Metro số 1 tạm dừng chạy tàu do thời tiết xấu
Chiều 27/12, cơn mưa trái mùa kéo dài nhiều tiếng đã làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu metro.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Sáng nay (18/10), Kiểm toán Nhà nước tổ chức Diễn đàn “Phát hiện những nút thắt trong thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Vai trò của Kiểm toán nhà nước” tại Hà Nội.
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ khẳng định, đầu tư công có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp nền kinh tế đạt được các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra trong từng thời kỳ kế hoạch.
Đầu tư công đã và đang tiếp tục đóng vai trò là nguồn vốn mồi, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư. Đặc biệt là các dự án hạ tầng, có tác động lan tỏa tích cực đến sự phát triển của các ngành, các doanh nghiệp.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng Việt Nam giải ngân vốn đầu tư công được trên 40 nghìn tỷ đồng/ tháng. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đạt 50,68%. Trong đó, tỷ lệ giải ngân vốn trong nước đạt 52,33% kế hoạch giao; tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài đạt 28,37%.
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, 9 tháng đầu năm nay, có 8 bộ, cơ quan trung ương và 27 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao, đạt trên 55% kế hoạch Thủ tướng giao. Tuy nhiên vẫn còn 42 bộ, cơ quan trung ương và 26 địa phương giải ngân dưới mức trung bình của cả nước.
Giải ngân vốn đầu tư công còn nhiều bất cập
Từ thực tế quá trình kiểm toán các dự án đầu tư công hàng năm, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra những vướng mắc, tồn tại trong công tác giải ngân vốn đầu tư công như: chưa thực hiện hết số vốn được giao trong năm ngân sách, bố trí vốn cho những dự án chưa đủ thủ tục hoặc kéo dài quá thời gian quy định; Việc bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung; làm ảnh hưởng đến khả năng cân đối vốn của nền kinh tế; không phân bổ hết kế hoạch vốn từ đầu năm,
Ngoài ra, chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư tại một số ngành, địa phương chưa đảm bảo, không xác định rõ nguồn vốn đầu tư, phải thay đổi quy mô, điều chỉnh vốn đầu tư nhiều lần, kéo dài thời gian thực hiện dự án; Tiến độ công tác đền bù. hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư tại hầu hết các dự án chưa đảm bảo.
Trong đó, việc định giá đất, cơ chế đền bù, phương án hỗ trợ tái định cư; việc điều chỉnh, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, … vẫn còn những bất cập về thẩm quyền, trình tự thủ tục; các phương pháp xác định giá đất chưa cụ thể, khó áp dụng trong thực tiễn, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Việc thiếu hụt nguyên vật liệu phục vụ thi công các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm ngành giao thông; giá các nguyên vật liệu có những thời điểm chưa được dự báo, kiểm soát tốt, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình/dự án, tăng chi phí đầu tư.
Những tồn tại của quá trình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công còn nằm ở một số nguyên nhân chủ quan như công tác tổ chức thực hiện còn hạn chế, một số nơi, cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu còn thiếu quyết tâm, chưa sâu sát đôn đốc thực hiện, chưa tập trung dứt điểm xử lý khó khăn, vướng mắc . Quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và rừng để thực hiện các dự án lớn, trọng điểm còn phức tạp, cần báo cáo nhiều cấp, nhiều ngành, gây mất thời gian.
Giải pháp tháo gỡ “vướng” trong giải ngân vốn đầu tư công
Bà Cao Thị Minh Nghĩa, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng, việc nhận diện đúng và xử lý kịp thời các điểm nghẽn trực tiếp và gián tiếp, khách quan và chủ quan là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023.
Bà Minh Nghĩa đề xuất, thời gian tới cần điều chỉnh các quy định pháp lý, giảm thủ tục hành chính cấp phép nguyên vật liệu, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất trồng lúa…Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong các hoạt động liên quan đến thủ tục đầu tư dự án, rút ngắn thời gian góp ý kiến, giải quyết các thủ tục liên quan đến thẩm định. Đặc biệt, việc cần làm ngay là tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương trong việc cung ứng, cấp phép mỏ nguyên vật liệu phục vụ dự án đầu tư công.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, điểm nghẽn nằm ở khâu phân bổ và phê duyệt các dự án đầu tư và một số vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Để giải quyết vấn đề này, Giáo sư Hoàng Cường nhấn mạnh, cần phải hoàn thiện những nút thắt về mặt cơ chế, chính sách trong việc phê duyệt phân bổ dự án, những cơ chế chính sách trong giải phóng mặt bằng và khai thác các mỏ vật liệu và quá trình triển khai.
Nếu mà cứ chờ giải quyết các vấn đề chính sách sẽ rất lâu, cần có những chính sách tức thời, có thể có những quyết định của Chính phủ cho phép giải quyết những vướng mắc ngay lập tức, hoặc cao hơn nữa có thể đề xuất đến Quốc hội có những Nghị quyết đặc thù riêng để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc.
Kết luận Hội thảo, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ nêu ra những giải pháp các chuyên gia đã đề xuất trong hội thảo. Cụ thể: tiếp tục rà soát để xử lý triệt để những bất cập, hạn chế, những xung đột, chồng chéo cũng như những khoảng trống trong pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan, trong đó cần tập trung một số vấn đề như việc phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm; công tác định giá đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; công tác quy hoạch; trình tự, thủ tục; cơ chế, chính sách thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư...
Ngoài ra, nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn đầu tư công; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu giá, thu tiền sử dụng đất; thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các nguồn vốn vay ưu đãi, tài trợ, viện trợ. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác dự báo, phối hợp, xây dựng, phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, hàng năm đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; điều chỉnh kế hoạch vốn đảm bảo kịp thời, linh hoạt.
Đặc biệt, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với công tác giải ngân, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, bảo đảm đầu tư công được công khai, minh bạch, hiệu quả./.
Chiều 27/12, cơn mưa trái mùa kéo dài nhiều tiếng đã làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu metro.
Theo quy định mới, từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe. Đồng thời, mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non, học sinh.
Tình trạng lây nhiễm HIV đang gia tăng trong nhóm đối tượng nam thanh niên, giới trẻ, nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới) ... Điều này có thể là một thách thức cho mục tiêu Chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 của Việt Nam.
Ngay trong quý I năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thành lập Tổ công tác với sự tham gia của 5 quận, các chuyên gia trong lĩnh vực chất thải rắn sinh hoạt và các đơn vị duy trì vệ sinh môi trường để thực hiện kế hoạch phân loại rác tại nguồn.
Ngoài hỗ trợ về vật chất, lực lượng chức năng địa phương đã huy động thêm nguồn lực để giúp đỡ gia đình các nạn nhân bị ảnh hưởng trong vụ cháy.
Nằm giữa lòng Hà Nội, cửa hàng làm bút lông thủ công trên phố Thuốc Bắc vẫn còn giữ được những nét xưa cũ. Thời xưa khi xã hội dùng nhiều bút lông, đây cũng từng là một nghề giúp thị dân giàu có. Qua biến thiên thời gian, nghề làm bút lông thủ công ngày nay ở phố cổ như thế nào?
Sau 15 tháng thi công 3 ca 4 kíp, vượt nắng thắng mưa, chỉ bàn làm không bàn lùi thì dự án nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành được 83% tổng khối lượng thi công, đến thời điểm này các mốc tiến độ đề ra đều hoàn thành hoặc sớm hơn kế hoạch.