Sẵn sàng nhận chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao
Chiều 30/11, với 92,48% đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
PV VOV Giao thông đã trò chuyện với người dân sinh sống trong khu vực đường Lĩnh Nam để hiểu rõ hơn về tình hình giao thông hiện tại trên tuyến đường này!
Tôi là Phạm Văn Tuấn, tôi ở 201 đường Lĩnh Nam, trước tiên tôi xin gửi lời chào tất cả đến khán giả!
Em tên là Trần Thị Ngọc Bích, sinh viên trường đại học Xây dựng Hà Nội!
Hàng ngày di chuyển qua tuyến đường Lĩnh Nam anh Tuấn và bạn Bích thấy áp lực giao thông trên tuyến đường này như thế nào?
Anh Tuấn: Tôi ở đây cũng được 17 năm rồi, nên tuyến đường này tôi rất hiểu rõ. Thứ nhất là cái đường nó rất hẹp và hai nữa đường xấu, gồ ghề, nên là phương tiện giao thông đi lại nó rất khó khăn, nhất là giờ cao điểm mà thậm chí có khi tắc đến 2 tiếng đồng hồ.
Bắt đầu từ 107 Lĩnh Nam cho đến chân cầu Thanh Trì. Mới lại khu vực hay ùn tắc nhất là chỗ ngã ba Vĩnh Hoàng, rất nhiều xe container đi lại chở hàng hóa mà mỗi khi quay đầu nó ảnh hưởng đến giao thông ít nhất là nửa tiếng đến một tiếng tại khu vực đó.
Ngọc Bích: Có những hôm em đi thì tắc, bị đông, nhiều xe. Hôm em tắc ở chỗ ngã 3 cực kỳ nhiều xe, khó di chuyển, rất lâu mới về đến điểm em mong muốn. Hôm em tắc đó thì thật sự là quá tải, ô tô, xe máy, xe đạp đều đi chung một con đường, rất khó di chuyển.
Anh Tuấn đã ở trên tuyến đường này thời gian rất lâu rồi ạ, theo quan sát của anh vì sao tuyến đường Lĩnh Nam lại có áp lực giao thông lớn như vậy ạ?
Anh Tuấn: Tuyến đường Lĩnh Nam này nối từ chỗ Tam Trinh vào, đoạn đấy trước tiên ở Tam Trinh vào chỗ trường học đấy, giờ cao điểm vào buổi sáng và buổi chiều chỗ đó thường xuyền bị ùn tắc do tuyến đường hẹp, và khi đón các cháu thì rất là tắc.
Điểm thứ 2 là Vĩnh Hưng và khu Công nghiệp Vĩnh Hoàng ra đường Lĩnh Nam. Hai đoạn đó rất gần nhau, nên là mỗi một khi tất cả 3 hướng đi lại giao nhau đó thì nó rất là tắc khu vực.
Còn khu vực cuối đường Lĩnh Nam rơi vào cung giờ cao điểm như là buổi sáng và buổi chiều, từ vành đai trên cao xuống, rồi dốc Thúy Lĩnh xuống, Lĩnh Nam ra, chỗ Nam Dư ra là điểm đó cũng rất hay ùn tắc vào lúc cao điểm, nhất là buổi tối.
Như anh Tuấn chia sẻ, có thể thấy đường Lĩnh Nam có áp lực giao thông lớn. Vâng, anh Tuấn muốn bổ sung thêm thông tin, mời anh!
Anh Tuấn: Cái bất cập ở khu vực này có cái chợ ở chỗ Vĩnh Hưng đi ra, đi xe ô tô rất chậm chạp ở khu vực đó. Mà các xe tránh nhau va vào nhau nhất là ô tô hay tạt vào thì va vào xe máy. Còn khu thứ 2 là khu chỗ chợ Lòng Thuyền, buổi sáng đoạn đó cũng thường xuyên bị tắc, không phải bị kẹt cứng lại nhưng người dân đi qua lại mua bán chỗ đó rất là nhiều nên là các phương tiện đi rất đông đúc, chậm, không thể nào đi nhanh được nếu như có công việc gì đột xuất.
Theo lượng dân ở khu chung cư đường Lĩnh Nam này thì chỗ 87 Lĩnh Nam, khu Vĩnh Hoàng, chỗ 282 Lĩnh Nam thì lượng người khi đổ bộ xuống rất đông, lúc tan tầm ý.
Về phía Bích, sau khi nghe anh Tuấn chia sẻ thông tin giao thông tại đường Lĩnh Nam, bạn còn thấy tuyến đường này có vấn đề gì không ạ?
Ngọc Bích: Em đi bằng xe buýt. Đôi lúc chắc do tắc quá xe buýt đến khá lâu, em chờ khá lâu. Em cảm thấy cũng khó đi vì toàn phải đi xuống lòng đường, người đi bộ thì che ô ý anh, thì phải đi xuống lòng đường, người đằng sau khó nhìn đường nữa.
Anh Tuấn: Học sinh hôm thì được đứng ở trên, hôm nếu mà lượng như buổi sáng và chiều thường thường toàn đứng ra chỗ lòng đường để lên xe buýt, thế nên lượng phương tiện đi lại chỗ đấy rất nguy hiểm khi người đón xe buýt đi vào các tuyến, các cung giờ cao điểm như thế này.
Trước tình hình giao thông hiện tại trên tuyến đường Lĩnh Nam, anh Tuấn và bạn Bích có mong muốn, đề xuất gì?
Anh Tuấn: Bây giờ cái mong muốn của tôi và cũng như người dân khu vực này rất mong muốn đường phố Lĩnh Nam sẽ đẹp và thông thoáng như các tuyến phố khác, phải có biện pháp để quản lý tuyến đường này.
Chẳng hạn như người buôn bán không được buôn bán vỉa hè, lấn chiếm lòng đường. Tôi rất mong muốn rằng sẽ có tuyến đường thông thoáng, đẹp, đi hàng ngày lái xe không bị tắc. Là một người dân tôi mong muốn sẽ được như thế.
Ngọc Bích: Em mong muốn đường Lĩnh Nam sẽ được mở rộng to, đẹp hơn để phương tiện đi lại dễ dàng hơn, đỡ tắc. Các địa điểm chờ xe buýt các quán mở ít lại, hạn chế lại để có thể chờ xe buýt và xe buýt di chuyển nhanh hơn.
Rất cảm ơn anh Tuấn và bạn Bích đã tham gia cuộc trò chuyện của VOV Giao thông.
Dự kiến tháng 6/2025, quận Hoàng Mai, Hà Nội sẽ tổ chức khởi công xây dựng đường Lĩnh Nam. Tuyến đường này được mở rộng trên cơ sở đường hiện có, với 2 đoạn có mặt cắt ngang lần lượt là 22,5m và 40m. Đến thời điểm này, người dân, người tham gia giao thông cũng mong rằng dự án sớm được triển khai để tuyến đường Lĩnh Nam to đẹp hơn, chịu được áp lực giao thông hiện tại.
Còn trước mắt, người dân cũng mong rằng, cơ quan chức năng có phương án giải tỏa tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường này!
Chiều 30/11, với 92,48% đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Ngõ Trạm bây giờ thực chất chỉ là một nhánh nhỏ của Ngõ Trạm "gốc" xưa kia, bây giờ là phố Hà Trung. Ngõ bắt đầu từ bên hông chợ Hàng Da, lối ngã ba một bên là phố Hà Trung, kéo ra đến đường Phùng Hưng, con ngõ không dài lắm, nhưng khá rộng rãi...
Có nhiều nguyên nhân khiến hành khách chưa thật mặn mà với phương tiện vận tải hành khách công cộng, như: Chất lượng dịch vụ chưa cao; Lộ trình không phù hợp; Thời gian chờ xe buýt ở nhiều tuyến còn kéo dài...
Dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa được khởi công cuối năm 2022, với tổng mức đầu tư 4.848 tỉ đồng dự kiến hoàn thành vào tháng 10 năm nay. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại tiến độ thi công công trình vẫn gặp vướng vì mặt bằng thi công.
Sau hơn nửa năm thông xe, rác thải đã xuất hiện tại cầu thép mới nút giao Mai Dịch trong thời gian dài mà không được thu dọn.Hãy cùng VOV Giao thông trò chuyện với người tham gia giao thông về tình trạng này để tìm hiểu những băn khoăn của họ.
Chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết), Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).
Ở đất Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang có một lăng mộ đã gần 100 năm tuổi được giới chuyên gia khảo cổ định giá …3000 lượng vàng. Câu chuyện về ngôi mộ “độc nhất vô nhị” được râm ran kể trong những lúc “trà dư tửu hậu” nhanh chóng thu hút nhiều nhà sử học, du khách đến tham quan, nghiên cứu.