồng vì thế cũng được hỗ trợ.
Tuy nhiên, mức tăng của giá đồng thu hẹp vào phiên chiều khi đồng USD tăng mạnh làm giảm sức mua. Hơn nữa, một bộ phận nhà đầu tư cho rằng dữ liệu kinh tế của Trung Quốc mặc dù đã cải thiện, nhưng đà tăng trưởng hiện tại vẫn còn yếu. Điều này đã làm giảm sự lạc quan trên thị trường và làm gia tăng lực bán đồng trong phiên.
Trái lại, giá quặng sắt suy yếu sau hai phiên tăng liên tiếp, chốt phiên tại mức 115,88 USD/tấn sau khi giảm 1,38%, bởi nhu cầu thép sụt giảm tại Trung Quốc.
Dữ liệu chính thức của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy, sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 9 chỉ đạt 82,11 triệu tấn, giảm 5% so với tháng 8 và giảm 5,6% so với một năm trước. Sản lượng thép trung bình hàng ngày trong tháng 9 là 2,74 triệu tấn, thấp nhất kể từ tháng 12/2022. Lý giải cho mức giảm mạnh này, NBS cho biết trong tháng 9, có nhiều nhà sản xuất thép cắt giảm sản lượng do giá nguyên liệu thô cao và nhu cầu tiêu thụ yếu kém.
Hơn nữa, các nhà phân tích đã cảnh báo rằng sản lượng thép của Trung Quốc có thể tiếp tục giảm trong tháng 10, do biên lợi nhuận giảm khiến nhiều nhà máy phải giảm sản lượng.
Trong khi đó, quặng sắt vốn là nguyên liệu đầu vào trong hoạt động sản xuất thép. Do vậy, triển vọng kém lạc quan của ngành thép Trung Quốc cũng kéo theo sự sụt giảm của nhu cầu quặng sắt, gây sức ép lên giá.
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Giờ cao điểm chiều nay (10/9) VOV Giao thông tiếp tục ghi nhận nhiều thông tin về tình hình ngập úng trên nhiều tuyến phố, nhất là các khu vực ven sông Hồng.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.